Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Triết lý Tam Pháp Ấn và những ứng dụng trong thực tiễn

Tam Pháp Ấn có nghĩa là ba sắc thái đặc biệt, là ba khuôn dấu của chính pháp, hay ba nguyên lý hoặc ba nguyên tắc đúng đắn, không có lý do nào đảo ngược được.

Ứng dụng Tam Pháp Ấn trong tu tập

Một trong những tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hệ thống triết học Phật giáo chính là giáo lý “Tam pháp ấn” với nội dung là vô thường, khổ và vô ngã. Theo nghĩa cái gì vô thường thì ẩn chứa khổ đau và cái gì vô thường, khổ đau cũng đều mang tính chất vô ngã. Tam Pháp Ấn thường được giải thích là ba dấu ấn hay ba khuôn dấu của các pháp. Vì thế, Tam Pháp Ấn chính là cơ sở, là tiêu chuẩn để định hướng, phân định nội dung giáo lý ấy có phù hợp với triết lý giải thoát từ kim khẩu Phật nói ra hay không. Ánh sáng của Tam Pháp Ấn giúp mọi người nhận thức được đúng đắn về bản chất của mọi sự hiện hữu trong cuộc sống. Trong triết lý vô thường, khổ và vô ngã, thì vô thường bị che án bởi tính tương tục. Bản chất của khổ cũng vậy, bị che án bởi việc thay đổi sang một hình thức khác. Còn đặc tính của vô ngã thì bị che án bởi sự nhận thức rằng các pháp hay mọi vật là một hình thể cố định (nguyên khối).

Tam Pháp Ấn có tác dụng xác định tính chính thống và đích thực của giáo lý đạo Phật nhằm đảm bảo mọi suy tư, ngôn thuyết, diễn giải, thực hành của người Phật tử không vượt ra ngoài mục tiêu giải thoát mà đức Thế Tôn giảng dạy. Tất cả giáo lý không có ba dấu ấn, ba sắc thái đặc biệt ấy đều không phải là giáo lý của đức Phật.

Tam Pháp Ấn có nghĩa là ba sắc thái đặc biệt, là ba khuôn dấu của chính pháp, hay ba nguyên lý hoặc ba nguyên tắc đúng đắn, không có lý do nào đảo ngược được.

Tam Pháp Ấn có nghĩa là ba sắc thái đặc biệt, là ba khuôn dấu của chính pháp, hay ba nguyên lý hoặc ba nguyên tắc đúng đắn, không có lý do nào đảo ngược được.

Tam Pháp Ấn là gì?

Thực tế, trong cuộc sống này, ngoài con người ra còn có vũ trụ bao la và sức mạnh của thiên nhiên trong trời đất. Và khi con người đứng trước vũ trụ bao la ấy thấy mình thật là nhỏ bé và yếu đuối như những cây lao, cây sậy phất phơ trong gió. Với những gì thay đổi trong trời đất xa xưa không ai hiểu được như: đau ốm, bệnh tật, đói khổ, thiên tai lũ lụt, dịch bệnh… không ai biết được nguyên nhân vì sao, cứ nghĩ rằng chắc có những vị thần linh nào làm nên việc này. Cho nên từ đó, các tôn giáo hoặc triết lý ra đời để tôn thờ cho các vị thần linh ấy che chở, hoặc giải thích theo sự hiểu biết của riêng mình. Con người có trí óc suy tưởng, tư duy, nhờ có những tư tưởng mà phán đoán, suy luận nên tự biết mình còn có sự kém khuyết, có những lỗi lầm do thân, khẩu, ý tạo ra vô lượng tội lỗi nghiệp chướng, rồi phải chịu quả báo vay trả trong nhiều đời nhiều kiếp. Vì vậy, con người mới có ý thức nỗ lực khắc phục những lỗi lầm ấy để tiến lên chỗ cao đẹp hơn, biết so sánh, đối chiếu thiện ác, tốt xấu… để phấn đấu vươn lên. Đức Phật dạy rằng chúng sinh vì bởi một niệm bất giác vô minh nổi lên, rồi cố chấp vào cái giả tưởng ấy cho là thật, lúc bấy giờ có ngã và pháp, từ chỗ ngã và pháp ấy rồi cố chấp cho là thật ngã, thật pháp nên phải chịu trôi lăn lên xuống trong ba cõi, sáu đường.

Về triết lý Tam Pháp Ấn

Theo nghĩa chung nhất, “Pháp” là phương pháp hay nguyên tắc, là phép tắc, là chính pháp. Còn “Ấn” là chiếc ấn hay khuôn dấu. Như vậy, Tam Pháp Ấn có nghĩa là ba sắc thái đặc biệt, là ba khuôn dấu của chính pháp, hay ba nguyên lý hoặc ba nguyên tắc đúng đắn, không có lý do nào đảo ngược được. Đây là ba đặc tính của tất cả mọi hiện hữu bao gồm vô thường, khổ, vô ngã. Giáo lý này có một vị trí đặc biệt vô cùng quan trọng trong Phật giáo, vì nó phản ánh chân thật bản chất của con người và vạn hữu. Tam Pháp Ấn có tác dụng xác định tính chính thống và đích thực của giáo lý đạo Phật nhằm đảm bảo mọi suy tư, ngôn thuyết, diễn giải, thực hành của người Phật tử.

 Pháp ấn thứ nhất là vô thường, là sự không bền vững, sự thay đổi, sinh khởi, hóa thành, hoại diệt, là sự xoay chuyển không ngừng của sự vật hiện tượng. Sự hiện hữu của xác thân vật lý của chúng ta, sự nhận thức, tình cảm của chúng ta (tâm thức) và cả hoàn cảnh xung quanh ta luôn luôn chịu sự tác động của vô thường. Mọi sự vật trong thế giới hiện tượng từ các vật thể lớn cho các vật thể nhỏ như nguyên tử, proton… luôn luôn biến chuyển, thay đổi liên tục.

Ánh sáng của Tam Pháp Ấn đem lại cho chúng ta một nhận thức đúng đắn về bản chất mọi sự hiện hữu trong cuộc sống.

Ánh sáng của Tam Pháp Ấn đem lại cho chúng ta một nhận thức đúng đắn về bản chất mọi sự hiện hữu trong cuộc sống.

Pháp môn niệm Phật trong lời dạy của HT. Thích Trí Tịnh

Pháp ấn thứ hai là khổ (Dukkha), danh từ trong tiếng Phạn có nghĩa thông thường là khổ đau, đau đớn, buồn hay sự cơ cực. Nhưng khổ trong pháp ấn thứ hai này có một triết lý sâu sắc hơn, hàm chứa những nội dung rộng lớn hơn, nhiều hơn và chữ Dukkha ở đây mang ý nghĩa của Diệu Đế thứ nhất trong Tứ Diệu Đế.

Pháp ấn thứ ba là vô ngã, nghĩa là không có một bản chất trường tồn bất biến, không có một chủ thể tuyệt đối, không có linh hồn bất diệt, không có đấng sáng tạo vĩnh cửu. Vì sự vật đều do nhân duyên sinh, sự hiện hữu của mỗi sự vật, mỗi chúng sinh là sự hiện hữu trong tương quan, do tác động nhân duyên mà tạo thành.

Như vậy, Tam Pháp Ấn có nghĩa là ba sắc thái đặc biệt, là ba khuôn dấu của chính pháp, hay ba nguyên lý hoặc ba nguyên tắc đúng đắn, không có lý do nào đảo ngược được. Đây là ba đặc tính của tất cả mọi hiện hữu bao gồm vô thường, khổ, vô ngã. Giáo lý này có một vị trí đặc biệt vô cùng quan trọng trong Phật giáo, vì nó phản ánh chân thật bản chất của con người và vạn hữu. Trong ba đặc tính: vô thường, khổ và vô ngã thì đặc tính cuối cùng là dấu ấn đặc biệt nhất trong triết lý Phật giáo. Hay nói cách khác, Tam Pháp Ấn là ba đặc điểm nổi bật nhất của Phật giáo, là ba dấu ấn xác định, chứng nhận tính chính thống của giáo lý đạo Phật để phân định sự khác biệt với các tôn giáo khác.

Những ứng dụng trong thực tiễn của triết lý Tam Pháp Ấn

Triết lý Phật giáo không nâng đỡ sự ngu si, sợ hãi và dục vọng, mà cốt là làm cho con người giác ngộ bằng cách trừ khử và tiêu diệt chúng, đánh vào tận gốc rễ của ngu si và sợ hãi ấy. Có hai ý tưởng ăn sâu vào tâm lý con người, đó là tự vệ và tự tồn. Vì tự vệ, con người đã tạo ra Thượng đế, và vì muốn tự tồn, người ta đã tạo ra ý tưởng về một linh hồn bất tử hay Ngã. Đại đa số chúng ta trong cuộc đời đều sợ giáo lý vô ngã, nhất là các tôn giáo theo thuyết hữu ngã, họ sợ sẽ không còn cái “Tôi hay Ngã” để cảm thọ, và hưởng thụ hạnh phúc của cuộc đời. Nhưng triết lý Phật giáo về vô ngã có công năng xua tan bóng tối của tà tín, mê lầm, ngu si, sợ hãi, khước từ mọi hệ lụy do ngã chấp đem lại, dập tan mọi lý thuyết thần quyền… giúp cho ánh sáng trí tuệ phát sinh, bình an và giải thoát.

Triết lý Tam Pháp Ấn (vô thường, khổ, vô ngã) đã đem lại luồng sinh khí mới cho xã hội loài người, đã mở ra một lối thoát cho con người trước những bế tắc, những khủng hoảng về xã hội, về tư tưởng, về triết học và về đạo đức theo lối tư duy hữu ngã.

Triết lý Tam Pháp Ấn (vô thường, khổ, vô ngã) đã đem lại luồng sinh khí mới cho xã hội loài người, đã mở ra một lối thoát cho con người trước những bế tắc, những khủng hoảng về xã hội, về tư tưởng, về triết học và về đạo đức theo lối tư duy hữu ngã.

Theo Phật xuất gia truyền thừa Phật pháp

Giáo lý Tam Pháp Ấn có thể áp dụng vào trong đời sống hiện tại, khi mà nhân loại đang có xu hướng giáo dục con người sống có lý tưởng vị tha vì hạnh phúc cho số đông, vì hòa hợp, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau, sống chung trong một thế giới hòa bình, văn minh và cùng nhau phát triển. Giáo dục con người theo lối nhìn của Tam Pháp Ấn sẽ giúp cho họ nhận thức đúng đắn về thực tại, về mối liên hệ giữa cá nhân với cộng đồng và với môi trường thiên nhiên cũng như xã hội. Với cái nhìn vô ngã sẽ giúp cho con người phát triển đức tính khiêm cung, điềm đạm, tôn trọng, tha thứ và yêu thương, sống một đời sống vị tha, không bảo thủ, không ích kỷ tham lam. Nhờ thấy như thật về thật tướng của sự vật hiện tượng, giúp con người đi ra khỏi hoang tưởng, mê tín và xóa bỏ tư duy hữu ngã vốn từ lâu ngự trị trong nhận thức và đời sống của nhân loại, đồng thời thiết lập một ý thức hệ nhân bản, tiến bộ, một nhân sinh quan đúng đắn, phù hợp với chân lý.

Tam Pháp Ấn ngày nay đã không còn xa lạ với mọi người trong xã hội. Ứng dụng triết lý này vào đời sống thực tại, chúng ta sẽ nhận biết được bản chất của con người và thế giới để từ bỏ những chấp thủ mê muội về một đấng quyền năng siêu nhiên hay một linh hồn trường cửu. Với tuệ giác vô ngã, chúng ta sẽ không còn vướng vào những mê muội, sợ hãi của ngã chấp, xua tan bóng tối thần quyền, sống một cuộc đời tự tại siêu thoát. Nhận thức được Tam Pháp Ấn, hành giả sẽ trân quý thời gian, nỗ lực chuyển hóa, thăng hoa, từ bỏ đời sống ích kỷ kiêu ngạo, thiết lập một đời sống vị tha bao dung hòa hợp, phụng sự cho nhân loại một cách trọn vẹn nhất.

Ánh sáng của Tam Pháp Ấn đem lại cho chúng ta một nhận thức đúng đắn về bản chất mọi sự hiện hữu trong cuộc sống. Khổ, vô thường, vô ngã không đưa con người đến thế giới bi quan, yếm thế, tiêu cực mà là một thực trạng, một vấn đề phổ biến trong kiếp sống nhân sinh. Có nhận thức được khổ, con người mới tìm đến hạnh phúc an vui. Để đến với đời sống hạnh phúc, con người phải nhận thức rõ sự vô thường, giả tạm, không có một chủ thể tồn tại bất diệt, rồi từ đó ta tiến hành xả ly mọi tham ái, chấp trước, mỗi con người sống với cái nhìn vô ngã thì khổ đau, phiền não đều tan theo mây khói, đời sống trở nên thuần thiện, an lạc, hạnh phúc. Nó không dừng lại ở đây mà cần phải giáo dục, khuyến khích con người, xã hội từ bỏ tư duy hữu ngã, sống theo tinh thần vô ngã. Nếu mọi người đều thực hiện theo bức thông điệp ấy thì chắc chắn xã hội đó sẽ trở thành cực lạc nhân gian. Đây cũng chính là thực tiễn của Tam Pháp Ấn.

Với triết lý Tam Pháp Ấn sẽ giúp cho chúng ta nhận thức đúng, có chính kiến đối với các hoạt động tâm – sinh – vật lý của bản thân và của cuộc đời.

Với triết lý Tam Pháp Ấn sẽ giúp cho chúng ta nhận thức đúng, có chính kiến đối với các hoạt động tâm – sinh – vật lý của bản thân và của cuộc đời.

Người tu nên chọn pháp môn phù hợp với căn cơ của mình

Kết luận

Như vậy, triết lý Tam Pháp Ấn (vô thường, khổ, vô ngã) đã đem lại luồng sinh khí mới cho xã hội loài người, đã mở ra một lối thoát cho con người trước những bế tắc, những khủng hoảng về xã hội, về tư tưởng, về triết học và về đạo đức theo lối tư duy hữu ngã. Đem đến cho con người cái nhìn mới về nhân sinh quan, phát huy tiềm năng sẵn có để cải tạo xã hội ngày một văn minh và tốt đẹp hơn. Với triết lý Tam Pháp Ấn sẽ giúp cho chúng ta nhận thức đúng, có chính kiến đối với các hoạt động tâm – sinh – vật lý của bản thân và của cuộc đời. Chừng nào mọi suy tư của con người còn bị ràng buộc trong các ý niệm về sự thường trú vĩnh hằng của tự ngã và các pháp chấp sai lầm, khi đó Tam Pháp Ấn vẫn còn giá trị và hiện hữu giữa cõi đời.

Tài liệu tham khảo:

1. Ban biên dịch Đạo Uyển (2016), Từ điển Phật học, Nxb. Tôn giáo.

2. Đoàn Trung Còn (2015), Phật học từ điển, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Thích Đạo Quang (1996), Đại cương Triết học Phật giáo, Nxb Hương Sen.

4. Thích Thiện Hoa (2018), Phật học Phổ thông, Nxb. Tôn giáo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Nghiên cứu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Nghiên cứu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Nghiên cứu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Xem thêm