Tâm và con trâu tâm

Tâm của chúng ta thường được ví như một con trâu, con ngựa, con vượn (tâm viên ý mã) bởi vì nó hay manh động bay nhảy lung tung, hiếm khi chịu đứng yên một chỗ. Có những con trâu hoang, trâu điên, cũng có những con trâu đã được chăn, được thuần hóa, biết nghe lời người chăn.

Nếu dùng một từ để khái quát nội dung tư tưởng cốt lõi của các kinh Đại thừa Phật giáo và một phần quan trọng trong các kinh Nguyện thủy thì có thể nói đó là chữ Tâm.

Tâm là một từ rất khó hiểu. Dựa vào một cách phân loại sau giúp chúng ta hiểu được phần nào.

1 Tâm là trái tim thịt có thể thấy được (Nhục đoàn tâm 肉團心)

2 là chỉ cái tinh hoa cốt tủy (Tinh yếu tâm. 精要心),

3 là chỉ cái tuyệt đối, chân như của vạn pháp (Kiên thật tâm 堅實心), Thiền tông hay dùng chân tâm Phật tính là chỉ tâm này.

Cả ba khái niệm tâm trên được dịch từ danh từ hṛdaya trong tiếng Phạn.

4 Chỉ thức Alaya (Tập khởi tâm ( 集起心, citta), thức thứ 8, A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna) trong Duy thức học.

5 là chỉ thức Mạt na (Tư lượng tâm 思量心), là thức thứ 7, Mạt-na (sa. manas) trong Duy thức học.

8 là chỉ ý thức (Duyên lự tâm 緣慮心), là thức thứ sáu, (sa. manovijñāna) trong Duy thức học

Vì dụ kinh Hoa nghiêm (Đại thừa):

Nhược nhơn dục liễu tri

Tam thế nhứt thiết Phật

Ưng quán pháp giới tánh

Nhứt thiết duy tâm tạo.

Nghĩa là:

Nếu người muốn hiểu rõ

Ba đời các đức Phật ( giác ngộ, thấu suốt chân lý)

Nên quán tánh của vạn pháp

Tất cả do tâm tạo

Hay kinh Pháp cú (Nguyên thủy):

Tâm khó thấy tế nhị

Theo các dục quay cuồng

Người trí, phòng hộ tâm

Tâm điều, an lạc đến". (Pháp Cú số 35)

Chân tâm chính là tâm Phật

Tâm và con trâu tâm  1
Ảnh minh họa. 

Thiền tông Phật giáo chủ trương: Trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật.

Ông bà ta hay dùng chữ lương tâm để chỉ cho tính cách lương thiện của con người.

Người xuất gia tu hành hay tại gia cư sĩ Phật tử mà không hiểu về 'Tâm mình' thì việc tu học và sống tốt là rất khó khăn.

Tâm của chúng ta thường được ví như một con trâu, con ngựa, con vượn (tâm viên ý mã) bởi vì nó hay manh động bay nhảy lung tung, hiếm khi chịu đứng yên một chỗ.

Có những con trâu hoang, trâu điên, cũng có những con trâu đã được chăn, được thuần hóa, biết nghe lời người chăn.

Những con trâu hoang, trâu điên thì hay chạy lung tung, húc càn bậy, dẫm lúa mạ, phá cây cối, hại mùa màng.

Những con trâu đã được chăn, đã được thuần hóa thì ngoan hiền, nhu nhuyến, dốc sức cày bừa, làm đất đai tốt tươi màu mỡ. Nhất là không bao giờ chạy nhảy lung tung, phá hoại mùa màng, là hư hại hoa quả cây cối.

Tâm ý của chúng ta mà không được tu tập, không có chánh niệm, không được thuần thục thì nó làm khổ cho bản thân và làm khổ mọi người.

Vì thế cho nên, trong nhà thiền hay tỉ dụ con trâu như là tâm ý của mình cần được tu tập.

Tâm không được nhận diện tu tập như con trâu hoang, trâu điên; tâm được nhận diện và tu tập như con trâu được chăn, được thuần hóa.

Tâm được tu tập sẽ bớt khổ cho đến hết khổ.

Tâm không được tu tập, càng buông lung, càng khổ não.

Có nhiều cách tu tâp, rèn tâm, ngộ tâm. Thiền tông chủ trương ngộ tâm thành Phật.

Phương pháp, lộ trình chăn trâu trong nhà thiền được trình bày các bước cụ thể như sau:

1. Tìm trâu (tìm con trâu tâm buông lung của chính mình, bắt đầu tập tu hành, quan sát các trạng thái sinh khởi của trâu tâm).

2. Thấy dấu (nhận ra dấu vết của trâu tâm).

3. Thấy trâu (nhìn thấy trâu tâm).

4. Được trâu (bắt đầu nắm được trâu tâm).

5. Chăn trâu (Tỉnh giác chính niệm, không để con trâu tâm ý buông lung chạy nhảy lung tung, dẫm đạp phá hoại hoa màu lúa mạ).

6. Cởi trâu về nhà (trâu tâm thuần thục nhu nhuyến dễ bảo).

7. Quên trâu còn người (vượt qua khỏi ý niệm về đối tượng, về sở duyên).

8. Người trâu đều quên (song vong) vượt qua cả năng sở, không còn vướng vào năng thủ sở thủ, chủ thể, đối tượng).

9. Trở về nguồn cội (minh tâm kiến tính, tâm hoàn toàn thanh tịnh, sáng suốt, giác ngộ chân lý).

10. Thỏng tay vào chợ (Tận tâm tận lực giáo hóa cứu độ chúng sinh, mọi người một cách tùy duyên tự tại), như đức Phật sau khi giác ngộ dùng hết thời gian còn lại để giáo hóa cứu giúp chúng sinh, lợi lạc cho chúng hữu tình).

Khi đạt đến cảnh giới thỏng tay vào chợ tức chỉ cho người tu đã thấu triệt chân tâm Phật tính, đạt tới tự tại giác ngộ, phát huy diệu dụng thần thông của tự tính, tùy duyên, tùy tục mà giáo hóa chúng sinh, lợi ích nhân thiên.

Nói đơn giản, ai càng hiểu và làm chủ được tâm mình thì càng sống an vui hạnh phúc và giá trị.

Kệ rằng:

Người tu Phật

Chăn trâu tâm

Tìm trâu, chăn trâu

Về nguồn, thấu tính

Độ chúng sinh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tâm và con trâu tâm

Phật giáo thường thức 14:00 22/03/2025

Tâm của chúng ta thường được ví như một con trâu, con ngựa, con vượn (tâm viên ý mã) bởi vì nó hay manh động bay nhảy lung tung, hiếm khi chịu đứng yên một chỗ. Có những con trâu hoang, trâu điên, cũng có những con trâu đã được chăn, được thuần hóa, biết nghe lời người chăn.

Tìm Nam Hải Quán Thế Âm Bồ tát ở đâu?

Phật giáo thường thức 13:00 22/03/2025

Hỏi: Thưa Hòa thượng, đi đâu mới tìm được Nam Hải Quán Thế Âm Bồ Tát?

Buông chỉ là hoá giải ở thái độ nội tâm

Phật giáo thường thức 09:48 22/03/2025

Kính thưa Thầy, con nhận biết sự tham muốn trỗi dậy từ thân vật lý và tác động vào tâm thức. Tâm thức khởi lên sự tham muốn, lại tác động ngược lại thân vật lý. Khi sự tham muốn có mặt trong tâm, con nhận biết và theo kinh nghiệm, con hóa giải và buông xả.

Xem thêm