Thứ sáu, 28/06/2019, 09:21 AM

Tây Tạng huyền bí trong cuốn tự truyện về con mắt thứ ba

Cuốn tự truyện Con mắt thứ ba kể về những kiến thức thú vị và bất ngờ về xứ sở huyền bí, đời sống Lạt Ma viện và những bí ẩn trong Phật giáo Tây Tạng.

>>Những cuốn sách Phật giáo

Đôi nét về cuốn sách

Ở bất kỳ nơi nào được phát hành, cuốn tự truyện “Con mắt thứ ba” (The Third Eye) cũng nhanh chóng xuất hiện trong danh mục các cuốn sách bán chạy nhất (best seller).

Bài liên quan

Thân thế của tác giả được giải thích là sự nhập hồn của Lobsang Rampa – một Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng – vào thân xác của Cyril Henry Hoskin (1910 – 1981) – một người đàn ông Anh Quốc.

Dày khoảng 300 trang, cuốn sách kể về cuộc đời của cậu bé Lobsang Rampa mới 7 tuổi đã tự mình vượt qua thử thách khó khăn để vào Lạt Ma viện. Tại đây, cậu đã trải qua những năm tháng được đào tạo và sát hạch vô cùng khắc nghiệt về giáo lý, kiến thức y học cùng những huyền môn của Phật giáo Tây Tạng.

Cậu bé đã xuất sắc vượt qua các kỳ sát hạch và được tấn phong Lạt Ma (Thượng nhân) cao cấp – một vị trí lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng khi mới hơn 10 tuổi. Cuốn sách cũng kể về cuộc phẫu thuật để mở thần nhãn – con mắt thứ ba của Lobsang Rampa, những huyền năng khi con mắt được khai mở, cuộc điểm đạo đầy huyền bí khiến cho linh hồn của vị Lạt Ma trẻ tuổi tiến nhập vào quá khứ và tương lai, phát hiện mình đã từng hóa thân thành một người khổng lồ…

Bao trùm toàn bộ tác phẩm Con mắt thứ ba là sự huyền bí về đất nước Tây Tạng với những cảnh vật, phong tục văn hóa khác biệt và những bí ẩn của Phật giáo Tây Tạng.

Bìa cuốn sách Con mắt thứ ba được dịch ra tiếng Việt bởi dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt trước năm 1975 (ảnh: lobsangrampa.org)

Bìa cuốn sách Con mắt thứ ba được dịch ra tiếng Việt bởi dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt trước năm 1975 (ảnh: lobsangrampa.org)

Thử thách khắc nghiệt cho cậu bé 7 tuổi

Bài liên quan

Lobsang Rampa là con trai của một vị quan đại thần Tây Tạng. Tuy vậy, cha ông là người vô cùng nghiêm khắc. Từ khi 4 tuổi, Lobsang Rampa đã phải học cưỡi ngựa, tập võ để mong sau này trở thành một vị quý tộc tài giỏi.

Lobsang Rampa được yêu cầu thực hiện thử thách ngồi tọa thiền bất động trong 3 ngày liền từ sáng đến tối để có đủ tư cách bước vào tu viện Chakpori. Đới với một đứa trẻ 7 tuổi, tọa thiền liên tục hơn 12 tiếng đồng hồ không ăn không uống mỗi ngày quả là một thử thách vô cùng khốc liệt.

Kể về thử thách, ông viết: “Ngày hôm sau, cuộc thử thách bước qua ngày thứ ba. Khi tôi ngồi dậy theo tư thế tọa thiền, tôi cảm thấy yếu sức hơn mọi ngày và đầu óc tôi choáng váng. Tôi thấy tu viện dường như xoay tít trong một khối xa mù gồm những tòa dinh ốc, những màu mè sặc sỡ, những đốm đỏ với những núi non và những sư sãi quay cuồng lẫn lộn với nhau một cách vô cùng hỗn độn… Tôi có cảm giác rằng những tảng đá mà tôi ngồi ở trên, lần lần đã trở nên bén nhọn cũng như dao cắt, nó làm cho tôi đau nhức ở những bộ phận nhạy cảm nhất trong mình tôi.”

Nhưng rốt cuộc, Lobsang cũng xuất sắc vượt qua thử thách và bước vào tu viện Chakpori. Điều này thể hiện phẩm chất tuyệt vời và ý chí vô cùng kiên cường của cậu bé 7 tuổi.

Với rất nhiều người, cuốn sách sẽ mang đến sự mở rộng về thế giới quan và vũ trụ quan, đồng thời cũng mang đến những câu hỏi lớn về lịch sử, nguồn gốc và mục đích của trái đất, nhân loại và sinh mệnh con người.

Với rất nhiều người, cuốn sách sẽ mang đến sự mở rộng về thế giới quan và vũ trụ quan, đồng thời cũng mang đến những câu hỏi lớn về lịch sử, nguồn gốc và mục đích của trái đất, nhân loại và sinh mệnh con người.

Khai mở thần nhãn

Bài liên quan

Tại tu viện Chakpori, Lobsang Rampa đã trải qua cuộc phẫu thuật để khai mở thần nhãn, còn gọi là con mắt thứ ba, hay là thiên mục:

“Vị Lạt Ma thứ hai mở một cái hộp và lấy ra một dụng cụ làm bằng thép sáng bóng. Nó giống như một cái dùi nhưng thay vì có dáng trục tròn thì cái dùi này có hình chữ “U”, và thay cho mũi nhọn là những chiếc răng nhỏ xung quanh cạnh của chữ “U”…

Vị Lạt Ma cầm dụng cụ trong tay nhìn quanh mọi người, và nói ‘Tất cả đã sẵn sàng chưa? Chúng ta hãy bắt đầu bây giờ, mặt trời vừa mới lặn xong.’

Ngài ấn dụng cụ vào giữa trán tôi và xoay tay cầm. Trong khoảnh khắc đó tôi có cảm giác như bị gai đâm. Thời gian với tôi như dừng lại. Không có cảm giác đau đặc biệt khi dụng cụ đó đâm xuyên qua da và thịt, nhưng tôi bị giật mình khi nó chạm vào xương. Ngài ấn mạnh hơn nữa, đu đưa nhẹ dụng cụ để những chiếc răng nhỏ khoan xuyên qua xương trán…”

Ảnh chụp Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 ngồi ở giữa (1), Mingya Dondup (2) đứng bên phải Đức Đạt Lai Lạt ma, Lobsang Rampa (3) bìa phải (ảnh: Internet)

Ảnh chụp Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 ngồi ở giữa (1), Mingya Dondup (2) đứng bên phải Đức Đạt Lai Lạt ma, Lobsang Rampa (3) bìa phải (ảnh: Internet)

Bài liên quan

Thông thường, việc khai mở thiên mục cho người tu luyện được thực hiện bởi Sư Phụ, nhưng có thể người đó cũng không được biết hoặc không diễn ra theo cách có thể nhìn thấy một cách tường tận… Còn với trường hợp của Lobsang Rampa, cuộc phẫu thật khai mở thần nhãn được tiến hành ngay tại thế giới hữu hình này. Điều này thể hiện sự khác biệt thú vị của Phật giáo Tây Tạng và khiến người đọc không khỏi bất ngờ về kiến thức yên thâm của xứ sở này.

Vũ trụ bao la ẩn chứa bao điều bí mật. Lịch sử hàng triệu năm của nhân loại và mục đich của mỗi sinh mệnh cũng là bí ẩn mà khoa học hiện nay chưa thể giải thích.

Với hầu hết độc giả, cuốn tự truyện Con mắt thứ ba sẽ mang lại những kiến thức thú vị và bất ngờ về xứ sở huyền bí, đời sống Lạt Ma viện và những bí ẩn trong Phật giáo Tây Tạng. Nhưng với rất nhiều người, cuốn sách sẽ mang đến sự mở rộng về thế giới quan và vũ trụ quan, đồng thời cũng mang đến những câu hỏi lớn về lịch sử, nguồn gốc và mục đích của trái đất, nhân loại và sinh mệnh con người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Tags:
Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm