Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 02/10/2022, 16:25 PM

Tây Du Ký: Nội chướng

Nội chướng là những sự chướng ở nội tâm làm ngăn ngại trên đường hành đạo.

Từ lâu đời lâu kiếp chúng ta bị trôi lăn trong ba nẻo sáu đường, tạo không biết bao nhiêu nghiệp thiện và ác, mà thiện thì ít, ác lại nhiều, đã chứa chất trong tâm thức nào là: Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến v.v…, chúng là những ký ức do thu thập chấp giữ thuở quá khứ qua mọi hành vi thân khẩu ý. Chúng tiềm tàng trong lòng con người dưới hình thức chủng tử mà trong đạo Phật gọi là Căn bản vô minh (cội gốc của mê lầm). Tuy nói chủng tử có muôn ngàn thứ nhưng nói gọn lại chỉ có hai:

1- Chủng tử mê lầm tạo ác nghiệp. Nghĩa là thân khẩu ý hành động về bất thiện thì có tập khí xấu ác huân vào tạng thức làm thành chủng tử. Đó là nghiệp nhân của sự khốn khổ đọa lạc.

2- Chủng tử thiện hay sự định tỉnh của người tu hành cầu giải thoát. Nghĩa là thân khẩu ý hành động đều chân thiện mỹ, huân vào tàng thức làm chủng tử. Đó là nghiệp nhân phước thiện hay nhân giác ngộ.

Nội chướng là những sự chướng ở nội tâm làm ngăn ngại trên đường hành đạo.

Nội chướng là những sự chướng ở nội tâm làm ngăn ngại trên đường hành đạo.

Tập khí thật là đa dạng, tuy không hình tướng nhưng có một năng lực rất đáng sợ chớ xem thường. Chúng bất chợt dấy lên mà không rõ nơi chốn phát khởi, khi gặp duyên trái ý nghịch lòng thì chủng tử bất thiện hiện diện lôi cuốn mình vào quỹ đạo ấy. Giống như những hình ảnh yêu tinh trong truyện không biết nó ở đâu đến, bất chợt biến hóa khôn lường, chờ cho Tôn Hành Giả sơ hở (không có trí tuệ hiện hữu) là nó cuỗm Đường Tăng đi mất (bị tham sân si ngự trị) và lúc nào cũng lăm le để ăn thịt Đường Tăng. Nghĩa là tham, sân, si chờ cơ hội che lấp tâm thể sáng suốt.

Bởi nó ẩn tàng nên khó nhận diện, khi gặp cảnh ngang trái nghịch lòng hay chạm đến tự ngã thì chúng bất chợt hiện diện thúc đẩy làm những điều phi nhân đạo, trái chính nghĩa. Có những cái không đáng mà nó thúc đẩy ta phải tham, sân, si... để nuôi lớn thêm tự ngã.

Cho nên người biết hành đạo là phải chuyển hóa những tập nghiệp, hãy để nó phai mờ theo thời gian công phu, vì mỗi lần gợi nhớ lại là ta làm đậm nét thêm chớ không xóa hết. Là hành giả đang tu tập giải thoát, nếu chúng bất chợt bộc phát mà không có trí tuệ sáng suốt (Tôn Hành Giả) thì sẽ bị ngăn trệ trên đường hành đạo (ma chặn lối).

Người hành đạo đối với tập khí thì chẳng khác nào cái hũ đựng tương lâu năm, tuy hũ không còn tương trong ấy nhưng mùi vẫn còn, mặc dù đã được rửa nhiều lần, phải gia công rửa mãi và dùng chất tẩy nữa thì dần dần mùi tương trong hũ mới dứt hẳn, cái hũ sẽ hoàn toàn sạch sẽ thì mới có thể sử dụng vào việc lợi ích khác.

Hoặc giả trong lúc hành đạo nội tâm chuyển biến được an định đôi chút, nhưng thỉnh thoảng có các cảnh do tâm biến hiện ra những ảo tướng như là: Cảnh giới Phật, Bồ Tát nói pháp, thân tướng Phật hiện đến hay có những hình ảnh lạ khác... Nếu hành giả không tỉnh giác sáng suốt thì bị những cảnh ấy làm mê hoặc rồi rơi vào đường tà, mà không biết đó chỉ là ảo giác do tâm hiện ra. Vì vậy trong kinh Lăng Nghiêm có trình bày năm mươi cảnh giới Ma ngũ ấm do hành giả công phu tu hành mà thấy những cảnh ấy ở tâm. Nếu hành giả nào chấp cho là thật thì sẽ rơi vào lưới ma không tiến đến giải thoát được, mà không biết chúng là những lậu hoặc vi tế trong tâm thức. Trong kinh Lăng Nghiêm nói ngài A Nan khi giác ngộ rồi làm bài kệ có một đoạn như sau:

...Đại hùng đại lực đại từ bi

Mong lại xét trừ hoặc vi tế

Khiến con sớm được vô thượng giác…..

Cho nên đến chỗ cứu kính phải sạch hết lậu hoặc vi tế thì mới gọi là giải thoát viên mãn.

Đôi khi có trí tuệ mà vẫn bị chúng quấy nhiễu là vì thiếu định tâm và lòng từ bi, hoặc không thấy được tận gốc chúng. Nếu bình tĩnh sáng suốt rõ được nguồn phát xuất của chúng thì chúng phải chịu quy phục để cho ta tiến bước. Đây xin nói phần sáu giặc trước.

(Theo sách Tây Du Ký qua cách nhìn của người học Phật).

Phật tử tìm đọc các bài viết về tác phẩm Tây Du Ký tại đây!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cứu rùa và cái kết ly kỳ sau 16 năm

Tư liệu 10:05 03/05/2024

Lòng từ của ông Lâm và lòng tri ân của con rùa nhiếp phục, mọi người đều thề rằng từ đây về sau họ sẽ không bắt, không giết, không ăn con rùa đó nói riêng và tất cả loài rùa nói chung, lời thề nguyện này cho đến hôm nay vẫn còn tồn tại và có hiệu lực trong thôn này.

Giết rắn cả đàn, hậu họa khó lường

Tư liệu 10:30 28/04/2024

Trần Lạc Hạo mắc phải một căn bệnh kỳ quái. Không biết tại sao toàn thân đau nhức và mền nhũn như bún, không thể cử động hay tự sinh hoạt được. Các bác sĩ cho rằng đây là trường hợp lạ, lần đầu tiên họ gặp trong đời.

Trái tim bất tử - Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu

Tư liệu 08:16 27/04/2024

Hơn nửa thế kỷ trước, ngày 11-6-1963 (20-4-Quý Mão), ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã bùng lên. Ngọn lửa thiêng đó còn soi đường chính nghĩa cho những ai yêu chuộng công lý và hòa bình.

Chuyện kể về thần chú

Tư liệu 07:04 26/04/2024

Chuyện kể răng thuở xưa có một bà lão nghèo sống đơn độc trên một đỉnh núi ở Tây Tạng suốt ngày, ngồi dùng cơm ra, bà lão luôn lẩm nhẩm câu thần chú Lục tự đại minh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Xem thêm