Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 22/07/2021, 10:00 AM

Tàn tích tòa tháp khổng lồ trong lòng đất chùa Phật Tích

Tòa tháp cổ chùa Phật Tích không chỉ có quy mô hết sức to lớn mà còn được xây dựng theo cách thức rất độc đáo, khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc

Công đức chiêm bái Phật tích

Cuối năm 2008, trong quá trình đào móng xây dựng lại tòa Tam bảo trong Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nền móng của một tòa bảo tháp kỳ vĩ được xây dựng từ thời Lý.

Cuối năm 2008, trong quá trình đào móng xây dựng lại tòa Tam bảo trong Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nền móng của một tòa bảo tháp kỳ vĩ được xây dựng từ thời Lý.

Các chuyên gia đã nhất trí bảo tồn di tích này bằng một phương pháp táo bạo, đó là xây dựng chùa mới phía trên nhưng vẫn bảo toàn nguyên vẹn nền móng tháp bằng một khu vực bảo tồn và trưng bày trong lòng đất. Ảnh: Lối xuống khu hầm bảo tồn nằm ở khoảng sân phía ngoài Tam bảo.

Các chuyên gia đã nhất trí bảo tồn di tích này bằng một phương pháp táo bạo, đó là xây dựng chùa mới phía trên nhưng vẫn bảo toàn nguyên vẹn nền móng tháp bằng một khu vực bảo tồn và trưng bày trong lòng đất. Ảnh: Lối xuống khu hầm bảo tồn nằm ở khoảng sân phía ngoài Tam bảo.

Nền móng bảo tháp được phát lộ có hình vuông, trong lòng rỗng, được xây dựng trên sườn đồi và nằm sâu trong lòng đất 3,2m, xung quanh được gia cố, đầm chặt bằng sỏi và đất sét đồi.

Nền móng bảo tháp được phát lộ có hình vuông, trong lòng rỗng, được xây dựng trên sườn đồi và nằm sâu trong lòng đất 3,2m, xung quanh được gia cố, đầm chặt bằng sỏi và đất sét đồi.

Phần đáy của móng tháp cao 8,7m so với bờ giếng cổ thời Lý dưới cổng chùa Phật Tích. Kích thước chân tháp 9,1m x 9,1m, tường tháp mỗi cạnh dày trung bình 2,4m đến 2,43m, lòng tháp rộng 4,18 đến 4,20m, diện tích 82,81m2.

Phần đáy của móng tháp cao 8,7m so với bờ giếng cổ thời Lý dưới cổng chùa Phật Tích. Kích thước chân tháp 9,1m x 9,1m, tường tháp mỗi cạnh dày trung bình 2,4m đến 2,43m, lòng tháp rộng 4,18 đến 4,20m, diện tích 82,81m2.

Móng tháp có hai tầng xây giật cấp, chồng lên nhau. Gạch xây tháp được xếp theo hàng ngang, phần đầu gạch đâm ra ngoài, mỗi hàng trung bình xếp 6 viên gạch với nhiều kích thước khác nhau.

Móng tháp có hai tầng xây giật cấp, chồng lên nhau. Gạch xây tháp được xếp theo hàng ngang, phần đầu gạch đâm ra ngoài, mỗi hàng trung bình xếp 6 viên gạch với nhiều kích thước khác nhau.

Chất kết dính để xây dựng tháp hoàn toàn là đất sét nhuyễn, không hề có bất kỳ một chút vôi vữa hay chất kết dính nào khác. Các mạch vữa mỏng đến nỗi nhìn bề ngoài chẳng khác gì các viên gạch được xếp chồng lên nhau…

Chất kết dính để xây dựng tháp hoàn toàn là đất sét nhuyễn, không hề có bất kỳ một chút vôi vữa hay chất kết dính nào khác. Các mạch vữa mỏng đến nỗi nhìn bề ngoài chẳng khác gì các viên gạch được xếp chồng lên nhau…

Trên mỗi viên gạch có đề: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” (Vua thứ ba đời Lý, năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 xây dựng) hoặc “Chương Thánh Gia Khánh”. Theo sử sách, Long Thụy Thái Bình là niên hiệu của vua Lý Thánh Tông từ năm 1054 – 1058.

Trên mỗi viên gạch có đề: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” (Vua thứ ba đời Lý, năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 xây dựng) hoặc “Chương Thánh Gia Khánh”. Theo sử sách, Long Thụy Thái Bình là niên hiệu của vua Lý Thánh Tông từ năm 1054 – 1058.

Theo Ðại Việt sử ký toàn thư, năm 1057, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng một cây tháp cao hơn 10 trượng. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó chính là ngọn tháp của chùa Phật Tích. Từ kích thước chân tháp, có thể ước tính tháp có chiều cao khoảng 40m, tương đương với một tòa nhà 10 tầng thời hiện đại.

Theo Ðại Việt sử ký toàn thư, năm 1057, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng một cây tháp cao hơn 10 trượng. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó chính là ngọn tháp của chùa Phật Tích. Từ kích thước chân tháp, có thể ước tính tháp có chiều cao khoảng 40m, tương đương với một tòa nhà 10 tầng thời hiện đại.

Không chỉ có quy mô to lớn, các chuyên gia đã nhận định kỹ thuật xây nền móng của tòa tháp cổ chùa Phật Tích là hết sức độc đáo, chưa bao giờ thấy trong các công trình khảo cổ ở Việt Nam.

Không chỉ có quy mô to lớn, các chuyên gia đã nhận định kỹ thuật xây nền móng của tòa tháp cổ chùa Phật Tích là hết sức độc đáo, chưa bao giờ thấy trong các công trình khảo cổ ở Việt Nam.

Nền móng tháp cổ nhìn từ tòa Tam bảo của chùa Phật Tích.

Nền móng tháp cổ nhìn từ tòa Tam bảo của chùa Phật Tích.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây

Ảnh 12:40 10/11/2024

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.

Xem thêm