Tây Du Ký: Tâm thức
Trên đường hành đạo nếu có trí tuệ mà không có giới là một việc thiếu sót. Giới là thành trì bảo vệ cho trí tuệ phát triển để tiến đến giải thoát. Khi hành giả đã thể nhận cái chân thật nếu không có giới để bảo hộ thì khó mà an định. Giới đây là một niệm vọng động phát khởi.
Như trí tuệ không hiện hữu thì dễ bị rơi vào lối tẻ, khi đã nhận lầm thì càng bước càng xa không thể đến mục đích cứu kính giải thoát được. Như ở hồi 50-52 nói lên ý này. Xin lược dẫn một đoạn.
... Tôn Hành Giả trước khi đi xin cơm mới vẽ cái vòng mời mấy thầy trò vào trong chớ có ra ngoài thì không ai làm hại được... Ngồi lâu quá không thấy Tôn Hành Giả về, Bát Giới nôn nóng nói: “Sư huynh chơi đùa bắt mấy thầy trò mình ngồi tù ở đây”, liền bàn nói với Đường Tăng “Thầy trò mình nên tìm chỗ kín gió để nghỉ”. Đường Tăng đồng ý rồi cùng ra khỏi vòng... Đi được một đoạn gặp tòa nhà hoang vắng do yêu tinh hóa ra, mấy thầy trò vì không biết nên đi vào thì bị yêu tinh bắt đem vào động... Tôn Hành Giả trở lại không thấy Đường Tăng liền kêu Thổ địa hỏi nguyên do rồi tìm đến động khiêu chiến... Tôn Hành Giả đánh không thắng lại bị yêu tinh thâu mất gậy Như Ý, nên lên Thiên đình tìm hỏi gốc yêu tinh vẫn không biết ở đâu, mới cầu viện binh trời đánh tiếp, nhưng cũng bị thua trận và tất cả binh khí đều bị bảo bối yêu tinh thâu hết... Tôn Hành Giả mới đến cầu viện Như Lai. Như Lai biết gốc của yêu tinh nên bảo mười tám vị La Hán đi giúp Tôn Hành Giả và dặn dò hai vị trong số La Hán ấy rằng: “Nếu không thành công thì bảo Tôn Hành Giả đến Thái Thượng Lão Quân, đó là chỗ xuất phát ra yêu tinh”... Các vị La Hán xuống trợ giúp cũng bị bảo bối yêu tinh thâu hết binh khí, nên hai La Hán nói với Tôn Hành Giả: “Yêu tinh này chủ của nó là Thái Thượng Lão Quân”... Tôn Hành Giả đến cầu Thái Thượng Lão Quân thì Ngài mới hay con trâu xanh đã ăn cắp chiếc vòng kim cương xuống trần. Thái Thượng Lão Quân cùng Tôn Hành Giả xuống động. Tôn Hành Giả dụ yêu tinh ra, Thái Thượng Lão Quân đứng trên không trung đọc thần chú và dùng quạt quạt một cái, yêu tinh mới chịu đầu phục và hiện nguyên hình là con trâu xanh. Lão Quân thâu phục đem về...
Đây cho thấy cái vòng Tôn Hành Giả vẽ là chỉ cho giới. Giới đây không phải giới tướng mà là giới thể. Nếu ở trong vòng giới thì không có việc gì xảy ra cả. Bởi ra khỏi vòng giới mà trí tuệ không hiện hữu nên gặp phải đủ chuyện. Khi tâm động là đã ra khỏi giới mới bị niệm dẫn đường (ma đưa lối quỷ dẫn đường) . Nếu trí tuệ không hiện hữu thì phải nương nơi giới mà trí đã vạch sẵn để hộ thân huệ mạng. Bằng ngược lại, tâm không tự chủ liền bị các giác quan (Bát Giới) chủ động sai khiến hướng ngoại, lần lượt rơi vào tập nghiệp cũ sẽ bị ngoại cảnh lôi kéo, đó cũng là lệ thông thường khi chưa có trí tuệ rõ ra lẽ thật các pháp, cho nên bị u mê mù quáng, không còn sáng suốt như có một ma lực siêu nhiên bắt phải làm theo, mới thọ lãnh hậu quả nhọc nhằn khổ sở, giống như Tôn Hành Giả trước khi đi xin cơm vẽ một cái vòng bảo Đường Tăng và các sư đệ vào trong chớ có ra ngoài thì sẽ không có gì hại được. Bởi Đường Tăng không tự chủ, lại bị Bát Giới nói bàn theo lẽ phải của bản năng vô trí rồi đồng tình nghe theo mà phải bị nạn rơi vào tay yêu tinh. Trong Sa di luật giải có một sự tích nói ý này:
Thuở xưa có vị Tỳ kheo đi dạo quanh hồ sen nghe mùi hương khởi niệm ngửi. Ngay khi ấy có vị Thần hiện ra quở: “Sao ông trộm hương sen của tôi?”. Vị Tỳ kheo không biết trả lời. Khi đó có người lội xuống hồ bẻ hoa nhổ ngó làm cho sen ngã rạp. Vị Tỳ kheo nói: “Tôi chỉ ngửi hương sen mà ông nói tôi trộm hương, nay người kia nhổ ngó, bẻ hoa sao ông không quở họ?”. Vị thần bảo: “Đó là kẻ thế tục không biết tội lỗi. Ví như chiếc áo đen dù có năm, mười vết mực dính vào cũng không thấy, còn ông tu hành giống như chiếc áo trắng, chỉ một vết mực nhỏ cũng thấy rõ, nên tôi trách ông”.
Qua câu chuyện trên cho thấy, người hành đạo khi xúc duyên với tất cả pháp tâm vừa mống khởi dính mắc là đã ra khỏi giới liền bị niệm dẫn. Người giữ giới miên mật là đối cảnh lòng không xao động tức là được định, trong giới đã có định, trong định là giới. Giới định có mà trong ấy không khởi tưởng đây là giới là định, tức là huệ vậy. Thế nên Đường Tăng nói: “Nếu biết đừng ra khỏi vòng thì làm gì có nạn này!”. Tôn Hành Giả liền nói: “Vì không tin cái vòng của con, thầy mới lọt vào vòng của người khác. Biết bao là khổ sở!”. Do đó cuối hồi 50 Ngô Thừa Ân viết:
Đạo cao một thước, ma cao (một) trượng
Rối tính, mê tình, nhận lẫn nhà
Đáng giận ai kia ngồi chẳng vững
Niệm đầu hành động quá sai ngoa.
Bởi bất giác có niệm nên bị trôi lăn quên đi nguồn cội rồi tạo không biết bao nhiêu nghiệp mà kể. Một khi đã lầm nhận thì bị nó dẫn đi không lúc nào dừng, hết niệm này tới niệm nọ nối tiếp. Bởi từ lâu quên đi nguồn cội, hướng ngoại buông thả theo dục vọng không biết hồi đầu tỉnh giác nên càng bước càng xa. Dù nay đã giác ngộ có trí tuệ, tuy không hòa nhập theo và thấy rõ sự vận hành của nó, nhưng nó còn quá mạnh chưa chịu khuất phục. Trạng thái ấy tuy không thấy có niệm khởi thô thiển, nhưng hình như có sự máy động lăn tăn nhỏ nhiệm không rõ ràng cho lắm, thì biết đó là dòng tâm thức đang trôi chảy rất tế vi bên trong, nếu dùng những hình thức phương tiện bên ngoài để dẹp trừ thì chỉ tạm dừng ở hạn định thời gian nào đó chớ chẳng phải thật lắng lặng hoàn toàn. Phải dùng trí xét biết tận gốc của dòng tâm thức phát xuất từ đâu thì mới không bị lầm lẫn. Do đó nói Tôn Hành Giả đến Như Lai cầu viện.
Con trâu xanh là chỉ cho tâm thức vọng động, Thái Thượng Lão Quân chỉ cho Tâm chân thật, và vòng kim cương là nói công năng diệu dụng của tâm, mà tâm thức là từ nơi Tâm chân thật lưu xuất, giống như Thái Thượng Lão Quân là chủ của con trâu xanh vậy. Tâm thức là niệm bất giác mà trong kinh nói là Căn bản vô minh (chủng tử bản hữu tiềm ẩn trong tạng thức), do vì mê lầm bám chấp sống với tâm thức mà quên Tâm chân thật, nên tâm thức cũng có công năng rất mạnh, tuy có trí tuệ đó nhưng tâm thức vẫn trôi chảy chưa chịu dừng, giống như Tôn Hành Giả đánh không lại yêu tinh phải đi cầu viện binh Trời tướng Phật đến trợ giúp.
Khi các vị La Hán dùng Kim Đơn Sa làm yêu tinh mờ mắt không thấy đường để cho Tôn Hành Giả đánh thì nó không sợ lại dùng bảo bối thâu hết. Vì Kim Đơn Sa ví như phương tiện làm dừng nhân vọng động hiện tại không cho ý thức tạo nghiệp chớ chưa rõ ra Bổn Tâm chân thật, cho nên câu “Mạt vàng tuy quí nhưng rơi vào mắt vẫn bị xốn” là chỉ cho ý này. Để nói lên cái phương tiện tuy quí nhưng chỉ tạm dùng trong một thời gian hạn định nào đó để đối trị tâm bệnh, như sân hận lấy từ bi đối trị; tham lam lấy bố thí trị; tham sắc dục lấy quán bất tịnh trị v.v... Cho nên A La Hán chỉ mới dứt nhân ý thức không còn tạo nghiệp hiện tại được ra khỏi sanh tử, nhưng câu sanh vô minh (chủng tử bản hữu) vẫn còn, là cái bất giác của quá khứ còn đọng lại trong tàng thức, nên A La Hán sợ sanh tử mà vào Niết bàn, chứ không biết những niệm bất giác đó gốc từ Chân tâm lưu xuất. Vì vậy trong kinh Lăng Nghiêm nói A La Hán chưa thoát khỏi thức ấm, bởi A La Hán khi thấy ý thức đứng lặng rồi dừng trụ ở đó không chịu tiến thêm. Nhưng cái đứng lặng đó không phải thật lặng, bên trong nó như một dòng nước chảy liên tục, ở xa trông như vệt trắng, vì chảy nhanh quá nên không thấy rõ, chớ nó do từng hạt nước, từng hạt liên kết nhau trôi chảy không dừng. Cũng như mấy năm trước ta đã từng thấy một vật lạ, rồi trải qua nhiều năm không hề nghĩ đến. Về sau bỗng nhiên thấy lại vật đó hoặc nghe ai kể nhắc lại thì liền nhớ rất rõ ràng. Đó là những ký ức chấp giữ vi tế in sâu trong tạng thức, nó thuộc về thức ấm, do bất giác ở quá khứ mà từng niệm, từng niệm chịu sự huân tập thành chủng tử hư vọng. Nó lăn tăn nhỏ nhiệm không rõ ràng cho lắm mà trong kinh gọi là vọng thức vi tế sinh diệt. Cũng giống như mặt biển vốn phẳng lặng, nhưng bởi do duyên có gió nên mặt biển nổi sóng to; đến khi gió đã dừng rồi mà mặt biển vẫn còn dư ba trước đó nên thấy có những gợn sóng nhỏ ngầm lăn tăn, chớ mặt biển chưa trở lại phẳng lặng như xưa; cho nên đến khi nào thể nhận và hằng sống với thể tánh trọn vẹn thì thức ấm mới dừng.
Trong Đại Trí Độ Luận nói ngài Xá Lợi Phất tuy chứng A La Hán phá được ba độc mà khí phần ba độc và sở tri chướng chưa hết, nên nói Ngài vẫn còn dư tập khí sân nhuế. Ví như cái hộp đựng hương, tuy hương đã lấy ra nhưng mùi hương nó vẫn còn, như người mới cởi bỏ được xiềng xích đi chưa vững vàng.
Hay vị A La Hán Tất Lăng Già Bà Sa bị bệnh đau mắt. Một hôm đi khất thực qua sông Hằng nói với thần sông rằng: “Con tiểu tỳ! Hãy cho nước ngưng chảy, để ta qua sông”. Thần sông đến bạch Phật về sự việc này. Phật bảo ngài Tất Lăng Già Bà Sa phải đến trước thần sông sám hối. Ngài vâng lời Phật đến trước thần sông nói rằng: “Tiểu tỳ, ngươi chớ giận, nay ta đến sám hối với ngươi đây”.
Cả chúng phá lên cười: “Như vậy là sám hối hay mắng nữa đấy?”
Sau đó Phật bảo thần sông: “Ông thấy vị Tỳ kheo ấy chắp tay sám hối chăng?”
Thần sông thưa: “Dạ có, bạch Thế Tôn”.
Phật dạy: “Tỳ kheo ấy sám hối thành tâm không kiêu mạn, lời nói như vậy chẳng phải là lời nói ác. Tỳ kheo này 500 năm về trước, sanh trưởng trong nhà Bà la môn thường tự kiêu tự mãn rằng, mình là con nhà quí phái, do thói quen mà nói vậy, chớ thật tâm chẳng còn kiêu mạn nữa”.
Và kinh Pháp Hoa cũng nói A La Hán vẫn còn bị kẹt chỗ Hóa thành, là trạm để dừng chân chớ chưa đến Bảo sở.
Đứng về danh từ A La Hán thì Từ điển Phật học có phân làm bảy loại. Nhưng đọc trong truyện ta thấy A La Hán dùng bảo bối Kim Đơn Sa ném xuống đánh yêu tinh mà nó không sợ, nên mới dẫn ý A La Hán đây là bậc thứ tư của quả vị Thanh Văn. Nhưng theo trong kinh Phật giáo phát triển và Thiền tông thì bậc A La Hán này chưa nhận ra bổn tâm sáng suốt trong lặng.
Đối với phàm phu do quen nhìn theo nghiệp cảm không biết lẽ thật nên ngay sắc thân nhơ nhớp (bất tịnh) này lại cho là sạch; tâm suy tính nghĩ tưởng biến đổi sanh diệt không dừng (vô thường) mà nghĩ là thường; các pháp không chủ thể nhất định (vô ngã) lại cho là có thực thể; cuộc đời này khổ (Sanh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Cầu bất đắc khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tắng hội khổ, Ngũ ấm xí thạnh khổ) mà cố chấp cho là vui nên phải bị lang thang, trôi nổi trong sanh tử. Đó là bốn cái điên đảo của phàm phu. Còn hàng Thanh Văn A La Hán thì thấy ngược lại, nhìn trên sắc thân này là bất tịnh; tâm sinh diệt là vô thường; các pháp là vô ngã; thế gian này là đau khổ. Do có cái nhìn như thế mà không chấp trước ái nhiễm trên thân tâm và các pháp nên được an định, gọi là vô ngã, rồi an trụ nơi tịch lặng cho là Niết bàn. Vì thấy khổ thật, sinh tử thật có để diệt và thấy có Niết bàn thật để chứng, nên gọi là còn kẹt pháp. Do đó nói A La Hán chưa thể nhận được bổn tâm, rõ bản tánh trên pháp chỉ chấp chỗ tịch lặng cho là rốt ráo. Nhưng đối với các vị đại Bồ Tát và Phật thì cho rằng A La Hán cũng có bốn cái điên đảo nữa. Vì sao? Vì Phật và đại Bồ Tát đã thể nhận được ngay báo thân nhơ nhớp này có cái chưa từng bị nhơ sạch (Chân tịnh); chưa từng bị khổ vui (Chân lạc); chưa từng bị sanh diệt (Chân thường); luôn hằng hữu rỗng lặng sáng suốt (Chân ngã). Đó là Chân tâm hay Phật tánh. Do các Ngài nhận thấy được như vậy mà nói A La Hán có bốn cái thấy đảo ngược, và cộng bốn cái điên đảo của phàm phu nên trong kinh gọi là Bát đảo, và nói đại Bồ Tát được bốn đức Niết bàn (chân thường, chân lạc, chân ngã, chân tịnh). Bởi A La Hán chỉ nhìn trên giả tướng xác định các pháp có sinh, có diệt, có thành, có hoại mà xa lìa không ái nhiễm, nhưng chưa thấy được trong vô thường có cái hằng thường bất biến, đó là thể tánh bất sanh bất diệt của các pháp. La Hán do thấy các pháp thật vô thường, thật khổ… nên sợ rồi chán lìa mà an trụ trong an định. Còn Đại Bồ Tát thấu rõ ngay thân tâm và các pháp vô thường đó có cái hằng thường bất biến. Các pháp tuy có tướng sinh diệt vô thường, nhưng cái sinh diệt vô thường của các pháp là huyễn sanh, huyễn diệt, huyễn vô thường. Song nếu chấp các pháp là huyễn sanh, huyễn diệt thì chỉ mới thoát khỏi cái tướng sinh diệt của các pháp chớ chưa rốt ráo, mà phải không chấp lấy chỗ bất sinh bất diệt nữa kia, vì bất sinh bất diệt cũng còn đối đãi với sinh diệt. Cho nên đến mục đích cứu cánh phải không thấy có sinh diệt vô thường, không thấy có thường trụ bất biến, lìa được hai tướng đối đãi mới là chân thật tuyệt đối.
Nói như thế để thấy do tâm hành giả nhìn các pháp thế nào đó mà có dính mắc hay phân chia ra Tiểu thừa, Đại thừa hay Tối thượng thừa. Có phân chia ra như vậy là do trí hành giả có cao thấp mà ra, chớ rốt ráo của Phật pháp không có Tiểu, Đại.
Ở đây là vì so sánh với cái nhìn cứu cánh hay chưa cứu cánh chớ không phải nói thấp các vị A La Hán, bởi chúng ta chưa dứt hết ái kiến mà các vị La Hán đã sạch hết ái kiến không còn sanh trong ba cõi và các Ngài được lục thông tự tại, trong khi đó chúng ta thì chưa được như vậy.
Nhưng tóm lại A La Hán chia làm hai hạng:
1- Hạng Bất Hồi Tâm Độn A La Hán: Ở nơi không vọng động tự thỏa mãn an trú trong đó, chỉ tự lợi riêng mà không làm lợi ích gì cho ai, nên Đức Phật quở là trầm không trệ tịch, là phương tiện nghỉ chân chớ chưa cứu cánh.
2- Hồi Tâm Đại A La Hán: Là vị có trí linh động cầu tiến, thấy sự liên hệ giữa mình và nhân sinh nên phát tâm rộng lớn chớ không tự mãn ở nơi tịch lặng đã được, mà chuyển sang tâm Bồ Tát để tiến tu, hành Bồ Tát hạnh, đến khi công hạnh được viên mãn, đức tánh tròn đầy mới lên Phật quả.
Đối với các vị Bồ Tát và Phật thấy các pháp cùng thân tâm không thật có, tất cả đều từ tự tâm hiện. Bản chất nó có do hội đủ các yếu tố của nhân và duyên, có như huyễn như hóa, thể tánh vốn là không. Bởi các Ngài đã thể nhận được Bổn tâm, do đó nhìn các pháp vốn không ngoài vòng ánh sáng của tâm nên không bị nó lôi cuốn.
Để cụ thể việc này hơn, ta hãy tưởng tượng như vầng thái dương luôn tỏa ánh sáng khắp nơi, nhưng khi bị mây che phũ, kẻ vô trí vì không nhận được nguồn sáng trên cao kia nên chỉ thấy có mây (vọng tưởng), không thấy mặt trời (bổn tâm). Đây chỉ cho phàm phu không biết bổn tâm mà nhận vọng tưởng, vọng niệm là mình.
Đến một lúc nào đó mây tan hết thì thấy bầu trời trong lặng không mây. Có mây và không mây là hai trạng thái đối lập. Do chưa thấy được mặt trời đang tỏa chiếu trùm khắp bầu trời (Chân tâm) và chẳng bao giờ thiếu vắng dù chỉ trong phút giây. Tất cả những gì ở trong bầu trời, khi có mây hay không mây cũng đều được ánh sáng đó soi chiếu nên chúng đều hóa sáng theo ánh sáng của mặt trời. Bởi ở địa vị của ánh sáng mặt trời nên không quan tâm đến mây và không mây. Khi có mây hay không mây ánh sáng mặt trời vẫn luôn bất động trùm cả bầu trời.
Do không thấy được ánh sáng mặt trời là vì ta thấy có mây, rồi cho mây thật có lại bám vào mây (phàm phu), mà không biết nhờ có ánh sáng mặt trời mới thấy mây đang biến chuyển thay đổi. Thấy mây là biết có ánh sáng mặt trời, do vì chỉ nhận mây mà quên đi cái ánh sáng rỗng lặng đang phũ trùm bầu trời. Lại khi không mây thì thấy có bầu trời thênh thang, cho cái bầu trời thênh thang đó là chỗ nơi để an trụ (A La Hán), mà chưa thấy được mặt trời tỏa chiếu khắp bầu trời. Hơn nữa, lại chẳng biết nhờ có ánh sáng đó mới thấy bầu trời thênh thang không mây.
Khi đã rõ được ánh sáng mặt trời trong lặng bất động thì thấy rõ tột cội gốc của mây là ảo huyền, nó có trong sự tạm bợ, chợt còn, chợt mất, không dừng trụ nhất định, và cái bầu trời thênh thang không mây kia cũng ở trong ánh sáng mặt trời. Nhưng ở ánh sáng mặt trời bất động thênh thang thì chẳng có mây và không mây. Cũng như mặt gương vốn sẵn trong suốt bất động luôn chiếu soi. Bởi chính trong gương không một vật nên mới trong suốt, nhưng vật gì ở trước nó đều hiện rõ trong ấy. Khi có bóng vật ở gương, biết bóng không phải là gương, bóng chợt đến, chợt đi. Còn mặt gương ngay khi có bóng hay không bóng, vẫn luôn trong suốt chiếu soi bất động.
Cũng vậy, khi không vọng niệm lúc đó ta vẫn rõ biết, khi vọng niệm khởi cũng rõ biết là đang có vọng niệm. Chính cái RÕ BIẾT khi có vọng (mây) và không vọng (không mây) thì cái RÕ BIẾT đó luôn hiện hữu, chỉ đừng hòa nhập lao theo vọng niệm thì cũng như mặt trời luôn tỏa sáng vậy.
Nếu đã nhận rõ Bổn tâm thì có trí tuệ mới không bị dòng tâm thức câu thúc. Vì sao? Vì khi trí tuệ đã tỏa sáng thì những vọng thức cũng ở trong vòng ánh sáng của trí tuệ nên nó tự hóa thành sáng theo ánh sáng ấy. Nếu lúc nào ta cũng nuôi dưỡng ánh sáng đó thì vọng niệm dù còn nhưng nó không lôi dẫn ta được.
Tuy rằng có trí tuệ mà chưa định tâm thì vẫn bị bất giác quấy nhiễu, do đó nói Tôn Hành Giả không thắng nổi yêu tinh là ý này. Còn như biết rõ gốc tâm thức từ nơi rỗng lặng sáng suốt (Thái Thượng Lão Quân) phát sanh và tâm an định lại (câu thần chú) thì ngay đó nó liền hóa tán (yêu tinh quy phục). Nên có bài:
Đối với các vị Bồ Tát và Phật thấy các pháp cùng thân tâm không thật có, tất cả đều từ tự tâm hiện. Bản chất nó có do hội đủ các yếu tố của nhân và duyên, có như huyễn như hóa, thể tánh vốn là không. Bởi các Ngài đã thể nhận được Bổn tâm, do đó nhìn các pháp vốn không ngoài vòng ánh sáng của tâm nên không bị nó lôi cuốn.
Để cụ thể việc này hơn, ta hãy tưởng tượng như vầng thái dương luôn tỏa ánh sáng khắp nơi, nhưng khi bị mây che phũ, kẻ vô trí vì không nhận được nguồn sáng trên cao kia nên chỉ thấy có mây (vọng tưởng), không thấy mặt trời (bổn tâm). Đây chỉ cho phàm phu không biết bổn tâm mà nhận vọng tưởng, vọng niệm là mình.
Đến một lúc nào đó mây tan hết thì thấy bầu trời trong lặng không mây. Có mây và không mây là hai trạng thái đối lập. Do chưa thấy được mặt trời đang tỏa chiếu trùm khắp bầu trời (Chân tâm) và chẳng bao giờ thiếu vắng dù chỉ trong phút giây. Tất cả những gì ở trong bầu trời, khi có mây hay không mây cũng đều được ánh sáng đó soi chiếu nên chúng đều hóa sáng theo ánh sáng của mặt trời. Bởi ở địa vị của ánh sáng mặt trời nên không quan tâm đến mây và không mây. Khi có mây hay không mây ánh sáng mặt trời vẫn luôn bất động trùm cả bầu trời.
Do không thấy được ánh sáng mặt trời là vì ta thấy có mây, rồi cho mây thật có lại bám vào mây (phàm phu), mà không biết nhờ có ánh sáng mặt trời mới thấy mây đang biến chuyển thay đổi. Thấy mây là biết có ánh sáng mặt trời, do vì chỉ nhận mây mà quên đi cái ánh sáng rỗng lặng đang phũ trùm bầu trời. Lại khi không mây thì thấy có bầu trời thênh thang, cho cái bầu trời thênh thang đó là chỗ nơi để an trụ (A La Hán), mà chưa thấy được mặt trời tỏa chiếu khắp bầu trời. Hơn nữa, lại chẳng biết nhờ có ánh sáng đó mới thấy bầu trời thênh thang không mây.
Khi đã rõ được ánh sáng mặt trời trong lặng bất động thì thấy rõ tột cội gốc của mây là ảo huyền, nó có trong sự tạm bợ, chợt còn, chợt mất, không dừng trụ nhất định, và cái bầu trời thênh thang không mây kia cũng ở trong ánh sáng mặt trời. Nhưng ở ánh sáng mặt trời bất động thênh thang thì chẳng có mây và không mây. Cũng như mặt gương vốn sẵn trong suốt bất động luôn chiếu soi. Bởi chính trong gương không một vật nên mới trong suốt, nhưng vật gì ở trước nó đều hiện rõ trong ấy. Khi có bóng vật ở gương, biết bóng không phải là gương, bóng chợt đến, chợt đi. Còn mặt gương ngay khi có bóng hay không bóng, vẫn luôn trong suốt chiếu soi bất động.
Cũng vậy, khi không vọng niệm lúc đó ta vẫn rõ biết, khi vọng niệm khởi cũng rõ biết là đang có vọng niệm. Chính cái RÕ BIẾT khi có vọng (mây) và không vọng (không mây) thì cái RÕ BIẾT đó luôn hiện hữu, chỉ đừng hòa nhập lao theo vọng niệm thì cũng như mặt trời luôn tỏa sáng vậy.
Nếu đã nhận rõ Bổn tâm thì có trí tuệ mới không bị dòng tâm thức câu thúc. Vì sao? Vì khi trí tuệ đã tỏa sáng thì những vọng thức cũng ở trong vòng ánh sáng của trí tuệ nên nó tự hóa thành sáng theo ánh sáng ấy. Nếu lúc nào ta cũng nuôi dưỡng ánh sáng đó thì vọng niệm dù còn nhưng nó không lôi dẫn ta được.
Tuy rằng có trí tuệ mà chưa định tâm thì vẫn bị bất giác quấy nhiễu, do đó nói Tôn Hành Giả không thắng nổi yêu tinh là ý này. Còn như biết rõ gốc tâm thức từ nơi rỗng lặng sáng suốt (Thái Thượng Lão Quân) phát sanh và tâm an định lại (câu thần chú) thì ngay đó nó liền hóa tán (yêu tinh quy phục). Nên có bài:
Bao năm lầm nhận than khổ mãi
Xét tới tận cùng mới hay ra
Từ nơi rỗng lặng lao theo chiếu
Quên bỏ nguồn chân viếng ngoại trần
Và ở hồi 60-61 cũng nói lên ý nghĩa tâm thức này. Xin lược dẫn một đoạn.
... Khi Tôn Hành Giả nghe Thổ địa mách muốn mượn quạt nên tìm Ngưu Ma vương ở động Ma Vân... Tôn Hành Giả đến động gặp Ngưu vương hỏi mượn quạt, Ngưu vương kể lể rồi không cho nên hai bên đánh nhau. Đang đánh Ngưu vương bỏ ngang chạy đi dự tiệc... Tôn Hành Giả lén theo đến chỗ, trộm con vật Ngưu vương cưỡi và hoá giả làm Ngưu vương đến chỗ Bà La Sát... Bà La Sát không biết tưởng là Ngưu vương chồng mình nên đưa bảo bối quạt Ba tiêu thật. Tôn Hành Giả liền hiện nguyên hình đi về. Ngưu vương dự tiệc xong ra không thấy con vật mình cưỡi liền nghi Tôn Hành Giả trộm, vội về chỗ Bà La Sát mới hay Tôn Hành Giả gạt lấy quạt. Ngưu vương liền biến ra Bát Giới đón đường Tôn Hành Giả đang trên đường về, gạt lấy quạt lại và quạt Tôn Hành Giả. Tôn Hành Giả nhờ trước đó nuốt Định Phong Đan nên không bị bay, rồi hai bên đánh nhau. Ngưu vương đánh không lại biến thành con trâu trắng to giao chiến... Tôn Hành Giả đuổi theo bắt lấy, trên dưới đều có quân Trời, tướng Phật trợ sức nên Ngưu vương bị Na Tra và Tôn Hành Giả thâu phục dẫn về nơi Phật nộp trả...
Đây cho thấy Ngưu Ma vương là chỉ cho tâm vọng thức hướng ngoại lang thang rong ruổi tìm những thú vui của dục lạc. Một khi đã quên gốc thì càng bước càng xa nên đường trước mịt mờ không biết lối ra, giống như Ngưu vương nay thọ hưởng dục lạc ở động Ma Vân, mai dự tiệc nọ ở động Long Tinh v.v... Trước đó, khỉ và trâu đã giao du và kết tình nghĩa anh em, lúc đó hai bên tài đều ngang nhau, nhưng ngày nay thì:
Khỉ đã hồi đầu theo chính giác
Trâu kia đau đáu hướng ngoại trần.
Cũng vậy, nay tuy đã giác ngộ có trí tuệ nhưng vọng thức vẫn còn máy động, phải luôn luôn sáng suốt định tỉnh chẳng hòa hợp theo thì chúng không sai khiến ta được, giống như Ngưu vương dùng quạt Ba tiêu quạt Tôn Hành Giả không bay nên đánh chẳng lại phải chạy.
Con trâu xưa kia vốn là trâu trắng của Như Lai, do bất giác hướng ngoại đi hoang nên bụi bùn bám đầy hóa thành trâu đen lang thang khắp nẻo. Nay muốn nó trở về cũng phải đánh đổi bao nhiêu công lao khó nhọc thì mới chịu hồi đầu hiện rõ bản tướng là trâu trắng như xưa.
Cũng thế, từ lâu chúng ta chấp vọng thức là mình nên bị trôi lăn ba cõi sáu đường. Nay có trí tuệ và an định mới biết nó giả dối hư ảo. Từ chỗ chân thật rỗng lặng sáng suốt chỉ do bất giác mà có muôn sai ngàn khác trở thành xa cách.
Khỉ và trâu là những hình ảnh tượng trưng cho tâm thức hư vọng. Nhưng ở đây nói Tôn Hành Giả là chỉ cho tâm ý đã chuyển hóa, hồi đầu không chạy theo những ý tưởng hư vọng và trần cảnh huyễn ảo gọi là tâm tỉnh giác. Còn Ngưu Ma vương là nói tâm thức mê mờ phụ họa với sáu căn ái nhiễm dính mắc sáu trần làm cho tâm thêm vẩn đục.
Tóm lại chỉ có mê và ngộ. Khi mê sáu căn tiếp xúc sáu trần, tâm mống niệm hướng ngoại nên bị các cặp đối đãi xoay chuyển. Khi tỉnh thức giác ngộ thì cũng căn cảnh tiếp xúc nhau, nhưng tâm bình lặng thản nhiên chỉ biết vậy, không có niệm thêm bớt, thấy chỉ thấy, nghe chỉ nghe, rõ biết tất cả. Nghĩa là lúc đối diện với sáu trần không bị vướng mắc cái chi hết, khi ấy thật an tịnh sáng suốt không bị ngoại cảnh chi phối, nên gọi là giác ngộ, chứ không phải nhắm mắt, bịt tai không nghe biết chi. Bởi vì giác ngộ là thấy rõ tận gốc của cái mê không tiếp nối, thì cái mê tự dừng mà trả lại cái xưa nay hằng trống vắng linh diệu, chưa từng hoen ố vẩn đục. Thế nên, thiền sư Pháp Loa có dạy “Trong mười hai giờ, ngoài dứt các duyên, trong tâm không loạn. Vì tâm không loạn động nên cảnh đến vẫn an nhàn. Mắt không vì cái sở duyên của thức mà chạy ra (mắt không vì cảnh mà thức chạy ra dính mắc), thức không vì cái sở duyên của cảnh mà vào (thức không vì mắt thấy cảnh mà thâu vào). Ra vào không giao thiệp nên gọi là ngăn dừng. Tuy nói ngăn dừng mà chẳng phải ngăn dừng. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế”. Nhưng muốn được vậy cũng phải nhờ sự trợ duyên giữ giới luật và công sức hành thiện cùng lòng hổ thẹn của chính mình khi lơ là giải đãi trên đường hành đạo, vì có hổ thẹn mới tăng thêm nghị lực và ý chí, giống như Tôn Hành Giả giao chiến với Ngưu vương lại có binh Trời, tướng Phật trợ lực với Tôn Hành Giả vậy.
Bao kiếp nổi trôi trong vòng luân hồi, con trâu đen đã bao phen dãi nắng dầm sương, thăng trầm trong cuộc sống lãng du. Nay biết thân phận không còn dám càn bướng hung hăng như trước mà đã biến thành con trâu trắng trở về nguồn cội xưa, đang phũ phục trước mặt Như Lai tỏa vạn ánh hào quang rạng ngời an lạc. Thật hạnh phúc thay trong giây phút hiện tại này, một hạnh phúc tuyệt vời không gì đánh đổi được, một niềm vui bất tuyệt không gì so sánh bằng. Nó đã làm thay đổi hẳn mọi cách nhìn, cách sống theo tập quán thường nhật, chẳng còn hệ lụy bởi mọi biến chuyển thăng trầm trong cuộc đời. Nhưng phải giữ trạng thái đó miên viễn thì mới thật sự rốt ráo an lạc. Cũng như Ngài Đại An ở núi Qui nói: “Này các hành giả muốn làm Phật, chỉ cần không có những tâm điên đảo, tâm vin theo, tâm vọng tưởng, tâm nghĩ ái, tâm cấu đục chẳng sạch của chúng sinh, tức các hành giả là Phật chánh giác mới phát tâm đâu có cái gì khác nữa ! Thế nên Đại An này ở tại núi Qui 30 năm, ăn cơm núi Qui, đại tiện núi Qui mà không học thiền núi Qui chỉ coi chừng con trâu. Nếu nó lạc đường hay vào trong cỏ, liền lôi nó lại. Nếu có ăn lúa mạ của người liền đánh đập điều phục nó. Đáng thương đã lâu chịu người rầy rà, hiện giờ nó đổi thành con trâu trắng đứng trước mặt, trọn ngày hiện sờ sờ đuổi cũng chẳng đi”.
Nếu sống với Tâm chân thật bất động được đôi chút mà tâm vọng động còn nhiều thì giống như trâu chỉ trắng ít phần trên thân, đến lúc nào đó trên mình con trâu đã trắng hoàn toàn luôn hiện sờ sờ trước mặt, tức là Tâm chân thật không lúc nào vắng. Khi ấy dù có đối diện tất cả trần cảnh, tâm cũng không bị chao động, luôn linh hoạt sáng suốt làm chủ trước ngoại duyên.
Trâu đen hay trắng cũng chỉ là con trâu (tâm) mà thôi chớ không khác, chỉ khác ở đen (vọng động) là mê lầm rong ruổi đắm nhiễm ngoại cảnh, tẩm nước ngũ dục thân tâm ô nhiễm mà trong kinh nói là Bối giác hợp trần; còn trắng (chân thật) là an tịnh thuần hòa sáng suốt không lầm lẫn là Bối trần hợp giác. Cho nên có kệ nói rằng:
Bởi do hướng ngoại nên lang bạt
Tỉnh giác hồi đầu chẳng đổi hình
Niệm trước sai lầm thành xa cách
Niệm sau sáng tỏ chốn cũ về.
Nói về là một lối nói trên ngôn ngữ, nếu cho có chỗ để về tức vẫn còn mê lầm vì chưa dứt năng sở, ngã pháp; hơn nữa Bổn tâm xưa nay đâu có đi, có đến mà về. Nói rõ hơn chỉ là nhận lại và hằng sống trọn vẹn không máy động mà tùy duyên phóng khoáng chẳng có cái chi ràng buộc, luôn an nhiên thanh thản trong cuộc sống.
(Theo sách Tây Du Ký qua cách nhìn của người học Phật).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm