Bút tích quý của Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ mới được phát hiện
Đại đức Thích Thanh Vịnh, thị giả của cố Hoà thượng Thích Phổ Tuệ cho biết khi sắp xếp lại tài liệu, Đại đức phát hiện bút tích đáng lưu ý của Đức Pháp chủ.
Bút tích của Ngài viết:
Hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh.
Phụng sự Tổ quốc bảo vệ hòa bình.
Phụng đạo yêu nước đạo Pháp dân tộc, chủ nghĩa xã hội.
Vậy chúng ta phải phụng đạo như thế nào? Tôi (Trưởng lão Đệ tam Pháp Chủ) nhớ ở kinh 42 chương (chương 9) Phật dạy “Giữ chí phụng đạo, đạo đó rất lớn. Ham học nhiều đạo, thì khó hiểu đạo. “Giữ chí phụng đạo, đạo đó rất lớn”. Học nhiều các học thuyết, cũng là bước đầu cầu đạo. Nhưng nghe nhiều thường hay rối chí loạn tâm, lan man không có đích quy hướng. Hay tùy nghe được 1, 2 điều nào đó đã cho là đạo màu nhiệm rồi không thể làm được. Vì vậy Phật dạy là khó hội thông, cái Đạo mà Phật dạy giữ chí phụng Đạo là Đạo đại giáo vô thượng, từ thập thiện đạo làm cơ sở đi lên. “Chí” là Chí nguyện, tức là có chí bền vững được thành tựu từ lòng tin chính xác.
Người ta nhân nghe Pháp mà hiểu biết Phật Pháp, hẳn không giống với tất cả các pháp thế gian, bởi vì Phật Pháp là từ trong chân tâm đại giác mà lưu thông ra, để giáo hóa cho thế gian, không thể lấy học thuyết hữu lậu thế gian mà ví được.
Muốn hiểu rõ Phật Pháp, thì trước phải đem lòng tin mà lĩnh thụ. Bởi vì Phật Pháp rộng lớn, tuy học nhiều hiểu sâu, nhưng chưa đến thời thành Phật, thì vẫn chưa hiểu được hoàn toàn. Vì vậy trước tự tín tâm, phải tin có bậc Vô Thượng Đại Giác, để làm nền tảng cầu Phật. Bởi lòng tự tin ấy mà tin có bậc Vô Thượng Chính Giác, đã giác ngộ tất cả chân lý, không thì nghiên cứu tất cả học thuyết đều không có ý nghĩa.
Tin có bậc Đại Giác tuyệt đối, cho nên ta cũng có thể thành được bậc Đại Giác tuyệt đối, bởi thế mà phát tâm bồ đề, mà Phát 4 hoằng thệ nguyện là: Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, phiền não...Từ “tin” mà thành nguyện thế gọi là “Thủ Chí” (giữ chí), rộng tu trí tuệ Chư Phật gọi là “Phụng Đạo”.
Thế thì mới có khả năng thành “Nhất Thiết Trí”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm