Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/04/2020, 14:16 PM

Vượt qua chướng duyên trong tu tập

Nhiều huynh đệ thường than rằng: sao nghiệp con nặng quá, hết đổ nghiệp này đến trổ nghiệp khác, hết bệnh này đến bệnh kia; huynh đệ thì bất hòa, thời gian tu học chẳng bao nhiêu mà công việc lại nhiều. Sao thấy phiền não quá, nản lòng quá, muốn tìm một hướng đi khác...

 > Bài học từ nghịch cảnh chướng duyên

Quả thật, huynh đệ chúng ta cùng một cảnh ngộ, như pháp sư Huyền Trang đã từng viết:

“Phật tại thế thời ngã trầm luân

Kim đắc nhân thân Phật diệt độ

Áo não tự thân đa nghiệp chướng

Bất kiến Như Lai kim sắc thân”.

Thuở xưa, khi đức Phật còn tại thế, con còn trôi lăn trong vòng luân hồi. Nay được thân người, Ngài đã diệt độ. Buồn thay, thân này nhiều nghiệp chướng. Chẳng thấy kim thân đấng Thế Tôn.

Hãy vun bồi cho mình nội lực thật mạnh, đức hạnh thật sâu dày, rèn luyện giới định tuệ không ngừng nghỉ để thắng mọi chướng duyên, thì hoa tâm mới nở, tỏa hương thơm giải thoát.

Hãy vun bồi cho mình nội lực thật mạnh, đức hạnh thật sâu dày, rèn luyện giới định tuệ không ngừng nghỉ để thắng mọi chướng duyên, thì hoa tâm mới nở, tỏa hương thơm giải thoát.

Tu học như thế nào mới có lợi ích?

Tự thân Tâm Thủ vào chùa tu học, đến nay cũng gặp không ít chướng duyên. Còn nhớ có một năm, thân thể sao cứ bệnh đau nhiều, tu học không tiến bộ, dính vào chuyện tình cảm nên phiền não càng thêm lắm; lại đi chi nhánh tu tập với một Thầy lại không hợp tính, thường hay la mắng… Lúc đó buồn lắm, nhiều đêm rất buồn tủi, chẳng biết tỏ cùng ai.

Những lúc đó, con chỉ biết nghĩ về Sư phụ, suy ngẫm những lời dạy của Sư phụ: “Ở cõi Ta-bà này, phiền não ở đâu mà không có! Muốn sống chỗ sung sướng, không phiền não, chỉ có ở cõi Cực Lạc thôi. Chính nhờ chướng duyên đó, mình mới có cơ hội tu hạnh nhẫn nhục. Hãy nhớ, người có ý chí phi thường, phải có sức chịu đựng phi thường, mới làm được việc phi thường”.

Con còn nhớ Sư phụ vẫn hay đọc bài viết Thử Hòa Điệu Sống của nhà văn Võ Đình Cường, để sách tấn anh em chúng con:

“Kiên chí vẫn là mẹ đẻ thành công. Trên đường lý tưởng, không phải lúc nào cũng có hoa và bướm. Đừng thấy những đoạn gai góc khó đi mà rẽ sang lối khác đang dàn bày sẵn cho em hào nhoáng nhất thời. Cứ quyết chí theo hướng của ta đi, rồi chậm hay mau, thế nào cũng có ngày đến đích.

Em ạ! Sóng triều rào rạt mỗi ngày hai bận xuống lên, kẻ thấp chí bạc tài theo nó mà ra vào sông bến cũ.

Những kẻ kiên tâm cả chí, thì dù sóng gió tơi bời, cũng cố ra sức chống chèo cho qua cơn biển động. Qua cơn biển động ấy rồi, gió thuận căng buồm, sẽ đẩy vút thuyền ta đến những bến trời mới lạ”.

Người học Phật hãy để lòng mình nhẹ như những cánh mai. Hãy sống như cây mai, như hoa mai, dù sự sống ngắn ngủi nhưng làm đẹp cho đời.

Người học Phật hãy để lòng mình nhẹ như những cánh mai. Hãy sống như cây mai, như hoa mai, dù sự sống ngắn ngủi nhưng làm đẹp cho đời.

Ba điều căn bản của người tu học Phật

Đúng thật, đến bây giờ con mới nhận ra. Trên đời không có gì dễ hay khó, khó hay dễ chỉ có lòng mình mà thôi. Quan trọng là ta có quyết tâm, có ý chí nghị lực, sức chịu đựng hay không thôi, có quyết chí làm hay không thôi. Chứ cảnh duyên, tự thân nó không có tốt xấu, tốt xấu ở nơi tâm mình, là từ nơi tâm ta chiêu cảm do túc nghiệp biến hiện ra. Đó là điều kiện, là cơ hội cho mình tu tập hạnh nhẫn.

Thiền Sư Hoàng Bá nói: “Nếu chẳng một phen xương lạnh buốt, hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”.

Để có những cánh mai vàng tuyệt đẹp, mùi hương thoang thoảng, chẳng phải hoa mai phải trải qua mùa Đông lạnh buốt đó sao! Không trải qua sự rèn luyện tu tập, ta làm sao thành tựu! Hoa mai đẹp, cánh mai thơm, là nhờ tích tụ nhựa sống bên trong. Hơn thế nữa, hoa mai nở làm đẹp cho đời. Người tu cũng vậy, cống hiến sự vị tha vô ngã cho đời, không vì lợi cũng chẳng cần danh. Cho nên, trong cái duyên của người tu, có thuận duyên và nghịch duyên. Dù thuận nghịch, cũng đều có giá trị của nó.

Người học Phật hãy để lòng mình nhẹ như những cánh mai. Hãy sống như cây mai, như hoa mai, dù sự sống ngắn ngủi nhưng làm đẹp cho đời. Phải kiên trì vững bước trên con đường mình đã chọn. Hãy vun bồi cho mình nội lực thật mạnh, đức hạnh thật sâu dày, rèn luyện giới định tuệ không ngừng nghỉ để thắng mọi chướng duyên, thì hoa tâm mới nở, tỏa hương thơm giải thoát.

>Xem thêm video: Chân lý của hạnh phúc:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm