Tán dương thiện tâm, thiện hạnh của người khác thì công đức của mình có lớn như họ không?
Nếu như chúng ta không có sức, không có tiền của giúp đỡ người khác nhưng trong lòng vui vẻ tán thán, tán dương thiện tâm thiện hạnh, việc tốt của họ thì công đức cũng lớn bằng nhau, cái đạo lý này không thể không hiểu rõ.
Cổ nhân nói: “Quân tử vui mà làm quân tử, tiểu nhân oan uổng vẫn phải làm tiểu nhân”.
Tiểu nhân hằng ngày luôn tật đố, chướng ngại, vu oan, nhưng có phá hoại được người khác hay không ? Không, chỉ tổn đức của mình, tổn phước của mình, cái tổn hại này lớn lắm.
Cho nên Phật thường nói với chúng ta, thành tựu cho người tức là thành tựu cho chính mình, phá hoại người tức là tổn hại mình, tổn phước của mình, tổn thọ của mình, bạn thấy có oan uổng hay không ?
Cái đạo lý này rất sâu, nhất định phải hiểu cho thấu triệt, dứt khoát không làm cái việc khờ dại này. Cái công đức, phước báo của tùy hỷ cũng lớn bằng người thành tựu kia.
Tập tìm cái tốt của người để tùy hỷ
Người này làm việc tốt vì xã hội, vì quốc gia, vì chúng sanh, chúng ta không đố kỵ, quyết định không làm chướng ngại, chúng ta còn có thể tùy hỷ, tùy hỷ là gì?
Là hết lòng hết sức giúp đỡ họ, xúc tiến cho họ thành công thì cái công đức này lớn bằng với công đức của họ.
Có phải là chúng ta đã chiếm lấy một phần công đức kia của họ không?
Không phải, họ giống như một ngọn nến được thắp lên, ngọn nến của chúng ta cũng được thắp lên nhờ vào ánh sáng của họ, đây gọi là tùy hỷ.
Ánh sáng của họ chẳng hề mất đi tí nào cả, ánh sáng của ta cũng lớn bằng họ. Tùy hỷ công đức không thể nghĩ bàn, ở đây, hà tất phải tổn phước của mình chứ? Việc gì phải làm cái việc khờ dại này chứ?
Nếu như chúng ta không có sức, không có tiền của giúp đỡ người khác nhưng trong lòng vui vẻ tán thán, tán dương thiện tâm thiện hạnh, việc tốt của họ thì công đức cũng lớn bằng nhau, cái đạo lý này không thể không hiểu rõ.
Cổ Thánh Tiên hiền thường hay dạy chúng ta: “Thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác”. Người ta làm một việc không có lợi cho xã hội, cho đại chúng thì việc này chúng ta không nên tùy hỷ, chúng ta nên đứng tránh xa qua một bên.
Chỉ cần việc đó có lợi ích cho xã hội, cho đại chúng thì chúng ta nhất định phải tùy hỷ, ta có bao nhiêu sức thì cống hiến bấy nhiêu, ta có bao nhiêu tiền của thì ta cống hiến bấy nhiêu, không có thì vui vẻ, tán thán.
Cái vui vẻ tán thán này xuất phát từ tâm chân thành cũng có thể ảnh hưởng, tạo ảnh hưởng đối với xã hội, cho nên công đức bất khả tư nghì.
Nguyện này của Bồ Tát Phổ Hiền là để đối trị lại phiền não chướng ngại đố kỵ nghiêm trọng nhất, dễ phạm nhất của chúng sanh.
Không biết rằng đố kỵ chướng ngại đích thực là chướng ngại chính mình, nhiều đời nhiều kiếp, biết bao nhiêu cơ hội tốt, nhân duyên tốt thành tựu sự nghiệp đạo nghiệp của mình, nhưng cũng vì chướng ngại đố kỵ làm tổn hại, tổn phước, tổn thọ.
Cho nên trong mười hạnh nguyện, đặc biệt nêu hạnh này ra là từ bi hết sức.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm