Thứ sáu, 16/12/2022, 15:07 PM

Tế Điên hoà thượng, từ tu sĩ Phật giáo đi vào lòng dân gian

Tế Điên là ai: Ông là Thiền sư Trung Quốc thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống, người Lâm Hải (Chiết Giang), họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu.

Tế Điên trong Phật Quang đại từ điển

Trong Phật Quang đại từ điển, trang 5661, ghi sơ lược như sau: 

Đạo Tế (1150-1209). Ông là Thiền sư Trung Quốc thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống, người Lâm Hải (Chiết Giang), họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu.

Năm 18 tuổi, ông xuất gia ở chùa Linh Ẩn và lần lượt tham học với các vị: Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quốc Thanh, Đạo Thanh chùa Kỳ Viên, Đạo Tịnh chùa Quán Âm. Sau, Sư vào núi Hổ Khâu làm môn hạ ngài Hạt Đường Huệ Viễn và nối dòng pháp này. Sư lại đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, Sư đi hành hóa ở Lăng Nghiêm trùng tu lại. Cư dân ở vùng Tần Hồ ăn ốc thường chặt đuôi ốc để ăn. Sư xin những con ốc này thả lại trong nước, ốc phần lớn sống lại mà không có đuôi. Bình sinh, tánh tình Sư cuồng phóng, thích rượu thịt, nên người đời gọi Sư là Tế Điên. Năm 1209, Sư thị tịch, thọ 60 tuổi, nhục thân của Sư nhập tháp tại Hổ Bào. 

Tiểu sử của Ngài tóm tắt là thế. Tuy nhiên ta cũng thấy ở Ngài một vài điểm đặc biệt: Tánh tình cuồng phóng, thích rượu thịt, có những hành động không giống ai nên có hỗn danh là Tế Điên. Tuy “Điên” nhưng không phải là Điên quậy phá làm người kinh người sợ, mà là đem lại cho kẻ ác một số báo ứng kinh sợ khiến phải chừa bỏ và người thiện sự vui mừng thích thú. Việc hiển lộng thần thông cứu sống một số lớn ốc bị chặt đuôi biểu hiện lòng từ bi vô lượng đối với quần sanh của Ngài là một bằng chứng cụ thể.

Cuộc sống lạ lẫm có nhiều cống hiến “đem lợi ích cho đời” của Ngài, dưới con mắt của người bình dân, trở thành một bậc siêu nhân. Siêu nhân đối với họ là một nhân vật bất tử đủ mọi quyền phép và tài năng làm được bất cứ việc gì mà vị ấy cần làm. Từ đó, họ tô đắp vào cuộc đời Tế Điên biết bao nhiêu hành tung kỳ bí với mục đích cứu người giúp đời. Một truyền mười, mười truyền trăm, khắp nơi kẻ chợ cũng như ngõ hẻm xóm làng, qua lời kể chuyện của người bán hàng và qua bao nhiêu sự chắt lọc thêm bớt theo trí tưởng tượng của từng nhóm người.

Hình hoạ Tế Điên hoà thượng trong dân gian.

Hình hoạ Tế Điên hoà thượng trong dân gian.

Lâu dần, Tế Điên hòa thượng hay Tế Công Hoạt Phật trở thành câu chuyện dân gian được lưu truyền qua cửa miệng mọi người. Các văn sĩ, sưu tập sửa đổi lại, gọt đẽo thành tập truyện nhan đề là “Tế Công Hoạt Phật” – nhưng vẫn xếp vào loại văn học dân gian, với hình bìa: ông Hòa thượng đội mũ lệch, mắt láo liêng, tay cầm chiếc quạt rách. Tác phẩm gồm hai phần: phần chánh truyện 240 hồi và phần tục biên 40 hồi.

Đọc truyện Tế Điên, ta thấy thấp thoáng bóng hình đi mây về gió của Tây du, đậm nét hơn là tánh tình hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổ phò nguy của anh hùng Lương Sơn Bạc. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Tế Điên sống vào thời nhà Tống với biết bao rối ren phát xuất từ lòng tham, hết cướp cạn đến cướp ngày, gây cho dân chúng khổ đau không ít. Trước nỗi khổ đau hằng gánh chịu, gặp được bậc siêu nhân luôn tế khổn phò nguy, qua đó gởi gắm những ước mơ của mình, dù là kể lại hay nghe kể, cũng giải tỏa chút nào phiền muộn, quên đi những thực tại trước mắt, âu cũng là một điều thống khoái.

Vì thế, ta không lạ gì chuyện Tế Điên với chiếc quạt rách đã gần gũi và phổ biến trong mọi giới quần chúng. Tuy nhiên, đây là quần chúng viết để quần chúng đọc, và vì người viết không thông hiểu Phật lý, cho nên ta không thể bắt buộc tác phẩm phải thể hiện đúng theo tinh thần Phật giáo thuần túy. Quan niệm “giết người ác là một việc làm tốt” không phải xuất phát từ lòng từ bi. Đạo Phật chỉ có hóa giải chớ không có đối nghịch. Nhưng nhìn chung, tác phẩm cũng đem lại lợi ích “tránh ác, làm lành” một cách sâu xa trong lòng dân chúng, được coi như là một thành tựu đáng khích lệ. Vui mà nghe, nghe mà nhớ, nhớ để làm điều tốt. Bấy nhiêu đó được thành tựu cũng là đạt yêu cầu rồi.

Truyện Tế Điên mấy năm gần đây đã dựng thành phim nhiều tập. Phim ảnh tuy sống động nhờ những động tác diễn đạt, mặc dù có thêm phần hư cấu sáng tạo nhưng lại không diễn hết những tình tiết tế nhị mà lời văn thể hiện.

Những câu nói bất hủ của Tế Điên hoà thượng

(Nhất sinh đô thị mệnh an bài – cầu thập ma: Cuộc đời là do số mệnh an bài – Cầu xin làm gì)

(Kim nhật bất tri minh nhật sự – sầu thập ma: Hôm nay không biết việc ngày mai – Lo âu làm gì)

(Bất lễ tía nương lễ Thế Tôn – kính thập ma: Không lễ cha mẹ mà chỉ lễ Phật – tôn kính làm gì)

(Huynh đệ thư đệ giai đồng khí – tranh thập ma: Anh chị em đều là cùng khí huyết – Tranh giành làm gì)....

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

HT.Thích Chơn Kim - đời khí phách, tu nghiêm mật

Tăng sĩ 09:47 19/12/2024

HT.Thích Chơn Kim thế danh Nguyễn Phúc Liên Phú, Pháp danh Tâm Phú, đời thứ 43 dòng Lâm Tế, xuất thân từ dòng họ Nguyễn ở Gia miêu ngoại trang tỉnh Thanh Hóa. Tiên tổ là ngài Nguyễn Kim bậc đại thần đã tận trung phục hưng lại nhà Hậu Lê là Lê Trung Hưng; tiếp theo là chúa Nguyễn Hoàng cùng 8 đời chúa kế sau đã trấn giữ và mở mang bờ cõi đến tận phương Nam.

Lễ giỗ Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo tại tổ đình Chúc Thánh

Tăng sĩ 13:45 07/12/2024

Chư tôn đức Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh sáng 6/12 đã cử hành khóa lễ cung tiến Giác linh Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo và lịch đại Tổ sư, tại tổ đình Chúc Thánh (P.Tân An, TP.Hội An, Quảng Nam).

Thà chết chứ nhất định không phá giới

Tăng sĩ 19:30 27/11/2024

“Nếu chết thì xin được chết, chứ không thể phá bỏ giới luật”.

Vài nét về tiểu sử Hòa thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Tăng sĩ 11:21 27/11/2024

Hòa thượng Giới Đức có thế danh Nguyễn Duy Kha, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1944 tại Dạ Lê thượng, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế. Thân sinh Hòa thượng Giới Đức là cụ ông Nguyễn Duy Hoan và mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Sừng.

Xem thêm