Thiền sư Phra Mongkhonthepmuni (Sodh Candasaro- พระ มงคล เทพ มุนี) sinh vào ngày 10/10/1884 và Viên tịch ngày 03/02/1959, Ngài Trụ trì ngôi Cổ tự Wat Paknam Bhasicharoen, là người sáng lập của Thiền phái Dhammakaya (Pháp Thân), Thái Lan vào năm 1914, là một trong những vị Tăng sĩ Phật giáo Thái Lan được tôn kính nhất trong lịch sử. Đức hạnh, lòng Từ bi, Giáo pháp cả Ngài đã làm thay đổi cuộc sống cho hàng triệu người.
Thiền sư Phra Mongkhonthepmuni, bậc thầy vĩ đại đã đi vào huyền thoại thế giới ngày nay, với tinh thần sáng suốt, trí tuệ siêu phàm.Giáo pháp của Ngài đã giúp đỡ rất nhiều người chuyển hóa khổ đau. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới, họ luôn xúc động bởi lòng Từ bi, Trí tuệ, Giáo pháp của Ngài, có đến với nhau trong ánh sáng đạo vàng Từ bi Trí tuệ, mới có nhiều kỷ niệm tuyệt vời đối với những đóng góp Phật sự, phụng sự nhân loại chúng sinh, cúng dàng chư Phật.
Hơn 25 thế kỷ trôi qua, trong quá khứ cũng như hiện tại, nếu là Phật giáo đồ ai cũng có niềm vui vô hạn, ai cũng muốn đem hết những gì mình có và có thể thjwc hiện được, để trang nghiêm trong các ngày Lễ Kỷ niệm của cuộc đời đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, và Nghi thức diễu hành xe hoa trong các ngày Đại lễ Kỷ niệm Đản sinh, Thành đạo, Niết Bàn . . . Phật giáo Nam, Bắc truyền có nguồn gốc từ tâm nguyện này.
Vào thế kỷ thứ 5 khi ngài Cao Tăng Thạc đức Pháp Hiển đến Ấn Độ, lúc bấy giờ ở Tây Vực cũng như Ấn Độ nghi thức hành tượng rất thịnh hành và Ngài Pháp Hiển đã từng xem nghi thức này. Trong sách Pháp Hiển Truyện chép: “Pháp Hiển cùng đoàn của ngài muốn xem nghi thức hành tượng, tháng ba thì đến nước Vu Điền, ở trong một ngôi chùa lớn của nước ấy, trong nước đó có 14 ngôi Đại Già lam, còn các ngôi chùa nhỏ thì nhiều vô kể. Đến ngày mồng 01 tháng 04, tất cả những đường lớn nhỏ trong thành đều được quét dọn tưới nước sạch sẽ, trên cổng thành giăng màng trướng gấm vóc, treo đèn kết hoa.
Vua cùng phu nhân, cung nữ đến cổng thành, trước tiên thỉnh ngài Diệu Ma Đế là vị Tăng tinh thông Đại Thừa học, được vua kính trọng, đi đầu đoàn xe hoa chở tượng Phật. Cách cổng thành khoảng ba, bốn dặm làm chiếc xe voi bốn bánh, cao hơn ba trượng, có hình dáng như một cung điện, trang sức bằng bảy thứ báu, treo các thứ tràng phang bảo cái, tượng Phật được đặt ở giữa xe, có hai vị Bồ Tát hầu ở hai bên và rất nhiều hình tượng của chư thiên chúng, đều chạm trỗ bằng vàng bạc, treo trên hư không, khi xe báu chở tượng Phật đến còn cách cổng thành khoảng chừng 100 bước, Vua cởi mão, mặc đồ mới, bưng các thứ hương hoa, dẫn đoàn tùy tùng xếp thành hai hàng, ra ngoài nghinh đón, tung hoa đốt hương, cuối đầu đảnh lễ.
Dịp Kỷ niệm ngày Phật Đản sinh, khi xe chở tượng Phật vào thành, Phu nhân cùng cung nữ từ trên cổng thành rãi hoa cúng dường. Mỗi ngôi chùa trong thành đều có một xe hoa chở tượng Phật, các đồ trang sức trang nghiêm trên mỗi xe đều khác nhau. Mỗi ngày là một chùa tổ chức nghi thức hành tượng, từ ngày mồng 01 cho đến ngày 14 thì kết thúc, khi kết thúc lễ hành tượng rồi thì nhà vua cùng phu nhân mới hồi cung.”
Thế kỷ thứ 7 Ngài Huyền Trang đến Ấn Độ cũng từng chứng kiến nghi thức diễu hành xe hoa trong đại lễ của Phật Giáo. Trong sách Đại Đường Tây Vực Ký quyển 1 Nước Khuất Chi chép: “Cổng thành lớn phía tây, hai bên đường đều có tượng Phật đứng, cao hơn sáu bảy thước...Trong các ngôi Già Lam, chư Tăng dùng các thứ châu báu trang nghiêm tượng Phật, dùng các thứ gấm vóc lụa là trang trí xe hoa, để thỉnh tượng Phật đi diễu hành...".
Thái Lan có đến gần 100% dân số theo đạo Phật, song không phải lúc nào cũng bình yên. Có biểu tình, có bạo lực, có đổ máu. Có khủng hoảng, có lũ lụt, có sóng thần. Nhưng triết lý Phật giáo đã phần nào hàn gắn những rạn nứt trong xã hội này.
Sách "Tăng Già Sử" của Thái Lan có chép: "Tăng tước của Thái Lan thời vua Li Thay có tăng vương, tăng già tôn trưởng, đại trưởng lão, thượng tọa". Tăng vương là tăng chức cao nhất trong cả nước. Tăng già là tăng chức từng vùng. Đại trưởng lão và thượng tọa là những vị sư đạo cao đức trọng, có tuổi lạp cao, theo giới luật của nhà vua quy định.
Thái Lan từ ngày lập quốc đến nay, trải qua hơn 7 thế kỷ, qua từng giai đoạn lịch sử, Phật Giáo được xem trọng. Ngay trong pháp luật Thái Lan, Phật Giáo cũng được xiển dương. Chẳng hạn như trong những Hiến Pháp 1946, Hiến Pháp 1949 và Hiến pháp hiện hành (11-10-1997) nhấn mạnh: "Quốc vương cần phải kính tin Phật Giáo, hơn nữa, còn là người ủng hộ Phật Giáo" (Điều VII - HP 1997) hay là "Nhà vua tín ngưỡng Phật Giáo và là người bảo vệ tôn giáo"(Điều IX - HP 1997).
Chính phủ Thái Lan ngoài việc tôn trọng quyền phát huy Phật Giáo, lại còn lập ra Vụ Tôn Giáo để quản lý công việc của các tôn giáo.
Hàng năm, chính phủ giành ra ngân khoản cần thiết cho các tổ chức Phật Giáo: tu bổ, xây dựng chùa chiền, Viện Phật Học, Viện Phật Học Palu, tăng đoàn Phật Giáo, các trường Đại Học Phật Giáo.
Chùm ảnh Kỷ niệm ngày đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thành đạo, Kỷ niệm 98 năm ngày Tổ sư Phra Mongkhonthepmuni ngộ đạo, Tu viện Wat Phra Dhammakaya (Pháp Thân Tự), Bangkok, Thái Lan đã tổ chức xe hoa trang nghiêm, hàng vạn chư tôn đức Tăng già, Nam nữ Cư sĩ Phật tử diễu hành vòng quanh phố phường, những nơi liên quan đến cuộc đời sự nghiệp của Tổ sư Phra Mongkhonthepmuni. Trân trọng kính mời quý bạn đọc cùng chia sẻ với Phật giáo nước bạn:
Thích Vân Phong