Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 13/05/2022, 10:23 AM

Tám Pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Có tám bộ chúng, các thầy nên biết. Thế nào là tám? Đó là chúng Sát-lợi, chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng giả, chúng Sa-môn, chúng Tứ thiên vương, chúng trời Ba mươi ba, chúng Ma vương, chúng Phạm thiên.

Mùa Đản sinh về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen và nghe ra âm ba quen thuộc “Ta là bậc tối tôn, tối thượng ở đời” (Thiên thượng thiên hạ duy ngã vi [độc] tôn).

Sự ra đời cũng như tuyên ngôn của Phật đản sinh, bậc vĩ nhân giác ngộ thật khác lạ với người thường. Kinh tạng Pàli ghi nhận sự kiện này là “hi hữu, vị tằng hữu”, hiếm có, chưa từng có: “Bồ-tát khi sanh ra, này Ananda, Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: ‘Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa’. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn” (Trung bộ III, số 123, kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp). Kinh Trường bộ I (số 14, kinh Ðại bổn) cũng ghi nhận tương tự, vì “Pháp nhĩ là như vậy”.

Pháp thoại dưới đây, Thế Tôn cũng xác quyết “Ta đi một mình không bạn bè, cũng không ai ngang hàng, ở trong ấy tối tôn, cũng không người sánh bằng”.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có tám bộ chúng, các thầy nên biết. Thế nào là tám? Đó là chúng Sát-lợi, chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng giả, chúng Sa-môn, chúng Tứ thiên vương, chúng trời Ba mươi ba, chúng Ma vương, chúng Phạm thiên.

Đức Phật - Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tỳ-kheo nên biết! Từ trước đến nay Ta đi vào trong chúng Sát-lợi, cùng họ chào hỏi, nói năng đàm luận, cũng không người nào bằng Ta. Ta đi một mình không bạn bè, cũng không ai ngang hàng. Ta ít muốn biết đủ, niệm không lầm loạn, thành tựu giới, thành tựu chánh định, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu đa văn, thành tựu tinh tấn.

Lại tự nhớ nghĩ, Ta vào trong chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng giả, chúng Sa-môn, chúng Tứ thiên vương, chúng trời Ba mươi ba, chúng Ma vương, chúng Phạm thiên vương, cùng họ chào hỏi nói năng đàm luận, Ta đi một mình không bạn bè, cũng không ai ngang hàng, ở trong ấy tối tôn, cũng không người sánh bằng. Ta ít muốn biết đủ, ý không lầm loạn, thành tựu giới, thành tựu chánh định, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu đa văn, thành tựu tinh tấn.

Bấy giờ, trong tám bộ chúng, Ta đi riêng một mình không bạn bè, vì bao chúng sanh làm tàng che lớn. Khi ấy tám bộ chúng không thể thấy đảnh, cũng không dám nhìn mặt, huống gì cùng luận nghị. Vì sao? Vì ta cũng không thấy trong cõi Trời, cõi Người, trong chúng Ma hoặc Thiên ma, chúng Sa-môn, Bà-la-môn có ai có thể thành tựu tám pháp này, trừ Như Lai không kể. Cho nên Tỳ-kheo! Nên tìm phương tiện thực hành tám pháp này. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 42.Bát nạn [2], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.133)

Lời bàn: 

Rõ ràng, vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập không phải dựa vào thần lực hay các năng lực siêu nhiên mà đó chính là sự kết tinh của tu tập Giới Định Tuệ và thành tựu giải thoát. Chính nhờ “Ta ít muốn biết đủ, ý không lầm loạn, thành tựu giới, thành tựu chánh định, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu đa văn, thành tựu tinh tấn” đã hình thành nên vị thế “không ai ngang hàng, ở trong ấy tối tôn, cũng không người sánh bằng” của Thế Tôn.

Tám pháp kể trên đã đưa Thế Tôn lên hàng tối tôn, tối thượng trong chư thiên và nhân loại. Hàng đệ tử Phật muốn bước lên địa vị làm thầy của trời người thì cần thành tựu tám pháp ấy. Vì thế, “Nên tìm phương tiện thực hành tám pháp này. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này” là lời dạy thâm thiết mà hàng hậu học luôn khắc cốt ghi tâm và ứng dụng thực hành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm