Thả đèn hoa đăng - nghi thức đẹp của Phật giáo
Theo quan niệm của Phật giáo, thả đèn hoa đăng trên sông nhằm mục đích chúc mừng, cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu nguyện siêu độ cho người đã khuất theo ánh sáng ấm áp mà xả bỏ oan khiên thù hận bước theo con đường giải thoát khổ đau.
Lịch sử Việt Nam đã chứng minh những giai đoạn hiểm nghèo của đất nước trước họa xâm lăng. Nhiều vị thiền sư Phật giáo, đồng bào Phật tử đã chung lưng đấu cật với dân tộc, chống giặc, bảo vệ non sông, tranh đấu cho công bằng và tự do. Đó là gương sáng của Thiền sư Khuông Việt thiền sư Vạn Hạnh. Vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi, từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm nơi non cao Yên Tử để học Phật, tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm - một dòng thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay. Đặc biệt Phong trào Phật giáo Miền Nam Việt Nam năm 1963, đỉnh cao là sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp tôn giáo.
Thực tế cho thấy, từ khi du nhập vào nước ta, Đạo Phật đã trở thành một tôn giáo lớn của dân tộc. Phật giáo đã nhập thân đồng hành cùng dân tộc, có những đóng góp to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước, đồng thời gắn bó mật thiết với dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử “Phật giáo và dân tộc như hình với bóng”, như lời nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định: “Nối tiếp dòng chảy và truyền thống gần 2000 năm qua, Phật giáo Việt Nam hôm nay đã làm được nhiều việc lợi đạo, ích đời, ,... Những việc làm cao cả ấy ngày càng rõ nét và đạt thành quả lớn lao, khẳng định Phật giáo luôn gắn Đạo với Đời, là một tôn giáo có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc…”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định tại lễ khai mạc Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, vào ngày 13/12/2007 tại Hà Nội: "Những đóng góp thiết thực của Phật giáo Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới đất nước chứng tỏ Phật giáo hoàn toàn là tôn giáo nhập thế, luôn đồng hành cùng dân tộc’’.
Giờ đây, trong ý nghĩa duyên khởi của Pháp giới, âm có siêu thì dương mới thới và tinh thần tri ân, báo ân của Đạo Phật, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và Phật giáo Việt Nam được phát huy. Một trong những nét đẹp của văn hóa Phật giáo đó là thả đèn hoa đăng trên sông.
Theo quan niệm của Phật giáo, thả đèn hoa đăng trên sông nhằm mục đích chúc mừng, cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu nguyện siêu độ cho người đã khuất theo ánh sáng ấm áp mà xả bỏ oan khiên thù hận bước theo con đường giải thoát khổ đau. Mỗi ngọn hoa đăng được đốt lên, mỗi Phật tử gửi gắm vào đấy một tâm niệm thiện lành, an lạc cho mình và cho mọi người. Lễ hội hoa đăng mang ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất, là nghi thức truyền thống có nguồn cội từ Phật giáo.
Thả đèn hoa đăng không chỉ là một nghi thức đẹp của Phật giáo mà ngày nay trở thành hoạt động thường xuyên của chính quyền, nhân dân, cán bộ, đoàn viên công đoàn, CCVCLĐ ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Dòng sông Thạch Hãn là nơi đã đi vào huyền thoại gắn liền với chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong suốt 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972; những ngày tháng ấy, hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ của ta đã vượt sông vào chi viện chốt giữ Thành cổ và đã có rất nhiều trong số các anh đã anh dũng hy sinh, nằm lại trên dòng sông linh thiêng này. Để rồi Thành cổ Quảng Trị và sông Thạch Hãn đã trở thành tượng đài bất tử.
Cứ mỗi độ 27 tháng 7 hàng năm kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ; những ngày lễ lớn của dân tộc, những đêm 14 âm lịch hàng tháng dòng sông Thạch Hãn lại lung linh sắc màu với hàng ngàn ngọn nến như một lời nhắc nhở đến thế hệ mai sau về sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên “dòng sông hoa lửa” một thời. Lễ cầu siêu tưởng niệm tri ân anh linh các anh hùng liệt sĩ được tổ chức bằng nghi thức Phật giáo trang trọng, thiêng liêng và xúc động. Nhiều nén hương thơm và hàng nghìn ngọn nến được thắp lên, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hiến trọn tuổi thanh xuân, máu xương, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Bằng Phật lực gia trì, tiếng kinh siêu độ, một dạ chí thành, lắng lòng thanh tịnh đã cầu nguyện anh linh các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc được siêu thoát và thảnh thơi trong cõi Tịnh. Ngoài ra, lễ cầu siêu còn nguyện cầu cho quốc thái dân an, mọi người được hưởng hòa bình an lạc lợi Đạo ích Đời, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trái tim tôi không khỏi bồi hồi xúc động với sự ngưỡng mộ về những người con quả cảm đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Tôi lặng người đi, kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các anh hùng liệt sĩ, những người con vĩ đại của đất nước đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy sông. Máu của các anh đã thấm đẫm lên từng nhành cây, ngọn cỏ, hòa vào dòng chảy của sông, để rồi Sông Thạch Hãn tự hào mang trong mình là “Dòng sông hoa lửa”.
Nhưng Tổ quốc sẽ không quên các anh, nhân dân sẽ không quên các anh dù khúc tưởng niệm chỉ có thể diễn ra bằng một nghi thức giản dị đó là lễ hội thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn vào các ngày rằm và lễ lớn của dân tộc. Tại buổi Lễ, trong không khí đầy trang nghiêm xúc động, với lòng thành kính và tình cảm tri ân, chính quyền, nhân dân, cán bộ, đoàn viên công đoàn, CCVCLĐ ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Quảng Trị đã tiến hành dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, đồng thời thả hàng ngàn chiếc đèn hoa đăng và bè hoa trên sông Thạch Hãn, tạo nên một không gian văn hóa tâm linh đầy ý nghĩa và linh thiêng. Tất cả trong tĩnh lặng khiến tôi chợt nhớ đến 4 câu thơ của cựu chiến binh Lê Bá Dương:
“Đò xuôi Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi hòa sông nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”.
Đây là một trong chuỗi rất nhiều các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn được chính quyền, nhân dân, cán bộ, đoàn viên công đoàn, CCVCLĐ ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Quảng Trị, thường xuyên tổ chức nhằm tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện tình cảm thiêng liêng, sự tri ân của thế hệ hôm nay với các thế hệ cha anh đi trước. Đây cũng là dịp để nhắc nhở mỗi một cán bộ, đoàn viên công đoàn, CCVCLĐ mà đặc biệt là thế hệ trẻ không ngừng bổi đắp về lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, về trách nhiệm sống, học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc để xứng đáng với công lao, sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông. Vậy nên, mỗi chúng ta hãy nhắn nhủ nhau góp công sức duy trì và gìn giữ nét đẹp văn hóa này để ngày một tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
Phật giáo ngày nay vẫn lưu giữ những giá trị tích cực góp phần xây dựng đạo đức lối sống cho con người Việt Nam, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái, tỏ lòng tri ân “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Giáo lý nhà Phật khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật. Cho nên Đạo Phật là Đạo hiếu với dân tộc. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chung tay xây dựng một tôn giáo của dân tộc và tràn đầy dân tộc tính.
*Bài viết được gửi từ tác gỉa: Hoàng Hữu Hóa; địa chỉ: Trung tâm y tế thị xã Quảng Trị - số 9 Đoàn Thị Điểm - thị xã Quảng Trị - Quảng Trị.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần lực của lời di chúc
Đạo Phật trong trái tim tôi 12:15 20/12/2024Đời người trăm năm, không gì ngoài sinh tử. Sinh thì lo sinh kế, Tử thì lo hậu sự lúc ra đi.
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Xem thêm