Chủ nhật, 15/08/2021, 16:09 PM

Tập Phước tự: Thiền môn cứu mạng vua, nơi giang hồ xuống tóc quy y

Chùa Tập Phước - cổ tự gần ba trăm năm tuổi gắn với huyền tích về nơi chúa Nguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây Sơn truy đuổi đã nương náu cửa thiền và được nhà chùa cứu giúp, thoát khỏi vòng vây, giữ được mạng để làm lên nghiệp lớn...

Chùa Tập Phước còn có tên là Sắc Tứ Tập Phước Tự (số 233, đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh), là một trong số các ngôi cổ tự nổi tiếng ở đất Gia Định xưa. Truyền rằng, chúa Nguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây Sơn truy đuổi đã náu thân ở chùa và được nhà chùa giúp đỡ mà thoát khỏi vòng vây, bảo toàn mạng sống.

Nơi có ơn với chúa

Theo sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiền Đức ghi chép, chùa Tập Phước được lập vào giữa thế kỷ XVIII, thời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765) cùng thời với các ngôi chùa Từ Ân, chùa Khải Tường, chùa Giác Lâm. Tuy nhiên, chính xác vị sư nào khai sơn chùa Tập Phước thì sau này vẫn chưa có thông tin chính xác.

Có nhiều giả thuyết khác nhau của các nhà nghiên cứu được đưa ra về sự ra đời của ngôi chùa cổ này. Tác giả Nguyễn Hiền Đức cho rằng, chỉ có thể biết chắc là ngôi chùa đã có từ thời thiền sư Pháp Nhân - Thiên Trường (đời 36, phái thiền Lâm Tế). Vì trong khoảng thời vị sư này làm trụ trì chùa, có lần (khoảng năm 1776 - 1779) trên bước đường trốn chạy quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) và quan quân hộ giá có đến ẩn trú ở chùa một đêm.

“Lúc đó, trụ trì chùa là đại lão hòa thượng Pháp Nhân – Thiên Trường đã ra cột phướn trước sân chùa Tập Phước thành tâm khấn nguyện Phật trời gia hộ cho chúa Nguyễn Phước Ánh được bình yên. Có lẽ lòng thành của hòa thượng Thiên Trường được cảm ứng nên khi hòa thượng khấn xong bỗng nhiên mây đen kéo đến bao phủ, sấm chớp bủa giăng, một trận mưa gió thật lớn trút xuống quanh vùng gây trở ngại cho sự truy lùng của quân Tây Sơn”, trích sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong.

Chùa Tập Phước nơi vua Gia Long và đoàn tùy tùng từng dừng chân.

Chùa Tập Phước nơi vua Gia Long và đoàn tùy tùng từng dừng chân.

Huyền thoại ngôi chùa tăng ni 'cởi áo cà sa khoác chiến bào'

Sau khi đã đánh bại nhà Tây Sơn, thống nhất giang sơn, vua Gia Long nhớ ơn che chở thuở hàn vi nên vào năm 1802 đã sắc tứ chùa Tập Phước và ban cho chùa các cặp đối liễn, do đó chùa còn được gọi tên là chùa Sắc Tứ Tập Phước.

Theo tác giả Nguyễn Hiền Đức, sau này chùa còn lại các bảng đối liễn gồm hai bức hoành phi “sắc tiên chế” và “tứ hoàng phong” (có nghĩa là vua sắc phong tước sắc để lưu lại). Hai cột ở chánh điện còn cặp câu đối: “Gia lạc Minh quân hiện thực/ Trí thừa quân ức tải/ Long hưng Mạng chúa trị bình/ Đức hóa hiến thiên thu”. Ngoài ra, chùa cũng còn một chuông lớn được đúc vào thời vua Gia Long và nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật cao.

Cũng theo tác phẩm Lịch sử Phật giáo Đàng Trong ghi lại, chùa Tập Phước thuở xa xưa có khuôn viên rộng lớn, phong cảnh trang nghiêm tráng lệ, nhiều cây cao bóng mát, cảnh vật nên thơ, nhiều du khách thập phương thường lui tới chiêm bái hành lễ. Xưa kia chùa cũng thường tổ chức trường hương để tăng ni khắp nơi đến nhập học, mỗi khóa tu thường diễn ra trong 3 tháng.

Sau này, khuôn viên chùa ngày một thu hẹp dần, khung cảnh tổng thể cũng không còn những nét trang nghiêm cổ kính như xưa. Mặt tiền chùa so với trước cũng thay đổi hẳn vì được xây cất lại theo kiến trúc mới, chỉ còn phần kiến trúc bên trong vẫn giữ được bộ khung cột kèo cổ truyền. Năm 2005, chùa Tập Phước được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Chùa được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Chùa được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Nơi đại ca giang hồ bỏ đời tìm đạo

Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh trong sách “Gia Định xưa và nay” kể rằng, những thập niên đầu của thế kỷ XX, dưới cách cai trị của thực dân Pháp, đất Gia Định xuất hiện những tay anh chị xưng hùng xưng bá khiến nhà cầm quyền phải nhiều phen điêu đứng. Trong đó, vùng An Nhơn, Gò Vấp nổi tiếng với một thanh niên tên Nguyễn Văn Giáp, thường được gọi là anh Ba Giáp.

Anh Giáp người quốc Quảng Bình, được mô tả là khôi ngô tuấn tú, võ nghệ cao cường, tính tình cương trực, dám nói dám làm, không lùi bước trước sức mạnh hay tiền tài của kẻ uy quyền thế lực để hiếp đáp người cô thế. Giai thoại về nhân vật này gắn với chùa Tập Phước khá nổi tiếng ở Sài Gòn những năm trước 1975, được tác giả Huỳnh Minh ghi chép với nhiều chi tiết thú vị.

Anh Giáp tuổi trẻ tài cao, chuyên nghề dạy võ, có khả năng một người đánh bại cả chục người, lại có nhiều em út, được người dân quanh vùng kính nể. Thời Ba Giáp nổi danh, bọn du đãng các nơi không còn dám bén mảng đến khu vực chợ Bà Chiểu hiếp đáp người mua bán hay ăn quịt, quậy phá. Năm nọ, em út bị du côn miệt Hóc Môn, Bà Điểm ức hiếp, Ba Giáp hay tin đến dùng lời lẽ ôn tồn can ngăn nhưng chúng không nghe. Anh nổi nóng chửi thẳng mặt nhóm du côn nên bị mấy chục tên vây đánh.

Ba Giáp một mình tả xông hữu đột, biểu diễn tài nghệ mấy chục hiệp đã làm nhóm du côn thương tích đầy mình, bỏ chạy tán loạn. Sau trận đánh ấy, danh tiếng của Ba Giáp càng lên cao, người người nể phục tài nghệ của anh. Du đảng các nơi không còn dám đến địa bàn của anh kiếm chuyện, quấy phá. Thế nhưng càng được nhiều người tung hô kiêng nể, dưới tay có nhiều em út đi theo, Ba Giáp lại chẳng chút tự kiêu, ngược lại nhiều lúc trầm lặng, mang nhiều ưu tư.

Em út thấy tính nết đại ca lạ thường, tìm cách hỏi han tâm tình nguyên do thì Ba Giáp tâm sự rằng, ngày nay anh áp đảo được mọi người, nhưng ngày kia rồi cũng phải già đi, đến lúc rồi không thể chống cự lại được ai. Ba Giáp chính là đương lúc thịnh mà nghĩ về lúc suy, lúc vui nghĩ đến lúc buồn và chiêm nghiệm được rằng muốn tìm thấy an vui thì phải làm lành tránh dữ. Ba Giáp nói với đàn em cõ lẽ một ngày nào đó anh sẽ đi tu, giải hết các oan nghiệt, treo gương cảnh giác các đàn em còn mê muội.

Chánh điện chùa Tập Phước.

Chánh điện chùa Tập Phước.

Đại ca giang hồ quy y cửa Phật

Đàn em nghe Ba Giáp tâm tình càng thêm khâm phục, ai nấy tỏ vẻ hồi tâm hướng thiện. Ba Giáp thấy em út biết suy nghĩ, bản thân càng thêm phấn khởi, quyết tâm hướng theo con đường tu hành. Ba Giáp sau đó rũ bỏ phù hoa giả tạo thế gian, dứt khoát với hư danh ảo mộng để xuất gia quy y cửa Phật. Năm 25 tuổi, Ba Giáp xuống tóc đi tu ở chùa Sắc Tứ Tập Phước.

Mang ước nguyện quyết tâm học đạo để tìm đến sự giải thoát, chàng thanh niên bắt đầu những ngày tháng ghép mình trong giới luật, hàng ngày thức khuya dậy sớm quét dọn bếp núc, bửa củi tưới cây, việc gì cũng làm không nề hà than vãn cực khổ. Ba Giáp còn tự mình dùng dao phá bỏ những hình xăm khắp thân người của thời tung hoành giang hồ.

Tu ở chùa Tập Phước một thời gian, anh Ba Giáp xin đến chùa Bảo An để cầu pháp hòa thượng Phổ Tường, sau đó được hòa thượng nhận làm đệ tử, đặt pháp danh là Thiện Minh. Hoà thượng Phổ Tường khi đó đã biết rằng, Thiện Minh sau này sẽ là một bậc cao tăng danh tiếng. Quả đúng như vậy, từ ngày trả lại tên tục đệ tử Thiện Minh miệt mài tu tập, say mê Phật pháp, càng học càng lộ rõ tư chất thông minh.

Quyết tâm theo con đường tu hành, sư Thiện Minh đã kiên trì vượt qua cực nhọc, vừa học giáo lý kinh kệ vừa làm việc công quả ở chùa. Một hôm có người từ phương xa đến chùa Bảo An để rước sư Thiện Minh về làm trụ trì một chôi chùa mới lập, có tên là Hội Phước. Lúc bấy giờ, hòa thượng Phổ Tường mới nói với sư Thiện Minh rằng đó là cơ duyên, bảo học trò hãy về làm trụ trì chùa Hội Phước để dìu dắt thiện tín tu hành, lập công bồi đức.

Sư Thiện Minh theo lời sư tôn dạy bảo, từ ngày lãnh đạo chùa Hội Phước, nhà sư đã đào tạo được rất nhiều môn đệ tài giỏi. Uy tín và đạo hạnh của sư trụ trì Thiện Minh khiến mọi người cảm mến, cho ngài là đại đức chân tu, chùa càng thu hút đệ tử quy y ngày một đông. Danh tiếng nhà sư Thiện Minh ngày một vang xa khắp vùng, từ Bến Tre, Gò Công, Mỹ Tho, Long An…

Những dịp các nơi tổ chức trường hương, sư Thiện Minh được thỉnh về làm thiền chủ. Có lần sư về lại chùa Sắc Tứ Tập Phước – nơi ngài xuất gia lần đầu tiên, làm thiền chủ trường hương. Sau nhiều lần làm thiền chủ ở các chùa, sư Thiện Minh được suy tôn lên làm hòa thượng. Ngài được xem là vị cao tăng có một không hai, khi trong mấy mươi năm ở cửa Phật đã dìu dắt biết bao người cải ác tùng thiện trở về với Phật pháp.

Năm 1947, do tuổi già sức yếu hòa thượng Thiện Minh viên tịch về với cõi Phật. Truyền rằng, khi di quan an táng, có một luồng gió thơm từ trong nhà bay theo tới huyệt kéo dài hàng giờ đồng hồ. Mọi người cho đó là điềm tốt để rước giác linh hòa thượng về Phật quốc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm