Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 30/04/2018, 15:10 PM

Thăm chùa Diệu Nghiêm ở Huế

Dịp đó, chúng tôi về chùa Long Thọ, đường Bùi Thị Xuân, phường Thủy Biều, thành phố Huế dự lễ Chung thất Ni trưởng Thích Nữ Minh Tánh, cố trụ trì chùa Long Thọ. Chiều cùng ngày, chúng tôi về chùa Diệu Nghiêm dự lễ Tạ tháp cố Ni trưởng.

Chùa Diệu Nghiêm tọa lạc tại đồi thông Dương Xuân, thôn thượng 2 (ngày nay là đường Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, thành phố Huế), trước đây là ngôi thảo am nhỏ do cố Hòa thượng Thích Chơn Thiệt tạo dựng để nhập thất tịnh tu. 
 Gian Chính điện Tam Bảo
Ngôi chùa nằm ngang sườn đồi có thiết kế đơn giản, thoáng. Thiết tầng kiến trúc vật liệu chủ đạo là đá phiến, đá khối màu ghi sáng. 
 Cổng Tam quan nhìn từ khoảng sân trước gian Chính điện
Gian Chính điện Tam Bảo có thiết kế một tầng với hai gác mái. Bậc thềm lát đá được xây chín bậc, hai bên thành là hình tượng rồng phục. Tầng mái chính, bao quanh là hàng cột trụ bê tông vân ngoài giả gỗ, có bốn trụ chính sơn nhũ vàng rồng uốn quanh khá đẹp mắt.

Toàn bộ mái các gian nhà nơi cửa thiền Diệu Nghiêm đều lợp ngói nung đỏ tươi. Nhiều gian, mái còn tươi màu nung gốm mới…

Trời chiều chớm Đông, nắng vàng trải khắp khuôn viên chùa. Gió từng đợt rì rào những hàng thông, vi vu đuổi bắt từng cuộn lá, lúc là là mặt đất, khi cuốn xoáy nhẹ từng không.
 Gian thờ nhỏ áp sườn gian Chính điện Tam Bảo, thiết kế một tầng đơn giản với hai tầng gác mái
Từng gian nhà nối sát nhau nhưng vẫn tạo ra không gian thoáng đãng, vừa tầm mắt. Quanh khuôn viên chùa trồng khá nhiều cây, màu xanh mát dịu thấy ở mọi nơi. 

Áp ngay sườn phải gian Chính điện là gian nhà khách. Gian nhà cùng thiết kế một tầng, với hai tầng gác mái, nhưng ngói lợp đã dần nhuốm màu thời gian. Từng hàng ngói ống san sát, mảng bám ánh nhẹ màu rêu phong.
 
 Gác mái đậm nét kiến trúc chùa Việt truyền thống
Về dự chính lễ, đến cả trăm người, vậy mà chúng tôi vẫn cảm nhận rõ bầu không khí trầm tịnh bao trùm. Tiếng chuông, nhịp mõ nhịp nhàng, vọng lại đại ngàn âm thanh sâu lắng cùng tưởng niệm cố Ni trưởng…
 
 Nơi vườn Tháp tưởng niệm cố Ni trưởng Thích Nữ Minh Tánh
Thể theo tâm nguyện của Ni trưởng, khi viên tịch, môn đồ pháp quyến đưa linh cữu Ni trưởng về chốn tổ chùa Diệu Nghiêm, nơi Ni trưởng từng gắn bó hàng chục năm tu học. Vườn tháp nhỏ khang trang được xây cất, môn đồ pháp quyến, hàng phật tử vân tập về cùng thành kính tưởng niệm với tất cả lòng biết ơn sâu sắc những gì Ni trưởng đã truyền dạy cho hậu thế.
 Một khuôn viên xanh dịu mát nơi chùa Diệu Nghiêm

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm