Cái gì đã qua cho qua, chỉ thấy cái đang là
Con kính thưa Thầy, khi con buồn, con chưa kịp lắng nghe trọn vẹn nỗi buồn thì người khác lại mang lại cho con nỗi buồn khác, nó cứ chồng lên nhau làm tâm con không biết phải làm sao? Con mong Thầy chỉ dạy cho con.
Trả lời:
Vì vậy mới gọi là uẩn - sự chồng chất phức tạp của những yếu tố vật lý, những cảm giác hoặc cảm xúc, những phản ứng nội tâm, và mối ràng buộc duyên khởi giữa giác quan và ngoại cảnh.
Thực ra sự tương giao của thân tâm cảnh luôn diễn ra trong trật tự tự nhiên rất chính xác theo tiến trình tâm-sinh-vật lý của nó, chỉ vì buông lung, thất niệm và thiếu tỉnh thức nên tâm dính mắc trong những mối quan hệ mà không trở về trọn vẹn trong sáng với diễn biến trật tự đó ngay nơi thực tại của nỗi buồn. Do đó chưa thấy được nỗi buồn này thì đã bị bị nỗi buồn khác che lấp đi và cứ thế vô minh ái dục ngày thêm chồng chất theo năm uẩn.

Con chỉ cần nhìn thấy nỗi buồn một cách tự nhiên và vô tâm thôi thì tức là trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại nỗi buồn rồi, chứ không cần cố gắng lắng nghe một cách chủ quan để tìm hiểu điều gì đâu.
Trí tuệ của tánh biết cực nhanh, nên mọi hiện tượng dù qua nhanh đến đâu nó cũng thấy, chính vì thế mà gọi là Vipassanā.
Nguyên lý là thế này: Cái gì qua cho qua, chỉ thấy cái đang là...
Nguồn: trungtamhotong.org
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Buông chỗ duyên
Phật giáo thường thức
Chúng ta tu Phật phải biết được giá trị của Phật pháp, dạy con người khéo sống trở về ý nghĩa chân thật, đừng tìm kiếm xa xôi.

Phước cúng dường
Phật giáo thường thức
Ngày xưa, có một cậu thanh niên, thấy một miếng đất bỏ hoang, ra công cày cuốc để trồng trọt. Đang khi cày, lưỡi cày đụng phải vật cứng, người thanh niên biết dưới đó có tảng đá xanh, liền lấy lên đem bỏ. Lúc đó, có một cụ già đến bảo rằng:

Niệm Phật để cầu thịnh vượng có phù hợp với giáo lý nhà Phật?
Phật giáo thường thức
Khi đi chùa lễ Phật, mọi người thường niệm danh hiệu Phật (“Nam Mô A Di Đà Phật”), cầu bình an thịnh vượng và cầu Phật “độ” cho việc này, việc nọ… Như vậy là không đúng với giáo lý nhà Phật, không hợp với bản ý của đức Thế Tôn.

Thế nào là sự trì trong pháp môn Tịnh Độ?
Phật giáo thường thức
Trong pháp môn Tịnh Độ, chấp trì danh hiệu gồm có Sự Trì và Lý Trì. Vậy thế nào là Lý Trì? Quý vị có thể dùng một câu A Di Đà Phật này để quy về tự tánh, thì gọi là Lý Trì.
Xem thêm