Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 02/03/2020, 09:35 AM

Tập tìm cái tốt của người để tùy hỷ

Tìm cái tốt của người để tùy hỷ thì bảo đảm lúc nào cũng cười, cũng vui hết. Bởi vì người đời thường chỉ tìm cái xấu của người ta để chê, nhất là những người mình không ưa, vậy thì đâu có vui được.

 > Hạnh phúc từ tâm hoan hỷ

Cho nên, ở đây chúng ta phải tập tìm cái tốt của người để tùy hỷ thì bảo đảm sẽ thường sống an vui. Vô lý là muốn vui mà cứ tìm cái xấu của người rồi vạch bày, chê bai hoặc chỉ trích thì bao giờ được vui! Thấy cái xấu của người ta là bực mình, bực mình thì làm sao vui được ?

Bởi vậy, hễ càng tìm cái xấu của người để chê bai hoặc chỉ trích thì càng thêm bực bội, khó chịu, là càng khổ thêm. Vì vừa nhìn thấy là mình muốn trách tức là lòng không vui; trái lại thường tìm cái tốt của người để tùy hỷ thì đó mới là cách có an vui thật sự. Tùy hỷ tức là vui rồi. Thấy người ta làm tốt là muốn khen, khen thì lòng mình được vui. Điều này cũng dễ làm chứ đâu có khó. Cứ thấy điều tốt của người là khen thôi! Đâu có tốn tiền tốn bạc gì! Một điều tốt, lại không phải tốn tiền, thì sao không chịu làm?

Là con người thì ai cũng đều có tâm, dù là kẻ ác làm điều xấu nhưng họ cũng có tâm, có tâm tức là họ cũng biết đó là điều xấu nhưng vì vô minh không tự chủ chứ đâu ai muốn mình thành người xấu.

Là con người thì ai cũng đều có tâm, dù là kẻ ác làm điều xấu nhưng họ cũng có tâm, có tâm tức là họ cũng biết đó là điều xấu nhưng vì vô minh không tự chủ chứ đâu ai muốn mình thành người xấu.

Tùy hỷ công đức

Thí dụ như nghe ở núi Châu Đốc có chuyện lạ là Phật Di-lặc hiện, nghe rồi liền bao xe đến để cầu ban cho hạnh phúc, cầu vui. Tốn tiền bạc, tốn công, bỏ mấy ngày làm việc, nhưng đâu phải cầu là được vui. Còn việc này chỉ ngồi ở nhà làm cũng được, lại thực tế mà cũng không phải khó làm tại sao không chịu làm? Trên đời này ai cũng có điều tốt chứ không phải xấu hết. Dù là người xấu đi nữa mà mình cố tìm thì họ cũng có một hai điều tốt nhỏ để mình khen. Khi thấy điều tốt của người thì lòng ta nhẹ bớt.

Là con người thì ai cũng đều có tâm, dù là kẻ ác làm điều xấu nhưng họ cũng có tâm, có tâm tức là họ cũng biết đó là điều xấu nhưng vì vô minh không tự chủ chứ đâu ai muốn mình thành người xấu. Dù cho tên ăn trộm, tên ăn cướp cũng không muốn bị chê là người xấu. Cho nên, tuy làm xấu nhưng nó cũng muốn che đậy, cũng sợ người ta biết tức là cũng còn ẩn cái tốt bên trong. Do đó, chúng ta cần phải nhìn những cái tốt để bớt bực bội, bớt nhìn cái xấu thì lòng mình sẽ nhẹ nhàng và thông cảm vì họ là người đáng thương.

Chính vì Phật thấy người đang lúc còn vô minh nên bị mê mờ, tuy vậy vẫn còn tiềm ẩn bản tánh tốt trong đó, nếu khéo khơi dậy kịp thời thì cũng có thể chuyển hóa. Cho nên Phật mới ra đời để giáo hóa chúng sanh, nếu không thì Ngài cũng không ra đời làm chi!

Trong thời Phật có những vị là kẻ giết người không gớm tay như Ngài Ương-quật-ma-la, nhưng rồi cũng được Phật giáo hóa tỉnh ngộ tu hành, chứng được bậc Thánh. Như vậy rõ ràng trong cái ác ngài vẫn còn có cái tốt nên khéo chuyển được. Ngay như bản thân của chúng ta cũng vậy, khi chưa học đạo, chưa biết tu thì cũng có nhiều điều xấu, nhưng nhờ học đạo mới biết đó là những điều xấu, nên bỏ bớt rồi chuyển dần mới thành người tốt. Được vậy chính nhờ tu. Nhờ thấy được như vậy mà chúng ta bớt cách nhìn tiêu cực bi quan thấy sao ai cũng xấu hết, đời sao đáng chán quá! Mà đáng chán quá thì sao? Thì thôi chết đi cho rồi.

Tuy làm xấu nhưng nó cũng muốn che đậy, cũng sợ người ta biết tức là cũng còn ẩn cái tốt bên trong.

Tuy làm xấu nhưng nó cũng muốn che đậy, cũng sợ người ta biết tức là cũng còn ẩn cái tốt bên trong.

Hạnh tùy hỷ là gì?

Nếu nhìn theo cái nhìn của ông Khuất Nguyên thì phải trầm mình chết dưới sông Mịch La.

Ông Khuất Nguyên làm quan sống thanh liêm rất tốt, nhưng bị mấy vị quan trong triều ghét rồi gièm pha lên vua, thành bị tội truất phế không cho làm quan. Ông buồn tức rồi chán đời mới đến sông Mịch La muốn trầm mình tự vận. Khi ấy, có ông chài lưới đang thả câu thấy ông mới hỏi:

- Sao thấy quan đi mà vẻ mặt buồn thảm quá vậy?

Ông nói: “Ta muốn chết. Cả thế gian này đều say hết có mình ta tỉnh. Cả thế gian này đều đục hết chỉ có mình ta trong”.

Người có cái nhìn như thế thì làm sao sống nổi? Cả thế gian này đều say hết có mình ông tỉnh. Rồi cả thế gian này đều đục hết, chỉ có mình ông là trong. Chỉ mình ông tỉnh, chỉ mình ông trong thì ông sống với ai? Thì chỉ có cách là chết thôi!

Lúc đó, ông câu cá mới khuyên bằng cách đọc bài thơ: “Thí như dòng nước, nếu nước trong thì mình dùng để giặt dải mũ; còn nếu nước đục thì dùng nước đó để rửa chân, cũng tốt thôi!”.

Nước trong cũng xài được, nước đục cũng xài được, đâu phải nước đục rồi bỏ đi. Nước trong, nước đục đều có lợi ích. Nhìn như vậy thì thấy lạc quan sống vui vẻ, đâu cần phải chết. Chỉ cần chuyển cái nhìn là thành tốt lành.

Chúng ta cũng vậy. Nếu nhìn theo chiều xấu thấy ai cũng xấu nên chán rồi chê bai, chỉ trích mang thêm khẩu nghiệp thì càng khổ thêm. Còn thấy người xấu nhưng cũng có những cái tốt, rồi tùy hỷ với điều tốt của người thì mình sẽ quên bớt điều xấu phải không? Nhờ vậy chúng ta khơi dậy cái tốt của người để nó phát triển thì cái xấu sẽ bớt đi. Cái tốt mà trồi ra thì cái xấu phải ẩn đi. Chúng ta phải tập có cái nhìn như vậy thì sẽ bớt bi quan, cuộc sống sẽ an vui hạnh phúc. Đó là cách sống, cách nhìn tốt lành để vươn lên.

Hạnh phúc từ tâm hoan hỷ

Lúc còn mê không biết thì tạm cho qua, nhưng từ đây về sau có học đạo hiểu rõ đó là những thứ không lợi ích thì ứng dụng sao cho cái thấy, cái nhìn đúng trở lại.

Lúc còn mê không biết thì tạm cho qua, nhưng từ đây về sau có học đạo hiểu rõ đó là những thứ không lợi ích thì ứng dụng sao cho cái thấy, cái nhìn đúng trở lại.

Nhìn thấy cái tốt của mọi người để khơi dậy niềm tin cho họ, rồi phát triển điều tốt thì họ sẽ bớt mặc cảm tội lỗi. Nhờ vậy cũng giúp mọi người thêm niềm tin để họ chuyển hóa vươn lên. Nên chúng ta cũng có lợi mà người cũng có lợi, lợi cả hai. Nhưng tại sao mình không làm ?

Khi thấy được điều tốt của người rồi tùy hỷ với điều tốt của người thì quên bớt nghĩ xấu về người, nhờ vậy chúng ta đâu có thành kiến với ai, thì tâm vui, an ổn. Đó chính là phát triển tâm lành, nghiệp lành nơi mình, là tạo nhân duyên để chúng ta sống thông cảm với nhau, bớt ngăn cách nhau. Được vậy là cuộc đời chúng ta càng ngày càng thêm nhiều bạn tốt, phát xuất từ tâm nghĩ tốt. Chúng ta nghĩ tốt cho người, gây cảm tình với người thì càng có thêm bạn tốt, mà càng có thêm bạn tốt thì không phải là vui hơn sao!

Sáng mở cửa ra gặp bạn tốt đến, thấy mặt là hớn hở rồi. Còn sáng mở cửa ra thấy anh này đáng ghét thì mặt xịu xuống, hết vui. Thành ra càng có bạn tốt chừng nào thì càng vui chừng đó, cuộc đời càng tươi sáng. Cho nên, chúng ta tập tìm cái tốt của người để mình tùy hỷ là cuộc sống an vui chân thật. Đó cũng chính là trừ bớt tâm niệm xấu nơi mình, tức là không nghĩ xấu người thì đau khổ làm sao đến với mình được. Lẽ thật rõ ràng như vậy.

Bởi khi tâm nghĩ tốt, nghĩ lành thì nó sẽ phát ra làn sóng lành tốt, êm dịu mát mẻ, cảm đến người cho nên ai cũng thấy thích gần gũi với mình. Các vị là bác sĩ nghiên cứu kỹ thì sẽ hiểu được điều này. Nếu không tạo ra phản ứng nghịch lại thì người ta đâu thấy khó chịu với mình. Vậy là sống an vui thôi! Ai xét sâu chỗ này thì sẽ có kinh nghiệm rõ ràng.

Chúng ta phải tập vui với tâm tùy hỷ điều tốt của người, để bớt nghĩ xấu về người. Phải tập như vậy thì bảo đảm là ta sẽ thường sống trong sự an vui.

Chúng ta phải tập vui với tâm tùy hỷ điều tốt của người, để bớt nghĩ xấu về người. Phải tập như vậy thì bảo đảm là ta sẽ thường sống trong sự an vui.

Thí dụ như hai người giận nhau thì nghĩ gì về nhau? Nghĩ xấu với nhau. Thành ra cái nghĩ xấu đó phát làn sóng đối nghịch với làn sóng kia, nên hễ gặp nhau là tóe lửa. Hai người giận nhau ở xa xa biết là người kia thì muốn tránh chỗ khác. Chưa chạm tới nhưng đã có phản ứng rồi. Đó là phản ứng nghịch do làn sóng từ trong nội tâm. Còn nghĩ lành, nghĩ tốt với nhau, khi thấy từ xa là muốn ngoắc tay đến gần, đó là do từ trường tốt lành khế hợp với nhau. Cho nên chúng ta cần phải tìm cái tốt của người để nghĩ về người đó. Nghĩ tốt cho người thì đó là con đường an vui, tốt đẹp.

Mỗi người chúng ta phải cẩn thận với tâm niệm xấu của mình. Phải xem tâm niệm xấu đó như kẻ thù, làm tiêu mất công đức nơi mình nên cần phải tránh. Người trí biết cái gì không lợi ích thì đâu chịu giữ. Lúc còn mê không biết thì tạm cho qua, nhưng từ đây về sau có học đạo hiểu rõ đó là những thứ không lợi ích thì ứng dụng sao cho cái thấy, cái nhìn đúng trở lại. Chúng ta phải tập vui với tâm tùy hỷ điều tốt của người, để bớt nghĩ xấu về người. Phải tập như vậy thì bảo đảm là ta sẽ thường sống trong sự an vui.

Lại trong tập Nhập Bồ-tát Hạnh, có một đoạn Bồ-tát Tịch Thiên dạy: “Hãy thầm khen công lao kẻ khác và cùng người nói về thiện đức của kẻ khác. Nghe ai nói đến công đức của mình thì hãy tự xét xem mình thực có như vậy hay không.”

Mỗi người chúng ta phải cẩn thận với tâm niệm xấu của mình. Ảnh minh họa.

Mỗi người chúng ta phải cẩn thận với tâm niệm xấu của mình. Ảnh minh họa.

Ngài bảo chúng ta hãy thầm khen ngợi công lao của kẻ khác. Thấy người có công lao là mình thầm khen ngợi rồi cùng với người nói về những đức lành của kẻ khác. Người ta có đức, có việc lành tốt, ta sẵn sàng khen ngợi thì bảo đảm là tâm sẽ thường huân tập điều lành. Còn nghe ai nói về công đức của mình thì đừng vui liền, mà phải xét lại xem chúng ta có xứng đáng với lời khen đó hay không? Được vậy là sống đúng với tâm sáng suốt, chân thật, vừa không bị người ta gạt. Thí dụ chúng ta không tốt mà người ta khen tốt liền vui, tưởng đâu mình tốt thiệt, là bị người gạt, thành ra đâu thấy được cái dở của mình mà chuyển. Ở đây Ngài dạy kỹ như vậy.

Nói vậy là để nhắc tất cả biết cố gắng để thường tập nhìn cái tốt, cái hay của người rồi mình tùy hỷ theo. Qua đó chúng ta cũng huân tập tâm tốt lành rồi bớt những tâm niệm xấu nơi mình. Vậy mới là đi theo con đường an vui, hạnh phúc, chân thật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”

Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024

Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.

Vật chất thế gian, bao nhiêu là đủ?

Góc nhìn Phật tử 17:00 30/10/2024

Nhu cầu là thứ nằm trong mỗi người chúng ta, nhưng lạ một điều là chúng ta lại không hiểu rõ về nó. Thường thì ta sẽ tưởng rằng "Mình không có cần nhiều thứ lắm, mình không tham lam như những kẻ ở ngoài kia". Nhưng thực ra chẳng qua cái tham trong ta đang trong chế độ ngủ...

Lắng lòng, rải niệm từ bi!

Góc nhìn Phật tử 19:30 29/10/2024

Lắng lòng, rải niệm từ bi! / Với ai chịu cảnh tham si đọa đày/ Tạ ơn sự sống mỗi ngày/ Để nghe mình vẫn còn may mắn nhiều.

Xem thêm