Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tâm thức Tết phải vui, đừng để những nỗi tham ái làm cho Tết trở thành gánh nặng, mệt mỏi!

Đừng để những nỗi tham ái làm cho Tết trở thành gánh nặng, mệt mỏi. Hãy để Tết trở thành khoảng thời gian kết nối lại với người thân, dành cho những cuộc chuyện trò chân tình mà ai cũng được nghe điều cần nghe, nói điều muốn nói.

 

Tết nguyên đán kỷ hợi 2019

Gánh nặng ngày Tết

"Đi một vòng qua con phố ấy, để xem nhiều người phải khổ sở như thế nào", đấy là lời một người bạn rủ rê tôi vào những ngày cận Tết. Nhưng biếu quà Tết mà cứ phải chờ đợi khổ sở như bị trời đày thế ư? Đấy là bạn nghĩ thế, chứ cái dòng người - dòng xe kia không nghĩ thế. Hoặc dù có nghĩ đấy là khổ, nhưng có lẽ tất cả đều ý thức rằng khổ một thoáng nhưng lợi ích dài dài.

Ai cũng sẵn sàng khổ. Cũng tình nguyện khổ. Khổ từ cái Tết năm trước qua cái Tết năm sau. Chỉ có điều, lúc này thì quà Tết có còn mang đúng ý nghĩa của nó nữa không? Thế nên ai cũng sẵn sàng khổ. Cũng tình nguyện khổ. Khổ từ cái Tết năm trước qua cái Tết năm sau. Chỉ có điều, lúc này thì quà Tết có còn mang đúng ý nghĩa của nó nữa không?

Các cụ ngày xưa kính cẩn biếu quà tết tứ thân phụ mẫu, thong dong biếu quà tết tri âm tri kỷ. Ẩn sau món quà là những tình cảm thực sự dành cho nhau.

Và vì ai cũng biếu thật - quà thật, tình cảm thật - nên chứa đựng trong nó biết bao giá trị tinh thần thiêng liêng.

Bài liên quan

Bây giờ đã có những quy định bằng văn bản lẫn những lời dặn dò bằng miệng về việc "cấp dưới không được đến nhà biếu quà Tết cấp trên", nhưng trong bối cảnh này, cứ sòng phẳng hỏi nhau: Có bao nhiêu cấp dưới dũng cảm thực hiện quy định này? Và có bao nhiêu cấp trên dám cương quyết đóng cửa nhà, nói không với những món đồ mà mình thừa biết là "quà Tết trá hình"?

Có. Chắc chắn là vẫn có, nhưng số lượng ấy nhiều hay ít thì cứ chịu khó nhìn xem năm nay dòng xe - dòng người chầu chực trước cửa nhà "cấp trên" dài ngắn thế nào là tự biết câu trả lời.

Bên cạnh quà cáp là gánh nặng ăn uống. Ở một dân tộc mà cái "ăn" trở thành một nỗi ám ảnh đến mức bất di bất dịch cái gì cũng phải "ăn" - từ ăn cưới, ăn hỏi đến ăn đám, ăn giỗ... thì chuyện "ăn Tết" hẳn nhiên là tất yếu.

Nhưng nếu thời xưa người nông dân nghèo khổ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời cả năm, chỉ đợi đến ba ngày Tết để được "ăn" thì bây giờ - đặc biệt là ở các đô thị lớn - cái ăn không phải là nỗi ám ảnh nghiêm trọng với phần đông dân chúng nữa.

Bây giờ, ta vẫn hay nghe tới câu Ngày nào mà chẳng là Tết", ý nói ngày nào cũng được ăn uống đầy đủ. Thậm chí một bộ phận người vì ăn uống - rượu chè nhiều một cách thiếu khoa học nên còn phát bệnh. Đó là chưa kể đến những hậu quả từ tai nạn giao thông do uống rượu bia mà ra.

Tết nguyên đán, Tết sum vầy

Tết nguyên đán, Tết sum vầy

Nghe điều muốn nghe, nói điều cần nói

Áp lực quà cáp, gánh nặng ăn uống, và viễn cảnh “đáng sợ” phải đối diện với muôn vàn câu hỏi không muốn nghe khi về quê ăn Tết là vấn đề không chỉ ở xứ ta.

Ở Trung Quốc, những vấn đề gây stress nhất vào mỗi dịp Tết Nguyên đán ở nước này cũng không xa lạ gì: áp lực di chuyển tàu xe, các cuộc nói chuyện liên quan đến những vấn đề riêng tư, hay hủ tục lễ nghi… Tất cả những vấn đề này cộng lại đã khiến rất nhiều người trẻ ngại về quê ăn Tết.

Ở Singapore, Tết lại là một dịp để nhìn nhận lại cách đối xử với người lớn tuổi, trong bối cảnh dân số nước này đang ngày một già đi. Trong bài xã luận cho trang Channel NewsAsia vào tháng 2/2018, TS Tina Tan (Viện Sức khỏe Tâm thần Singapore) trích dẫn nhiều nghiên cứu khả tín để chỉ ra: Giáng Sinh ở phương Tây hay Tết Nguyên đán ở Châu Á là thời điểm người già chiêm nghiệm về những được mất trong cuộc đời, và do đó, họ dễ trầm cảm và cô độc nhất. Vì tâm thức đã Tết thì phải vui, những người già này có thể sẽ cố tỏ ra hạnh phúc, nhưng trong sâu thẳm thì lại càng cô độc.

Vì tâm thức đã Tết thì phải vui, những người già này có thể sẽ cố tỏ ra hạnh phúc, nhưng trong sâu thẳm thì lại càng cô độc.TS Tan đưa ra giải pháp:

Thay vì mất thời gian dành cho những lời chúc tụng sáo rỗng, lễ nghi, hãy quan tâm tìm hiểu xem tâm trạng những người già ra sao vào dịp Tết.

Chỉ cần một cuộc chuyện trò hay viếng thăm, rất có thể chúng ta sẽ giúp người lớn tuổi hiểu được dù có cô độc vào ngày Tết cũng là điều bình thường, và vì thế, họ sẽ mở lòng ra chia sẻ nhiều hơn.

Câu chuyện ở Singapore và Trung Quốc đánh trúng vào cái hồn cốt lõi của Tết cần được gìn giữ: Đây là khoảng thời gian kết nối lại với người thân, bạn bè, dành cho những cuộc chuyện trò chân tình mà ai cũng được nghe điều cần nghe, nói điều muốn nói. Từ đó, mỗi người hiểu nhau nhiều hơn và chia sẻ được những mắc mứu nhất trong lòng.

Di sản Tết mang trong nó những giá trị căn cơ, hồn cốt của một dân tộc

Di sản Tết mang trong nó những giá trị căn cơ, hồn cốt của một dân tộc

Bỏ hay giữ Tết? Nếu đứng trước câu hỏi ấy, chắc chắn phần đông người Việt Nam sẽ trả lời là "giữ", vì quả nhiên di sản Tết mang trong nó những giá trị căn cơ, hồn cốt của một dân tộc. Nhưng để Tết đẹp hơn, ý nghĩa hơn thì giữ Tết cũng phải gắn liền với việc dẹp bỏ những mặt trái mà Tết đã và sẽ có thể tạo ra.

Khi nhìn những dòng xe chở những con người chuẩn bị đợi tới lượt mình vào biếu quà ở ngày cận Tết, tự nhiên tôi hỏi: Những người ngồi trong xe đang có tâm trạng thế nào? Háo hức, xốn xang, uể oải, bồn chồn hay thực ra chẳng có bất cứ tâm trạng cụ thể nào cả? Đơn giản là tất cả đều đang làm cái việc mà họ nghĩ là mình tất yếu phải làm trong những dịp đặc biệt này mà thôi?

Và cái đầu óc mơ mộng của tôi tự nhiên lại nảy ra hai câu thơ của thi sĩ Thế Lữ: "Rũ áo phong sương trên gác trọ. Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang". Cái khoảnh khắc lặng nhìn thiên hạ đón xuân trong tiếng pháo nổ ngất trời là cái khoảnh khắc mà người độc hành Thế Lữ có một thoáng chạnh lòng, phảng phất trong nó một nỗi buồn dìu dịu. Nhưng đấy là một nỗi buồn rất thực và rất đẹp.

Liệu có một ngày nào đó, những người ngồi trong ôtô kia với những túi quà bí ẩn kia cũng có một cảm xúc rất thực và rất đẹp y như thế?

Nếu phục sinh được những cảm xúc như thế thì xuân mới đúng là xuân, Tết mới đúng là Tết, bất chấp việc lòng người buồn vui thế nào.

Phan Đăng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Tin tức 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Khôi phục ngôi chùa còn lưu chuông vàng từ thời vua Tự Đức

Tin tức 17:50 22/04/2024

Trải qua bao thăng trầm biến cố, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại chuông vàng nặng khoảng 25kg do vua Tự Đức ban và các bộ kinh Phật, Thập vị A-la-hán...

Chương trình "Giọt nước nghĩa tình" đến với người dân vùng nhiễm mặn H.Cần Giuộc

Tin tức 15:43 22/04/2024

Chiều 21-4, Ban Trị sự GHPGVN Q.8 phối hợp cùng Ban diện Phật giáo người Hoa, Ban Bảo trợ chùa Long Hoa, chùa An Phú, chùa Lâm Quang, tịnh thất Pháp Tạng (Q.8), tịnh xá Từ Đức (Q.11) và các mạnh thường quân tổ chức chương trình “Giọt nước nghĩa tình” tại H.Cần Giuộc, Long An.

Đoàn từ thiện chùa Thiên Long trao quà cho Hội người mù thị xã Ninh Hoà

Tin tức 21:19 20/04/2024

Ngày 20-4, Ni sư Thích nữ Diệu Trang, trụ trì chùa Thiên Long, P.5,Q.Phú Nhuận TP.HCM đã hướng dẫn các thành viên đoàn từ thiện tặng quà cho hội viên khiếm thị toàn thị xã Ninh Hoà. Cùng đi với đoàn có Sư cô Thích nữ Diệu Hiệp, Trưởng ban TTXH Phật giáo thị xã Ninh Hoà.

Xem thêm