Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/02/2019, 06:37 AM

Tết Nguyên tiêu và nghi thức cúng tế các lễ tiết trong Hoàng cung triều Nguyễn

Tục cúng Rằm tháng Giêng ở Việt Nam đã xa dần các điển tích nguyên thủy, sau tết người dân đã bắt tay vào công việc của một năm mới, bà con nông dân khẩn trương làm đồng áng. Tuy nhiên, đây là dịp để người dân đi lễi chùa, thực nguyện phước thiện, cầu năm mới mưa thuận gió hòa, an lành, may mắn.

Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Rằm tháng Giêng cũng là một trong những lễ tiết quan trọng trong năm mới của các quốc gia ăn Tết theo Âm lịch. Lễ này theo truyền thống gọi là lễ Thượng Nguyên được bắt đầu từ đêm 14 và ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo phong tục của người Việt, sau tết Nguyên đán, dư âm của tết và việc đón chào năm mới vẫn còn nhiều, người dân tổ chức tết Thượng Nguyên như một hình thức ăn tết lại. Nhiều vùng miền còn gói lại bánh chưng và tổ chức nhiều hoạt động tế lễ, vui chơi như tết chính. Vì vậy trong dân gian có câu ca: “Tết cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Tại một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tết Thượng Nguyên cũng được tổ chức rất long trọng. Thậm chí tại Trung Quốc, Rằm tháng Giêng được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và trở thành “Lễ hội hoa đăng”. Ngày đó trước cửa các nhà đều treo đèn lồng ngũ sắc, người dân thường đến chùa cúng tế cầu an cho năm mới.

Tết Nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên của năm mới vì vậy đây là dịp để thực hiện các nghi lễ cúng tế cầu chúc an lành cho cả năm

Tết Nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên của năm mới vì vậy đây là dịp để thực hiện các nghi lễ cúng tế cầu chúc an lành cho cả năm

Bài liên quan

Dưới triều Nguyễn, các vua nhà Nguyễn cũng rất coi trọng lễ Thượng Nguyên và xếp vào những lễ tiết quan trọng trong năm và thường do đích thân Hoàng thượng làm lễ. Năm Minh Mệnh 16 (1835) các quan bàn định thể lệ các lễ tiết hàng năm, vua Minh Mệnh dụ cho Nội các rằng: 

Nhà nước xét theo phép xưa, làm sáng tỏ điển lễ. Hằng năm có 5 kỳ tế hưởng ở nhà tôn miếu, cho đến các tết như Nguyên đán, Thanh minh, Đoan dương, Trừ tịch đều có lễ tiến cúng để tỏ thành kính. Lễ nghi và ý nghĩa đã chu đáo. Lại nghĩ, những các lễ tiết như Thượng nguyên, Hạ nguyên, Trung nguyên, Thất tịch, Trung thu, Trùng dương, Đông chí (1), người xưa cũng có cúng lễ, mà tục nước ta còn chất phác chưa cử hành được hết. Vậy sai Bộ Lễ tham chiếu xưa nay, châm chước kiến nghị, tâu lên Trẫm nghe.

Sau khi nghe lời bàn của các quan, nhà vua chuẩn định rằng: Từ nay, phàm những tiết Đông chí, Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên đều làm cỗ bàn dâng cúng tại các miếu và điện Phụng Tiên, lễ nghi như tiết Đoan dương. Duy có tiết Thượng nguyên, gặp ngày đản ở điện Phụng Tiên thì những lễ phẩm cứ chiếu theo lệ bày đặt như cũ, không phải làm thêm cỗ bàn. Còn các tiết Thất tịch, Trung thu và Trùng dương đều dùng hoa quả nước trà và của ngon vật lạ (ngày Đông chí, làm lễ 3 tuần rượu; các tiết khác làm lễ 1 tuần rượu). Các tiết Thượng nguyên và Trung thu treo đèn suốt đêm để nêu bật ngày tết nhằm thời tiết đẹp[1].

Các tiết Thượng nguyên và Trung thu treo đèn suốt đêm để nêu bật ngày tết nhằm thời tiết đẹp

Các tiết Thượng nguyên và Trung thu treo đèn suốt đêm để nêu bật ngày tết nhằm thời tiết đẹp

Còn nghi thức cúng tế khi có Hoàng thượng trực tiếp hành lễ, Châu bản triều Nguyễn ghi chép bản Phúc trình của Bộ Lễ năm Tự Đức 23 (1870): 

Bộ thần đã bàn bạc lại, nghĩ xin từ nay về sau, hàng năm phàm có các lễ tiết ở Thái miếu, Thế miếu, trừ 2 lễ Trừ tịch và Chánh đán ra, còn các lễ tiết: mồng 2, mồng 3, Thượng nguyên, Đoan dương, Thất tịch, Trung nguyên, Trung thu, Trùng dương, Đông chí, Hạ nguyên và các ngày sóc vọng hàng tháng cùng lễ ngũ hưởng và thường ngày, nếu như có Hoàng thượng đến làm lễ đều xin sắc thị trước. Bộ thần sẽ hội đồng với các viên Thị vệ sứ, Từ tế Chánh Phó sứ, đến chái phía Đông của miếu sở thiết đặt lễ phẩm chuẩn bị. Đến giờ Hoàng thượng khăn áo đầy đủ từ điện Cần Chánh lên xe đến khu đất bên ngoài miếu, theo cửa bên trái vào tiểu thứ nghỉ chân. Các nhân viên của Ty Từ tế áo mũ đầy đủ, theo các án thờ phụng đốt đèn, nến và mở trướng khám cho chỉnh tề. Một viên Trung sứ vào tấu mời Hoàng thượng ra nơi lập vị. Lễ xong Hoàng thượng xuống thềm trở về cung[2]. Ngày làm lễ khắc 7 canh 5 ngày 14 tháng Giêng đều cho mở cửa Chương Đức để các sở ty đem lễ phẩm vào và lưu lại cho đến hết canh.

Ngày nay tục cúng Rằm tháng Giêng ở Việt Nam đã xa dần các điển tích nguyên thủy, sau tết người dân đã bắt tay vào công việc của một năm mới, bà con nông dân cũng khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, tuy nhiên một số tiết lễ cúng tế vẫn được duy trì. Đây thường là dịp để người dân cúng lễ tại nhà hoặc tại chùa, thực nguyện những điều phước thiện, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, an lành, may mắn.

------------------

Chú thích:

(1) Thượng nguyên: ngày rằm tháng giêng âm lịch. Trung nguyên: ngày rằm tháng 7 âm lịch. Hạ nguyên: ngày rằm tháng 10 âm lịch. Thất tịch: ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch, Trung thu: ngày  rằm tháng 8 âm lịch. Trùng dương: ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch. Đông chí: ngày 22 hoặc 23 tháng 12 dương lịch.

[1] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, bản dịch của Viện Sử học, tập 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 748.

[2] Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Tự Đức, tập 219, tờ 200.

Bài liên quan
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ân sâu nghĩa nặng

Kiến thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Kiến thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Kiến thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm