Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 08/11/2020, 10:21 AM

Sự nguy hại của lòng đố kỵ và ích lợi của tâm tùy hỷ

Phật dạy rất rõ: “Một người bố thí và một người không bố thí nhưng tùy hỷ thì phước bằng nhau”. Tại sao? Tại vì người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố, nên phước bằng nhau.

Sống an lạc, bớt phiền não

Đức Phật cũng khẳng định rằng muốn tìm được hạnh phúc, muốn tìm được sự an lạc là ngay trong cuộc sống giữa đời thường này thì phải cần đến năng lực của sự tùy hỷ. Bởi cuộc đời là “vô thương” là lẽ sống “…có gì đẹp trên đời hơn thế, người yêu người, sống để yêu nhau” kia mà, chúng ta phải cùng yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau còn không hết, huống hồ là đố kỵ nhau để tạo ra thù hận, thành oan gia trái chủ, để phải luân hồi sinh tử mãi mà đọa đày trả ân oán với nhau.

Nói về lòng đố lỵ, từ xa xưa ông cha ta từng nói “Ghen ăn tức ở” hay “Trâu buộc ghét trâu ăn”...

Nói về lòng đố lỵ, từ xa xưa ông cha ta từng nói “Ghen ăn tức ở” hay “Trâu buộc ghét trâu ăn”...

Khi tùy hỷ lòng ta đầy thanh thản

Phước đức sinh tạo thiện cảm với người

Khi đố kỵ nét mặt hết vui tươi

Tạo oan trái cuộc đời đầy đau khổ.

Tùy hỷ là vui theo, tâm tùy hỷ là tâm tốt, tâm tốt thường thấy những điều chung quanh đều tốt, vì “người vui cảnh chẳng đeo sầu”, khi thấy người khác có cái gì tốt, cái gì đẹp, hiền lành được an ổn, hạnh phúc, thành đạt thì mình vui theo, như chính mình được và thấy họ làm điều phước thiện, đạo đức mình cố công giúp đỡ khiến họ được thành tựu. Vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người sẽ là một sự thông hiểu, tạo được không khí an lành đầy chân thành hòa đồng trong tâm niệm hạnh phúc. Lúc đó tâm ta sẽ thấy an vui, nhẹ nhõm, thanh thoát cõi lòng, sống trong hiện tại rất là thư thái, ý nghĩa, nhiều lợi ích và được nhiều người thương yêu tôn kính và yểm trợ, tương lai chắc chắn sẽ hưởng được nhiều điều may mắn và tràn đầy phước đức.

Chỉ cần vui theo cái tốt, cái đẹp và thành tựu của người, là ta cũng tốt, cũng đẹp cũng thành tựu và hưởng được nhiều phước báu như người, quá dễ dàng như vậy, nhưng tại sao còn quá nhiều người không thể thực hiện được ? Có phải chăng vì “cái tôi” quá lớn, khiến lòng đầy ích kỷ, chỉ biết mình thôi, mình là rốn của vũ trụ, chỉ có mình là nhất trong thiên hạ, chứ người khác dầu có tốt, đẹp, lợi ích như thế nào, cũng không cần biết đến, cũng không thể hơn mình được, do vậy rất lạc hậu, không học hỏi được gì để tiến bộ, từ đó “vô minh” che mờ lý trí khiến tham-sân-si lớn dần, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” là đây và “tâm đố kỵ” phát sinh.

Đố kỵ là sự ganh ghét, lòng đố kỵ là một bệnh hoạn, nhìn mọi sự việc méo mó theo cái tâm ích kỷ, không công nhận, dẫn đến khó chịu khi người khác hơn mình, không muốn ai hơn mình, rồi tìm cách cô lập hoặc tiêu diệt kẻ khác để được “sinh tồn” mà tha hồ “hưởng thụ” và bài trừ những thành tựu của người khác.

Bảy phương cách chuyển hóa tâm sân hận

Trong 14 điều răn Đức Thích Ca Mâu Ni đã dạy:

“Bi ai lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ”.

Đố kỵ là tính xấu của con người. Từ xa xưa đến nay, đố kỵ chẳng còn xa lạ trong cuộc sống, vì ông cha ta đã có rất nhiều câu để nói về lòng đố kỵ như: “Ghen ăn tức ở” hay “Trâu buộc ghét trâu ăn”...

Là người Phật tử, hiểu được những lời Phật dạy, chúng ta không được khởi lên lòng đố kỵ..

Là người Phật tử, hiểu được những lời Phật dạy, chúng ta không được khởi lên lòng đố kỵ..

Điều thứ sáu trong Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân, Phật dạy: 

“…Nghèo khổ nhiều tật đố trách phiền, Thường gây lắm việc oan khiên, Ngang nhiên kết buộc ác duyên với người…” Từ đó có thể hiểu rằng, do nghèo khổ, nhất là nghèo khổ về tinh thần, từ việc không tin nhân quả và tâm linh mà ra, để rồi phải chịu nhiều nguy hại: Tâm đố kỵ khiến luôn khó chịu, phải tìm cách đối phó với những thành đạt của người, phá hoại hết tất cả những mối quan hệ của mình và của những người khác, nên tâm trí bị mê mờ, không phân biệt được những hay đẹp của người và của cuộc đời để mà học hỏi theo, do vậy không được mọi người thương yêu, thân thiện, từ đó phải lấy hung dữ ra để áp đảo mọi người, khiến bị mọi người xa lánh, trở thành lạc hậu và nguy hiểm với đời!

Tại sao Đức Phật lại thường tuyên dương “tâm tùy hỷ” và cảnh giác về “lòng đố kỵ” ? ta hãy tìm hiểu xem!

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy rất rõ:

“Ví như lửa của một cây đuốc, vài trăm ngàn người đều dùng đuốc đến chia nhau mà lấy để nấu ăn hay thắp sáng, nhiều người có được lửa mà cây đuốc ban đầu vẫn như cũ”. Tùy hỷ với những điều tốt, những điều hay, nhiều lợi ích của người là phát xuất từ tâm cung kính vị tha, cho nên công đức cũng có được từ nơi đây.

Trong Kinh Bảo Tích, Phật dạy: “… Bồ Tát thấy người được lợi ích sanh lòng tùy hỷ có 4 điều lợi ích:1. Thường sanh tâm này, tôi nhiếp chúng sanh phải cho họ được lợi lạc. 2. Nay họ được lợi lạc nên tôi sanh lòng vui mừng. 3. Chỗ ở có tài vật, vua quan, giặc cướp, nước, lửa đều chẳng xâm đoạt được. 4. Tùy sanh xứ nào, của báu và các con thảy đều đầy đủ, vua còn chẳng đố kỵ huống là người khác…”

Phật dạy rất rõ: “Một người bố thí và một người không bố thí nhưng tùy hỷ thì phước bằng nhau”. Tại sao? Tại vì người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố, nên phước bằng nhau. Đức Phật cũng khẳng định rằng muốn tìm được hạnh phúc, muốn tìm được sự an lạc là ngay trong cuộc sống giữa đời thường này thì phải cần đến năng lực của sự tùy hỷ. Bởi cuộc đời là “vô thương” là lẽ sống “…có gì đẹp trên đời hơn thế, người yêu người, sống để yêu nhau” kia mà, chúng ta phải cùng yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau còn không hết, huống hồ là đố kỵ nhau để tạo ra thù hận, thành oan gia trái chủ, để phải luân hồi sanh tử mãi mà đọa đày trả ân oán với nhau.

Quả báo của việc gây tạo chiến tranh

Người Phật tử nên siêng lạy Phật sám hối, từ đó “cái tôi” nhỏ dần, sống đơn giản, ít muốn, biết đủ, bớt ham muốn, để có được tâm an tịnh, trí tuệ sáng tỏ dần, lòng từ bi thể hiện..

Người Phật tử nên siêng lạy Phật sám hối, từ đó “cái tôi” nhỏ dần, sống đơn giản, ít muốn, biết đủ, bớt ham muốn, để có được tâm an tịnh, trí tuệ sáng tỏ dần, lòng từ bi thể hiện..

Những người có lòng đố kỵ thật là rất tội nghiệp cho họ, bởi họ được sinh ra và sống trong một gia đình, được giáo dục trong sự ích kỷ, chỉ biết tranh thủ lợi ích cho gia đình mình thôi ! Đối với con cháu người khác, đến nhà mình thì mắc mõ, khó khăn, hành hạ, đày đọa, bắt phải phục tùng, còn con cháu của mình đến nhà người, thì muốn “làm cha, làm mẹ” người ta, nhưng đời đâu có vậy được, từ đó luôn bất như ý, nên trong lòng luôn bất mãn, sầu khổ, khó thành công trên đường đời.

Đứng trước tài năng hay những thành tựu của người khác, thay vì ngưỡng mộ hay công nhận thì người có lòng đố kỵ lại tỏ ra khó chịu, phủ nhận những thành tựu, tài năng ấy bằng những lời nói, suy nghĩ hay những hành động tiêu cực, nguy hiểm hơn nữa, là không chịu nhìn lại để thấy những sai trái mà tu sửa hầu thành người tốt, trong khi đó lại “chia bè kết nhóm”, “chung lưng đấu cật” với nhau để lo che đậy khuyết điểm và bao che những tội lỗi, có khi phải tìm hoặc dựng đứng lên những cái xấu của người, để mà khỏa lấp cái tốt của người, rồi tìm cách hảm hại, từ đó tạo ra oan trái, tội lỗi và những điều xấu cho nhau và đặc biệt tính tốt của ta cũng bị lu mờ.

Khi đã hiểu được lợi ích của tâm “tùy hỷ” từ nơi sống “vị tha” mà có, và sự nguy hại của lòng “đố ky” bởi sự “ích kỷ” mà ra, chúng ta phải thường xuyên tự soi xét lại mình. Để thấy được cái sai do ích kỷ mà sửa, cái đúng từ nơi vị tha mà phát huy, hầu hoàn thiện tự thân, sáng suốt liệu tính cho mình và thân quyến, cũng như những người chung quanh, sống sao cho được thoải mái, có an lạc, hạnh phúc, thương yêu nhau và đặc biệt là cùng nhau có phước, tạo đức, qua việc tinh tấn tu tập, khiêm cung, siêng lạy Phật sám hối, từ đó “cái tôi” nhỏ dần, sống đơn giản, ít muốn, biết đủ, bớt ham muốn, để có được tâm an tịnh, trí tuệ sáng tỏ dần, lòng từ bi thể hiện và ta sẽ không còn “đố kỵ” mà dễ dàng sinh tâm “tùy hỷ” hầu tránh đi những khổ đau và thù hận.

Lắng nghe với tâm từ bi làm vơi bớt khổ đau

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Xem thêm