Công hạnh chuyển Pháp luân của Đức Phật - Công hạnh tối thượng
Hết thảy mười hai công hạnh của Đức Phật siêu việt không thể nghĩ bàn, song quan trọng hơn hết vẫn là Công hạnh Chuyển bánh xe Pháp. Đây được coi là “Công hạnh Tối thượng” bởi nương vào giáo pháp do Đức Phật thuyết giảng, chúng sinh có thể được giải thoát.
Nếu Đức Phật không giảng Tứ Diệu Đế trong lần thuyết pháp đầu tiên, sẽ không thể có các vị A La Hán (người đã thực hành và tự thân giải thoát), càng không thể có các Bồ Tát (bậc giác ngộ vì lợi ích chúng sinh).
Những công đức và phẩm hạnh giác ngộ chỉ có thể tích lũy được nhờ nỗ lực tự thân suy ngẫm và thực hành giáo pháp. Bởi vậy học Phật pháp là bước đầu tiên trên hành trình tìm cầu giác ngộ. Đức Phật đã khai thị bài pháp đầu tiên cho năm vị tăng khổ hạnh: Anjanata Kaudinya, Ashvajit, Vaspa, Mahanama, and Bradrika (Kiều trần Như, Bạc Đề, Thập Lực, Ma Ha Nam, và Ác Bệ). Nhờ nhất tâm thực hành theo lời Phật dạy, họ đều đạt quả vị A La Hán và trở thành những đệ tử đầu tiên của Đức Phật, được trực tiếp thụ nhận “Bài Pháp đầu tiên” tại Vườn Nai ở Sarnath, trong vùng Varanasi, từ cách đây hơn 2.600 năm.
Sau khi Đức Phật đạt được giác ngộ toàn hảo qua việc thực hành Trung đạo, Ngài muốn bố thí bài pháp đầu tiên cho năm vị đồng tu khổ hạnh. Ngài đến Varanasi và tìm thấy họ. Khi họ biết tin Đức Phật sẽ đến gặp, họ quy định với nhau rằng sẽ không dành cho Ngài bất cứ sự kính trọng nào, không cúng dàng bất cứ thứ gì cũng như không nói lời nào với Ngài. Họ tin rằng bằng việc thọ nhận thực phẩm Đức Phật đã từ bỏ lời thề và từ bỏ con đường tu khổ hạnh, nhưng khi Đức Phật xuất hiện trước mặt họ như một ngọn núi vàng được bao phủ trong tấm y vàng rực trang nghiêm thanh tịnh, giản dị cầm một bình bát trong tay, họ chợt thấy lòng dịu đi.
Cảm động bởi năng lực gia trì đến từ sự giác ngộ của Ngài, họ lập tức đứng dậy đỉnh lễ Ngài. Một người trong số họ dâng một bát nước để Ngài rửa tay và rửa chân, trong lúc một người khác trải thảm cho Ngài, hai người cung kính chào đón Ngài, và người cuối cùng thỉnh Ngài an tọa.
Một trong số những người tu khổ hạnh tên Anjanata Kaudinya (Kiều Trần Như), là người trước đây trong thâm tâm không đồng ý với các đạo hữu khi họ quyết định cự tuyệt Đức Phật, và đã giữ im lặng thay vì phát biểu, giờ đây hoàn toàn bị cuốn hút bởi Đức Phật, với tâm chí thành dâng hiến dành cho đấng tối thượng. Người này đã thay mặt nhóm đệ tử hỏi Ngài: “Cồ Đàm, Ngài thật hảo tướng, từ Ngài toát ra sự bình an và uy nghiêm. Phải chăng Ngài đã đạt được chứng ngộ tuyệt đối?”.
Đức Phật trả lời: “Ngươi không nên gọi ta là Cồ Đàm nữa, nếu không ngươi sẽ không có hạnh phúc trong nhiều kiếp vị lai. Ta giờ đây là Như Lai, đã tịnh hóa mọi nghiệp chướng và thấu triệt vạn pháp. Ta đã tìm thấy cam lồ của Phật pháp và đã hoàn toàn giác ngộ và toàn tri”.
Sau đó Ngài nói thêm: “Có phải các ngươi đã không thống nhất với nhau về việc sẽ không toàn tâm toàn ý đón nhận ta?”. Sau khi đọc được suy nghĩ của mọi người, Đức Phật đã xóa tan nghi ngờ của họ về việc giác ngộ của Ngài thông qua năng lực tiên tri. Ngài biết rằng họ cần phải được hoàn toàn thuyết phục trước khi đón nhận giáo pháp từ Ngài, và trước sự thể hiện phi thường của Ngài, họ thú nhận mối nghi ngờ của mình trước đó với lòng hối hận sâu sắc và nguyện trung thành theo Ngài từ giờ phút này trở đi. Sau đó, cả năm người đương nhiên thọ giới ngay trong khoảnh khắc họ thực sự đặt niềm tin kiên định vào Đức Phật.
Họ đã trở thành những thành viên đầu tiên trong giới tăng lữ cống hiến cuộc đời cho Phật pháp. Kể từ đó, một tăng đoàn luôn phải có ít nhất năm chư tăng. Ngay cả ngày nay, lễ thụ giới sẽ không được thực hiện trừ phi có sự hiện diện của ít nhất năm vị tăng sĩ.
Việc Đức Phật hoàn toàn hỉ xả đối với các tăng sĩ vì những nghi hoặc trước đây của họ là sự biểu thị rõ rằng Phật pháp là dành cho tất cả mọi người. Đạo Phật không có sự phân biệt về giới tính, đẳng cấp, cấp bậc hay địa vị xã hội. Đó thực sự là con đường tâm linh mà ai cũng có thể thực hành mà không sợ bị phân biệt đối xử.
Ngay từ đầu, Đức Phật đã chắc chắn rằng Ngài sẽ tìm ra một con đường mới và hiệu quả để đạt được hạnh phúc tối thượng. Đạo Phật không đơn thuần là một tôn giáo hay niềm tin, mà thực chất là một hệ thống triết lý giải đáp những thắc mắc căn bản về bản chất sự tồn tại của chúng ta. Nguyện thực hành và hồi hướng để thành tựu là vô cùng cần thiết để theo con đường giải thoát của Đạo Phật.
Sau đó Đức Phật đã giảng Chân Lý về thực tại đau khổ, Chân Lý về Nguồn Gốc của Khổ, Chân Lý về Sự diệt trừ hoàn toàn gốc rễ khổ đau và Nguyên nhân dẫn đến Đau Khổ, và Chân Lý về Con Đường dẫn đến Niết Bàn. Trong mỗi sát na Đức Phật bắt đầu giảng về Tứ Diệu Đế, trái đất chia làm sáu hướng để ánh sáng soi chiếu ba cảnh giới – Dục giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới.
Đức Phật đã dạy rằng: “Các Tỳ-kheo nên xa lìa hai cực đoan là tham đắm hưởng thụ và khổ hạnh ép xác và hoàn toàn từ bỏ vật phẩm cúng dàng. Họ nên theo con đường trung đạo chính và thiết lập lại quân bình, làm cho thân tâm được an ổn, hài hòa”. Những lời răn dạy của Đức Phật được đúc kết từ chính bài học kinh nghiệm tu khổ hạnh ép xác của Ngài, và Ngài không muốn các đệ tử của mình phải chịu những nỗi khổ từ hai cực đoan như Ngài từng trải qua.
Ngài truyền dạy Bát Chính Đạo gồm tám nhánh: Chính Kiến, Chính Tư Duy, Chính Ngữ, Chính Tinh Tấn, Chính Mạng, Chính Niệm, Chính Định và Chính Nghiệp, đây là con đường rèn luyện kỷ luật mà các chư tăng cần thực hành tu tập.
Khi Đức Phật khai thị lần thứ nhất, A Nhã Kiều Trần Như là người đầu tiên đạt được thanh tịnh pháp nhãn (tâm trí lọc sạch không chút bợn nhơ), nhận ra được những sự thật về đau khổ, phiền não. Vào lần giảng thứ hai, ông đã tịnh trừ được tất cả vọng tưởng mê lầm và khi Đức Phật giảng lần thứ ba, ông đã đắc quả vị A la hán. “A la hán “ là“ người trừ diệt giặc phiền não”, có nghĩa là người có tri kiến đúng đắn, chiến thắng mê lầm.
Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn
Ở đây, “giặc phiền não” có nghĩa là sự thèm muốn và mê đắm, và “người trừ diệt” là người đã buông xả và nhổ tận gốc tất cả những tham ái và dính mắc sinh tử luân hồi. Khi một người đạt quả vị A la hán thì tất cả những tàn dư của tham ái và dính mắc đều được tịnh diệt, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi những vẫn chưa đạt được thành tựu tối thượng là Phật quả toàn giác vì lợi lạc của hết thảy chúng sinh, vốn là con đường hành Bồ Tát đạo.
Khi Đức Phật thuyết giảng lần thứ ba, cả năm người đệ tử đều thấu triệt chân lý và được giải thoát khỏi mọi nỗi đau khổ. Chư thiên nam, thiên nữ đồng hoan hỷ, vui mừng với sự kính ngưỡng sâu sắc mà nói rằng: “Đức Phật đã chuyển bánh xe Pháp trong cõi giới loài người, đây là điều kỳ diệu chưa từng xảy ra trước đây. Vì Ngài đã ban truyền năng lực giác ngộ chân lý thông qua bài pháp này, nên số lượng chư thiên (những chúng sinh thiện lành) sẽ được tăng lên và số lượng chúng sinh trong cõi bán thiên (những chúng sinh có công đức nhưng còn tâm tỵ hiềm) sẽ giảm xuống”.
Kể từ đó trở đi, ngày càng nhiều chúng sinh nếu chưa đắc quả vị A la hán thì cũng được tái sinh trong cảnh giới chư thiên. Không như loài người có tuổi thọ rất ngắn ngủi, cuộc sống các chư thiên có thể kéo dài hàng nghìn năm và họ vẫn có thể tận hưởng và trải nghiệm sự dễ chịu, hỷ lạc trong quá trình tu tập tâm linh cho đến khi đạt quả vị thành tựu cao hơn.
Nguyên tác: "Journey to Liberation - A life story of Buddha in Mahayana tradition"
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Đức Phật 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Những đức tánh của Phật
Đức Phật 17:40 02/10/2024Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.
Bốn loại biện tài của Phật
Đức Phật 11:20 24/09/2024Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.
Xem thêm