Thà chấp có bằng núi Tu Di, không nên chấp không bằng hạt cải
Vì chấp có nên sợ tội không dám làm ác, ham phước nên siêng làm lành. Vì chấp không nên tha hồ làm ác tạo tội, rơi vào địa ngục như tên bắn.
Chấp có là tin có thiên đường, có địa ngục, có phước, có tội, có thiện, có ác... chấp có một cách tuyệt đối. Vì chấp có tội nên sợ tội, chấp có phước nên ham làm phước, do chấp có địa ngục nên sợ địa ngục không làm ác, chấp có thiên đường nên muốn sinh lên thiên đường lo làm lành. Tuy chấp có là dở mà ít tai nạn ít khổ đau. Còn chấp không là không tin có thiên đường, không tin có địa ngục, không phước, không tội, không thiện, không ác. Chấp cái gì cũng không hết nên cứ làm ác, cứ tạo tội, không biết hướng thượng để làm lành hưởng phước mặc tình muốn làm gì thì làm, nguy hiểm không thể lường.
Thế nên nói: "Không nên chấp không bằng hạt cải", chấp không chút xíu cũng tai họa. Vì chấp có nên sợ tội không dám làm ác, ham phước nên siêng làm lành. Vì chấp không nên tha hồ làm ác tạo tội, rơi vào địa ngục như tên bắn. Thà chấp có mà không xuống địa ngục. Do đó mới có câu: "Thà chấp có như núi Tu Di, không nên chấp không bằng hạt cải".
![]() |
Hòa thượng Thích Thanh Từ
TIN LIÊN QUAN

Top 6 tượng gỗ phong thủy đẹp Hà Nội cho năm Tân Sửu 2021
HomeAZ
Các loại tượng gỗ phong thủy đẹp Hà Nội cho năm Tân Sửu 2021 được giới thiệu dưới đây sẽ đáp ứng nhu cầu chi phối, cân bằng nguyên lý Âm Dương, từ đó củng cố các mối quan hệ của gia ch sao cho tích cực nhất.

'Con có bản sắc riêng, cha mẹ chỉ nên nâng đỡ, dìu dắt'
Hỏi - Đáp
Chúng ta phải thừa nhận rằng thương yêu là một trong những việc làm khó nhất ở trên đời.

Phúc từ lòng rộng lượng - An từ sự tĩnh tâm
Hỏi - Đáp
Nhân sinh, không thể lúc nào cũng hài lòng, khắp nơi đều hoàn mỹ tốt đẹp.. Có khi bị hiểu lầm, càng giải thích càng phí công. Chi bằng mỉm cười bỏ qua, để cho thời gian trả lời. Gặp người không hài lòng, nhiều lời thành thừa thãi, bỏ qua mới là một loại trí tuệ.

Đức Phật dạy cách điều trị bệnh tật
Hỏi - Đáp
Cuộc đời Đức Phật trải qua ít nhất 3 lần bạo bệnh. Trong những cơn đau bệnh, đức Phật vẫn chính niệm tỉnh giác, an nhiên tự tại, không hề than vãn hay có sự hiện khởi của tâm sân. Đức Phật dạy: “Dầu thân có đau đừng để tâm đau.”

Ông bố đơn thân một đời lam lũ, 12 năm cõng con đi học ở miền Tây
Hỏi - Đáp
12 năm qua ở miền Tây, hình ảnh ông bố đơn thân cõng con bị tật đến trường khiến nhiều người cảm phục.