Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/07/2016, 10:44 AM

Tham thiền không bí quyết chỉ cần sinh tử thiết

Sinh tử chỉ sự sinh diệt của thân ngũ uẩn này. Có sinh tử ắt có luân hồi, ngày nay đang sống thì không biết đến ngày mai còn sống hay chết, nếu không thừa lúc còn khỏe mạnh, hạ thủ công phu giải quyết bệnh lớn sinh tử, mặc dù sinh tử trong chiêm bao chẳng thật, nhưng trong lúc còn đang chiêm bao, vẫn phải chịu khổ sinh tử ràng buộc, phải từ chiêm bao thức tỉnh, ra ngoài chiêm bao, tức kiến tánh thành Phật.

Đức Phật muốn chúng ta đều thức tỉnh trong chiêm bao, còn chúng sinh thì ham thích cảnh tượng giàu sang phú quý trong chiêm bao, dù bậc tu sĩ chẳng hi vọng được giàu sang, nhưng nhiều người cũng mong muốn được danh vọng địa vị, trong Phật pháp nói đến tam độc tham sân si, thứ nhất là tham: Ham thích giàu sang cũng là tham, ham danh vọng cũng là tham, cho đến bậc Bồ tát ham độ chúng sinh cũng là tham … nên Bát Nhã Tâm Kinh nói “無智亦無得-Vô tri diệc vô đắc”.

Kinh Kim Cang nói: “Độ hết tất cả chúng sinh, chẳng có một chúng sinh được diệt độ” tức vô sở đắc, chẳng cho mình là năng độ, chúng sinh là sở độ. Nếu không vẫn còn là tham, chẳng phải bậc Bồ Tát chơn chính.

Đối với việc sinh tử nếu chẳng thiết tha, chỉ là muốn cho công phu được miên mật tinh tấn, thì có thể sau một thời gian ngắn là công phu lui sụt, vì không có mục đích, chẳng phải giải quyết sinh tử, nên dễ buông bỏ công phu. Do đó, Tổ sư dạy phải thống thiết vì sinh tử, nếu không thì tham thiền vô ích.

Phải biết tại sao có sự sinh tử, làm cho chúng ta phải chịu cái khổ này? Trước mắt thấy người già có cái khổ của cảnh già, người bệnh có cái khổ của bệnh tật, người nào cũng tranh giành danh lợi, địa vị và sự sống trước mắt, ngày nào chết cũng không biết, chết thì người nào cũng sợ, nhưng sợ vẫn phải chết! Có sinh ắt có tử tại sao lại có sinh tử? Tự mình phải giải quyết triệt để vấn đề này.

Kỳ thật, trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật giải thích rất kỹ: “Chơn tánh của ta, cũng gọi là Phật tánh, cũng gọi là Tự tánh, Chơn như, Thật tướng, Pháp thân, Bản tâm, Bản kiến, Bản văn … đều chỉ về tự tánh không có sinh tử …” Phật dùng bản kiến dụ cho mặt trăng thứ nhất, chẳng thể nói được, còn kiến tinh tức năng kiến, là mặt trăng thứ hai, có thể dùng lời nói diễn tả được.
 
Lời nói diễn tả được mới có thể giảng cho người nghe, còn cái chẳng thể dùng lời nói diễn tả thì phải tự ngộ mới được. Ví như chiếc ghế này, mọi người đều nhìn thấy, ấy là do kiến tinh năng thấy, nhưng tôi hỏi quý vị, kiến tinh đó ở đâu? Hãy chỉ ra xem!

* Bản Kiến: Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật bảo A Nan thử chỉ kiến tinh ra xem, A Nan nói:

– Từ trên trời, dưới đất, cho đến núi sông đất đai … những gì có thể chỉ được đều là vật, chẳng phải kiến tinh.

Phật bảo:Vậy tất cả đều là phi kiến, phải không?”

A Nan đáp: “Chẳng phải”.

Vì nếu cái ghế gọi là kiến tính thì chẳng thể gọi là ghế, mà nếu chiếc ghế chẳng phải kiến tinh thì làm sao lại thấy được nó? Cho nên, chỉ cũng không đúng, không chỉ cũng không đúng. Tại sao? Vì kiến tinh chẳng phải vật, làm sao chỉ ra được? Có người cho rằng kiến tinh là con mắt, nhưng trong kinh Lăng Nghiêm, Phật đã giải thích vấn đề này.

Phật bảo A Nan:Ta có cánh tay nên thành nắm tay, người có con mắt mới thấy được nắm tay ta, hai việc này có giống nhau không?”

A Nan đáp: “Giống nhau”.

Phật bảo: “Không đúng”. Tại sao? Ta có cánh tay mới làm thành nắm tay, nếu không có cánh tay thì nắm tay tiêu diệt. Còn ngươi đi hỏi người mù xem họ thấy gì? Họ sẽ trả lời rằng trước mắt thấy đen tối.

A Nan nói: “Thấy đen tối sao gọi là thấy?”

Phật dẫn dụ thêm: “Một người có mắt sáng ở trong phòng tối, với người mù ở trong phòng tối, hai sự thấy đó có giống nhau không?”

Đáp: – Giống nhau.

– "Vậy người không có mắt thình lình được con mắt, thấy cảnh vật trước mắt, phải gọi là mắt thấy không?"

Đáp: – Phải.

“Người có mắt ở trong phòng tối, đốt lên đèn cầy thấy các cảnh vật, có phải gọi là ‘đèn thấy’ không?”

A Nan trả lời không được.

Phật bảo: “Cây đèn hiển hiện sắc tướng, sự thấy là con mắt, chẳng phải cây đèn; con mắt hiển hiện đồ vật, nhưng sự thấy là tâm, chẳng phải con mắt. Nếu nói thấy sáng gọi là thấy, thấy tối gọi là không thấy, ấy là sai. Vì lúc sáng thì không thấy tối lúc tối thì không thấy sáng: Nếu nói “Không thấy” thì hai cái đều không thấy, do lúc sáng không thấy tối, lúc tối không thấy sáng; nếu nói “Thấy” thì hai cái đều là thấy, thấy sáng cũng là thấy, thấy tối cũng là thấy.

Sáng và tối là tiền trần, có sinh diệt, còn bản kiến chẳng sinh diệt; là vật mới có sinh diệt, chẳng phải vật thì chẳng có sinh diệt. Chẳng sinh diệt thì chẳng thị phi, đúng sai, đắc thất … tất cả sinh diệt đều chẳng dính dáng đến nó. Nhưng vì có cái chấp tâm, chấp chỗ sinh diệt cho là thật, rồi mới quên bản kiến chẳng sinh diệt của mình.

“七處問心-Thất xứ vấn Tâm”

- Phá chấp tâm ở trong thân

- Bạch Thế Tôn! Tất cả mười loại chúng sinh trên thế gian đều cho tâm thức ở trong thân. Nay con nhận được mắt con ở trên mặt con và tâm thức ở trong thân, như mắt Thanh Liên Hoa của Như Lai ở trên mặt Như Lai vậy.

Phật bảo:

- A Nan! Nay ngươi ngồi trong giảng đường của Như Lai, nhìn thấy rừng Kỳ Đà ở chỗ nào?

- Bạch Thế Tôn! Giảng đường rộng rải thanh tịnh này trong vườn Cấp Cô Độc, còn rừng Kỳ Đà thì ở ngoài Gảng đường.

- A Nan! Bây giờ ngươi ở trong Giảng đường trước tiên thấy gì?

- Bạch Thế Tôn! Con ở trong Giảng đường trước thấy Như Lai, sau thấy đại chúng, rồi nhìn ra ngoài mới thấy rừng cây.

- A Nan! Ngươi thấy rừng cây, do nhân nào được thấy?

- Bạch Thế Tôn! Vì cửa sổ Giảng đường mở trống nên con ở trong thấy suốt bên ngoài.

Phật bảo A Nan:

- Như ngươi vừa nói, thân ở trong Giảng đường, nhờ cửa mở trống nên thấy rừng cây; mà có chúng sinh nào ở trong Giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài chăng? 

- Bạch Thế Tôn! Ở trong Giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài thì chẳng đúng.

- A Nan! Ngươi cũng như vậy, linh tâm của ngươi tất cả sáng tỏ, nếu tâm sáng tỏ hiện tiền của ngươi thật ở trong thân thì trước tiên phải thấy rõ trong thân. Vậy có chúng sinh nào trước thấy trong thân rồi sau mới thấy vật bên ngoài chăng? Dẫu chẳng thấy được tim, gan, tỳ, vị, thì các chỗ: Móng tay chân ra, tóc dài, gân chuyển cũng phải thấy chứ, sao lại chẳng thấy?

Nếu trong thân còn chẳng thấy thì làm sao thấy vật bên ngoài? Cho nên ngươi nói "Cái tâm giác tri trụ ở trong thân" là chẳng đúng. (Tự tánh bất nhị, vốn chẳng có nghĩa đúng và chẳng đúng, chỉ vì trị bệnh chấp thật nên nói chẳng đúng).

Giảng giải:

Bảy chỗ gạn hỏi tìm tâm, ban đầu A Nan chấp tâm ở trong thân.

- Bạch Thế Tôn, tất cả 10 loại chúng sinh trên thế gian đều cho tâm thức ở trong thân. Nay con nhận được mắt con ở trên mặt con và tâm thức ở trong thân, như mắt thanh liên hoa của Như Lai cũng ở trên mặt Như Lai vậy.

Phật bảo A Nan: Nay ngươi ngồi trong giảng đường của Như Lai, nhìn thấy rừng Kỳ Đà ở chỗ nào?

- Bạch Thế Tôn, Giảng đường rộng rải thanh tịnh này ở trong vườn Cấp Cô Độc, còn rừng Kỳ Đà thì ở ngoài Giảng đường.

- A Nan, bây giờ ngươi ở trong Giảng đường trước tiên thấy gì?

- Bạch Thế Tôn, con ở trong Giảng đường trước thấy Như Lai sau thấy đại chúng rồi nhìn ra ngoài mới thấy rừng cây.

- A Nan, ngươi thấy rừng cây do nhân nào được thấy?

- Bạch Thế Tôn, vì cửa sổ Giảng đường mở trống nên con thấy suốt bên ngoài.

Phật bảo A Nan:

- Như ngươi vừa nói, thân ở trong Giảng đường, nhờ cửa mở trống nên thấy rừng cây, mà có chúng sinh nào ở trong Giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài chăng? 

- Bạch Thế Tôn ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai lại thấy rừng cây bên ngoài thì chẳng đúng.

- A Nan, ngươi cũng như vậy, linh tâm của ngươi tất cả sáng tỏ, nếu tâm sáng tỏ hiện tiền của ngươi ở trong thân thì trước tiên phải thấy rõ trong thân. Vậy có chúng sinh nào trước thấy trong thân rồi sau mới thấy vật bên ngoài không? Dẫu chẳng thấy được tim gan tỳ vị thì các chỗ móng tay chân ra, tóc dài, gân chuyển cũng phải thấy chứ, sao lại chẳng thấy?

Nếu trong thân chẳng thấy làm sao thấy được bên ngoài? Cho nên, ngươi nói “cái tâm giác tri trụ ở trong thân” là chẳng đúng (tự tánh bất nhị chẳng có nghĩa đúng và nghĩa chẳng đúng, chỉ vì trị bịnh chấp thật nên nói chẳng đúng).

- Phá chấp tâm ở ngoài thân

A Nan cúi đầu bạch Phật:

- Con nghe lời dạy của Như Lai, ngộ được tâm con thật ở ngoài thân. Tại sao? Ví như đèn thắp trong phòng thì trước phải chiếu sáng trong phòng, rồi sau mới từ cửa rọi ra ngoài sân. Tất cả chúng sinh chẳng thấy trong thân, chỉ thấy ngoài thân, cũng như ngọn đèn ở ngoài phòng chẳng thể chiếu sáng trong phòng, nghĩa này rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ, vậy so với nghĩa lý rốt ráo của Phật chẳng sai ư?

Phật bảo A Nan:

- Các Tỳ Kheo vừa theo ta khất thực trong thành rồi trở về rừng Kỳ Đà. Ta đã thọ trai xong, ngươi thử nghĩ, trong số Tỳ Kheo, chỉ một người ăn mà các vị khác được no chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không ạ! Tại sao? Dù các Tỳ Kheo đều là bậc A La Hán, nhưng cơ thể chẳng đồng, đâu thể một người ăn mà khiến cả chúng đều no.

- A Nan! Nếu tâm giác tri của ngươi thật ở ngoài thân thì trong ngoài khác nhau, chẳng có liên quan, hễ tâm biết thì thân chẳng biết, thân biết thì tâm chẳng biết. Nay ta đưa tay cho ngươi xem, trong lúc mắt thấy, tâm ngươi biết được chăng?

- Bạch Thế Tôn! Vâng biết. 

- A Nan! Nếu thân và tâm cùng biết một lượt thì sao lại nói tâm ở ngoài thân?

Nên biết, ngươi nói "tâm giác tri trụ ở ngoài thân" là chẳng đúng.

Giảng giải:

- Phá chấp tâm ở ngoài thân.

A Nan cúi đầu bạch Phật:

- Con nghe lời dạy của Như Lai, ngộ được tâm con thật ở ngoài thân. Tại sao? Ví như đèn thắp sáng trong phòng thì trước hết phải chiếu sáng trong phòng, rồi sau mới từ cửa soi ra ngoài sân, tất cả chúng sinh chẳng thấy trong thân, chỉ thấy ngoài thân, cũng như ngọn đèn ở ngoài phòng chẳng thể chiếu sáng trong phòng, nghĩa này rõ ràng chẳng còn nghi ngờ. Vậy so với nghĩa lý rốt ráo của Phật chẳng sai ư?

Phật bảo A Nan:

- Các Tỳ Kheo vừa theo ta khất thực trong thành, rồi trở về rừng Kỳ Đà. Ta đã thọ trai xong, ngươi thử nghĩ trong số các Tỳ Kheo chỉ 1 người ăn mà các vị khác được no chăng?

- Bạch Thế Tôn, không ạ, tại sao? Các Tỳ Kheo đều là bậc A La Hán nhưng cơ thể chẳng đồng, đâu thể 1 người ăn mà khiến cả chúng đều no.

- A Nan, nếu tâm giác tri của ngươi thật ở ngoài thân thì trong ngoài khác nhau, chẳng có liên quan, hễ tâm biết thì thân chẳng biết, thân biết thì tâm chẳng biết. Nay ta đưa tay cho ngươi xem trong lúc mắt thấy tâm ngươi biết được chăng?

- Bạch Thế Tôn, vâng biết.

- A Nan, nếu thân và tâm cùng biết một lượt thì sao lại nói tâm ở ngoài thân?

Nên biết, ngươi nói tâm giác tri trụ ở ngoài thân là chẳng đúng.

- Phá chấp tâm ẩn núp sau con mắt.

- Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, chẳng thấy bên trong nên chẳng ở trong thân; thân tâm cùng biết một lượt chẳng thể rời nhau nên chẳng ở ngoài thân, nay con thiết nghĩ tâm ở một chỗ.

- Ở chỗ nào?

- Tâm giác tri này đã chẳng biết trong mà thấy bên ngoài, theo con nghĩ là nó ẩn núp sau con mắt. Ví như có người lấy chén lưu ly úp vào hai mắt (ngày nay có thể nói là đeo kính), tuy có vật úp ở ngoài mà chẳng ngại nhãn căn, tùy sự thấy liền phân biệt được. Tâm giác tri của con chẳng thấy bên trong vì ở nơi con mắt, thấy rõ ràng bên ngoài vì ẩn núp sau con mắt.

Phật bảo A Nan:

- Theo lời ngươi nói, tâm núp sau con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly, vậy thì lúc thấy núi sông, mắt thấy chén lưu ly chăng?

- Bạch Thế Tôn! Thật thấy chén lưu ly.

- A Nan, con mắt núp sau chén lưu ly thì thấy được chén lưu ly; còn tâm núp sau con mắt sao chẳng thấy mắt? Dù cho là thấy mắt, mắt tức là cảnh, cảnh làm sao thấy cảnh? Nếu chẳng thấy mắt thì ngươi nói "Tâm giác tri ẩn núp sau con mắt" là chẳng đúng.

Giảng giải:

- Phá chấp tâm ẩn sau con mắt.

- Bạch Thế Tôn, như lời Phật dạy chẳng thấy bên trong nên chẳng thấy ở trong thân, thân tâm cùng biết chẳng thể rời nhau nên chẳng ở ngoài thân nay con thiết nghĩ tâm ở một chỗ.

- Ở chỗ nào?

- Tâm giác tri này đã chẳng biết trong mà thấy bên ngoài, theo con nghĩ nó ẩn sau con mắt, ví như có người lấy chén lưu ly úp vào 2 con mắt (ngày nay có thể nói là đeo kính) tuy có vật úp ở ngoài mà chẳng ngại nhãn căn, tùy sự thấy liền phân biệt được. Tâm giác tri của con chẳng thấy bên trong vì ở nơi con mắt thấy rõ ràng bên ngoài vì ẩn núp sau con mắt. 

Phật bảo A Nan:

- Theo lời ngươi nói tâm núp sau con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly vậy thì lúc thấy núi sông mắt thấy chén lưu ly chăng?

- Bạch Thế Tôn! Thật thấy chén lưu ly.

- A Nan, con mắt núp sau chén lưu ly thì thấy được chén lưu ly, còn tâm núp sau con mắt sao chẳng thấy mắt. Dù cho là thấy mắt, mắt tức là cảnh, cảnh làm sao thấy cảnh? Nếu chẳng thấy mắt thì ngươi nói “tâm giác tri ẩn sau con mắt” là chẳng đúng.

- Phá chấp nhắm mắt thấy tối là thấy trong thân.

- Bạch Thế Tôn! Nay con lại thiết nghĩ rằng, thân thể của chúng sinh, tạng phủ ở trong, khiếu huyệt (ngũ căn) ở ngoài, nơi tạng thì tối, nơi khiếu thì sáng. Nay con ở trước mặt Phật, mở mắt thấy sáng gọi là thấy bên ngoài, nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân, nghĩa này thế nào?

Phật bảo A Nan:

- Khi ngươi nhắm mắt thấy tối, cái cảnh tối ấy là đối với mắt hay chẳng đối với mắt?

- Nếu đối với mắt thì tối ở trước mắt, tức ở ngoài thân, sao nói ở trong thân?

Giả sử cho tối là trong thân thì lúc trong phòng tối chẳng có ánh sáng, những gì trong phòng tối đều là tạng phủ của ngươi sao?

- Nếu chẳng đối với mắt thì làm sao được thấy? Nếu lìa sự thấy bên ngoài, thành lập sự thấy đối vào trong, khi nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân; vậy khi mở mắt thấy sáng sao chẳng thấy mặt?

- Lại, nếu chẳng thấy mặt thì cái nghĩa "con mắt đối vào trong" chẳng thể thành lập: Nếu thấy mặt thì tâm giác tri và nhãn căn đều ở tại hư không, làm sao nói ở trong?

- Lại, nếu ở ngoài hư không thì chẳng phải thân ngươi, tức hiện nay Như Lai thấy mặt ngươi cũng là thân ngươi sao? Vậy mắt ngươi thấy biết thì thân ngươi chẳng biết. Nếu ngươi cho thân và mắt cùng biết một lượt, thì phải có hai cái biết, tức một thân ngươi phải thành hai Phật! Nên biết ngươi nói "thấy tối gọi là thấy trong thân" là chẳng đúng.

- Phá chấp sự suy nghĩ là tâm.

- Con đã từng nghe Phật khai thị chúng rằng: Tâm sinh nên các pháp sinh, pháp sinh nên các tâm sinh. Nay con suy nghĩ, chính cái suy nghĩ ấy là tâm của con; tùy sự suy nghĩ tâm liền có, cũng chẳng ở trong, ngoài và chính giữa.

- A Nan, ngươi nói pháp sinh nên các tâm sinh, tùy sự suy nghĩ tâm liền có. Tâm chẳng có tự thể thì chẳng thể suy nghĩ; nếu chẳng có tự thể mà suy nghĩ được thì vô căn phải thấy được vô trần, nghĩa này chẳng đúng. Nếu có tự thể thì ngươi thử dùng tay tự búng thân mình xem, cái tâm biết của ngươi là từ trong thân ra hay từ bên ngoài ra? Nếu từ bên trong ra thì phải thấy trong thân; nếu từ bên ngoài ra thì trước tiên phải thấy mặt.

- Mắt chủ sự thấy, tâm chủ sự biết, tâm không phải như mắt, nói tâm thấy là chẳng đúng nghĩa.

Phật bảo A Nan:

- Nếu thấy là con mắt thì ngươi ở trong phòng, cửa biết thấy chăng? (phòng dụ cho thân, cửa dụ cho mắt). Như kẻ đã chết con mắt vẫn còn, lẽ ra phải thấy được vật; nếu thấy được vật thì sao gọi là chết?

- Lại, tâm hay biết của ngươi nếu thật có tự thể, là một thể hay nhiều thể?

Nay nơi thân ngươi, tâm cùng khắp cơ thể hay chẳng cùng khắp?

- Nếu nói một thể, khi tay ngươi búng một chi, lẽ ra tứ chi đều biết, nếu đều biết thì chỗ búng chẳng có, nếu có chỗ búng thì chẳng phải một thể. Nếu như nhiều thể thì thành nhiều người, vậy thể nào là của ngươi?

- Nếu nói khắp cả cơ thể thì đồng như sự búng kể trên, nếu chẳng khắp thì khi ngươi rờ đầu và chân, đầu có biết chân phải không biết, nhưng hiện nay ngươi lại chẳng phải như vậy. Nên biết ngươi nói: "Tùy sự suy nghĩ tâm liền có" là chẳng đúng.

Giảng giải:

- Phá chấp sự suy nghĩ là tâm (Suy nghỉ phải có tự thể để suy nghĩ).

- Con đã từng nghe Phật khai thị tứ chúng rằng: Tâm sinh nên các pháp sinh, pháp sinh nên các tâm sinh. Nay con suy nghĩ ấy là tâm của con, tùy sự suy nghĩ tâm liền có, cũng chẳng ở trong, ngoài và chính giữa.

Tâm suy nghĩ không có hình tướng mình thấy vật là sở thấy, có sở thấy nên có năng thấy. Tâm có sở biết, suy ra có năng biết là tự thể của tâm.

Nói là tâm sinh nên có các pháp sinh, bây giờ quý vị ở đây tâm nhớ chuyện nhà, như cái tủ, quần áo,… tâm nghĩ thì các cảnh hiện ra gọi là tâm sinh cảnh. Cảnh trước mắt thì cảnh sinh tâm, như thấy cành hoa này đẹp, cành hoa đẹp thì tâm mình cho hoa đẹp gọi là cảnh sinh tâm. Tâm sinh cảnh hay cảnh sinh tâm mà tự thể của tâm là gì? Ở chỗ nào?

Phật bảo A Nan: Ngươi nói các pháp sinh nên các tâm sinh, tùy sự suy nghĩ của tâm liền có, tâm chẳng có tự thể thì chẳng thể suy nghĩ. Nói có con mắt thì phải có tự thể con mắt, nói tự thể của tâm thì phải có tự thể mới suy nghĩ được, nếu tâm không có tự thể làm sao suy nghĩ được? Cho nên, Phật nói tâm chẳng có tự thể thì không có suy nghĩ.

Nếu chẳng có tự thể mà suy nghĩ được thì khỏi cần căn cũng suy nghĩ được. Tức vô căn cũng có căn, không có trần thì cũng có trần, như không có nhãn căn và không có cái tách vẫn thấy được cái tách (vô trần, vô căn thấy được vô trần). Cái này có trần như mặt kiến, bình hoa trước mắt, có trần do nhãn căn thấy. Nếu tự thể thấy không cần căn trần. Cho nên, nói vô căn thấy được vô trần, nghĩa này không đúng.

Nếu có tự thể thì ngươi thử dùng tay tự búng thân mình xem, cái tâm biết của ngươi là từ trong thân ra hay từ bên ngoài ra?

Dùng tay búng thì tâm biết có sự búng, tâm biết có sự búng thì ở trong thân ra hay bên ngoài ra? Vừa rồi nói ở trong không đúng, ở ngoài cũng không đúng, vậy ở đâu? 

 A Nan đáp: Mắt chủ sự thấy, tâm chủ sự biết, tâm không phải như mắt, nói tâm thấy là chẳng đúng nghĩa.

Phật bảo A Nan: Nếu thấy là con mắt thì ngươi ở trong phòng, cửa biết thấy chăng? (phòng dụ cho thân, cửa dụ cho mắt). Như kẻ đã chết con mắt vẫn còn, lẽ ra phải thấy được vật, nếu thấy được vật sao gọi là chết?

Lại, tâm hay biết của ngươi nếu thật có tự thể là một thể hay nhiều thể? Nay nơi thân ngươi, tâm cùng khắp cơ thể hay chẳng cùng khắp. Nếu nói một thể, khi tay ngươi búng một chi, lẽ ra tứ chi đều biết, nếu đều biết thì chỗ búng chẳng có, nếu có chỉ búng thì chẳng phải một thể. Nếu như nhiều thể thì thành nhiều người, vậy thể nào là của ngươi?

Nếu nói khắp cơ thể thì đồng sự búng nói trên, nếu chẳng cùng khắp thì khi ngươi rờ đầu và chân, đầu có biết chân phải không biết nhưng hiện nay ngươi chẳng phải như vậy. Nên biết ngươi nói “tùy sự suy nghĩ tâm liền có” là chẳng đúng.

- Phá chấp tâm ở chính giữa.

- Bạch Thế Tôn! Khi Phật với Văn Thù và các Pháp Vương Tử luận về thật tướng, con cũng nghe Phật nói tâm chẳng ở trong cũng chẳng ở ngoài. Theo như con nghĩ, vì chẳng biết trong nên chẳng phải ở trong, thân tâm cùng biết một lượt nên chẳng phải ở ngoài, nay cùng biết một lượt mà chẳng thấy bên trong, tất phải ở giữa.

- Ngươi nói "ở giữa" thì cái chính giữa ấy phải rõ ràng, chẳng phải không chỗ. Theo ngươi suy xét, giữa ở chỗ nào? Ở nơi xứ (12 xứ, gồm cả lục căn, lục trần) hay ở nơi thân?

- Nếu ở nơi thân, nơi ngoài da thì chẳng phải là giữa; ở giữa thì đồng như ở trong. Nếu ở nơi xứ, là có thể nêu ra hay chẳng thể nêu ra? Nếu chẳng thể nêu ra thì đồng như không có; nếu có thể nêu ra lại chẳng định được chỗ nào. Tại sao? Ví như có người cắm cây nêu làm chính giữa, nhìn từ phương Đông thì cho cây nêu ở phương Tây, nhìn từ phương Nam thì cho cây nêu ở phương Bắc, cái thể giữa được nêu ra đã lẫn lộn thì tâm cũng thành rối loạn, chẳng rõ ở đâu.

A Nan thưa: 

- Con nói "chính giữa" chẳng phải hai thứ này. Như Thế Tôn nói: Nhãn căn và sắc trần duyên nhau sinh ra nhãn thức. Nhãn căn phân biệt, sắc trần vô tri, thức sinh nơi giữa, tức là tâm vậy.

 Phật bảo:

- Nếu tâm ngươi ở giữa căn trần, vậy tâm thể này gồm cả hai hay chẳng gồm? Nếu gồm cả hai thì vật và thể xen lộn, vật thì vô tri, thể thì có biết, thành hai thứ đối địch, lấy gì làm giữa? Nếu lìa biết (căn) và không biết (trần) thì chẳng có thể tánh, vậy lấy tướng nào làm chính giữa? Nên biết ngươi nói "Tâm ở chính giữa" là chẳng đúng.

Giảng giải:

Phá chấp tâm ở chặn giữa.

- Bạch Thế Tôn! Khi Phật nói với Văn Thù và các Pháp Vương Tử luận về thật tướng, con cũng nghe Phật nói tâm chẳng ở trong cũng chẳng ở ngoài. Theo như con nghĩ vì chẳng biết trong nên chẳng phải ở trong thân, tâm cùng biết một lượt nên chẳng phải ở ngoài, nay cùng biết một lượt mà chẳng thấy bên trong tất phải ở giữa.

- Ngươi nói ở giữa thì cái ở giữa đó phải rõ ràng, chẳng phải không chỗ, theo ngươi suy xét giữa ở chỗ nào? Ở nơi xứ (gồm cả lục căn lục trần) hay ở nơi thân?

Nếu ở nơi thân là ngoài da thì chẳng phải là giữa, ở giữa đồng như ở trong. Nếu ở nơi xứ là có thể nêu ra hay chẳng thể nêu ra? Nếu chẳng thể nêu ra thì đồng như không có, nếu có thể nêu ra lại chẳng định được chỗ nào, tại sao?

Ví như có người cầm cây nêu làm chính giữa nhìn ở phương Đông thì cho cây nêu ở phương Tây, nhìn từ phương Nam thì cho cây nêu ở phương Bắc. Cái thể giữa nêu ra đã lẫn lộn thì tâm cũng thành rối loạn chẳng rõ ở đâu.

A Nan thưa:

- Con nói chính giữa chẳng phải 2 thứ này. Như Thế Tôn nói, nhãn căn và sắc trần duyên nhau sinh ra nhãn thức, nhãn căn phân biệt sắc trần vô tri thức sinh vô giữa tức là tâm vậy.

Phật bảo: 

- Nếu tâm ở giữa căn trần, vậy tâm thể này gồm cả 2 hay chẳng gồm? Nếu gồm cả hai thì vật và thể xen lộn, vật thì vô tri, thể thì có thành 2 thứ đối địch, lấy gì làm giữa? Nếu lìa biết (căn) và không biết (trần) thì chẳng có thể tánh, vậy lấy tướng nào làm chính giữa? Nên biết ngươi nói tâm ở chính giữa là chẳng đúng.

Phá chấp "tất cả vô trước" là tâm.

- Bạch Thế Tôn! Khi xưa con thấy Phật với bốn đại đệ tử (Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na và Xá Lợi Phất) cùng chuyển pháp luân, thường nói "cái tâm giác tri chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, cũng chẳng ở giữa, chẳng ở chỗ nào cả, tất cả vô trước gọi là tâm". Vậy con vô trước, được gọi là tâm chăng?

Phật bảo A Nan:

- Ngươi nói cái tâm giác tri chẳng ở chỗ nào cả, vậy như các loài bay trên hư không, ở dưới nước và trên bờ, gọi là tất cả vật tượng nơi thế gian mà ngươi vô trước đó, là có hay không? Không thì đồng như lông rùa sừng thỏ, nói gì vô trước? Nếu có sự vô trước thì chẳng thể gọi là không. Không tướng mới không, chẳng không thì có tướng, tâm đã chấp có tướng, thì còn nói gì vô trước? Nên biết, nói "Tất cả vô trước gọi là tâm giác tri" là chẳng đúng.

Giảng giải:

Cuối cùng A Nan chấp “tất cả vô trước là tâm”.

- Bạch Thế Tôn! Khi xưa con thấy Phật với bốn đại đệ tử (Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na, và Xá Lợi Phất) cùng chuyển pháp luân, thường nói “cái tâm giác tri chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, cũng chẳng ở khoảng giữa, chẳng ở chỗ nào cả, tất cả vô trước gọi là tâm”, vậy con vô trước được gọi là tâm chăng?

Phật bảo A Nan:

 - Ngươi nói cái tâm giác tri chẳng ở chỗ nào cả, như các loài bay trên hư không, ở dưới nước và trên bờ, gọi là tất cả vật tượng nơi thế gian mà ngươi vô trước đó có hay không? Không thì đồng như lông rùa sừng thỏ, nói gì vô trước? Nếu có sự vô trước thì chẳng thể gọi là không, không tướng mới không, chẳng không thì có tướng, tâm đã chấp có tướng thì còn nói gì vô trước? Nên biết nói “tất cả vô trước là tâm giác tri” là chẳng đúng.

* Giảng chữ: “vô trước”.

- Đã có cái tánh mà nói tâm không có chấp trước, nếu không có cái tánh thì lấy gì vô trước? Trống rỗng không có đối tượng để mình vô trước. Có vật tượng đã là trước rồi (chấp có) thì làm sao nói là vô trước được, cho nên nói tâm vô trước là không đúng.

Lược giải:

Ở đây nêu ra bảy chỗ gạn hỏi, ý Phật là muốn đưa A Nan thẳng đến chỗ tự ngộ, lời Phật chẳng phải chơn lý. Phật chỉ dùng thuốc giả để trị bịnh giả của A Nan. Tại sao nói là bệnh giả? Vì những kiến chấp của A Nan vốn chẳng thật. Tại sao nói thuốc giả? Vì lời phá chấp của Phật cũng chẳng thật.

Cũng như A Nan nói tâm ở trong thân, ở ngoài thân, cho đến nói vô trước là tâm, kỳ thật không phải có chỗ chẳng đúng hay chẳng sai, vì chấp nhất định ở một chỗ, nên Phật nói chẳng đúng. Nếu bệnh chấp chưa hết thì có thể nêu ra vô số chỗ, chứ đâu phải chỉ có bảy chỗ ư? Nếu bệnh chấp đã hết thì một chỗ cũng chẳng có, nói gì đến bảy chỗ!

Tự tánh vốn bất nhị, nếu chấp theo lời Phật, cho "thật chẳng ở trong" là nhị, cho "thật chẳng ở ngoài" cũng là nhị, cho đến bất cứ có ở một chỗ nào, hay chẳng ở một chỗ nào đều là nhị. Tại sao? Vì nếu có ở một chỗ này thì những chỗ kia không có, chỗ có chỗ không tức là nhị. Nên Phật nói: Phàm hữu ngôn thuyết, giai phi thật nghĩa (Phàm có lời nói đều chẳng phải nghĩa thật).

Giảng giải:

Vì A Nan chấp chỗ này thì Phật phá chỗ này, chấp chỗ kia thì Phật phá chỗ kia, là phá tâm chấp của A Nan, chứ không phải lời phá chấp của Phật là chân lý.

A Nan chấp ở trong thì Phật phá không phải ở trong thân. A Nan chấp ở ngoài thân thì Phật phá không phải ở ngoài thân. Nhưng chấp chẳng phải trong thân là chân lý là không đúng, chẳng phải ở ngoài thân là chân lý cũng không đúng. 

Ấy là dùng để phá chấp của A Nan, chứ không phải là chân lý. Nếu không phải ở trong thân thì tự tánh không cùng khắp, chẳng phải ở ngoài thân thì tự tánh cũng không cùng khắp. Vì tự tránh cùng khắp, chỉ thấy có chỗ là không đúng, chấp không có chỗ cũng không đúng.

Cho nên, phàm có nổi ý niệm cho là đều không đúng, không phải lời của Phật phá chấp là đúng, lời của Phật dùng để phá chấp không phải là chân lý.

Bản văn: Trong kinh Lăng Nghiêm nói về bản văn như sau:

Chúng sinh mê bản văn, tuần thanh cố lưu chuyển”. Bản nghe cũng như bản kiến, cũng là chỉ về Tự tánh. Tại sao nói mê lầm bản văn? Do có sự nghe và không nghe thì chẳng phải bản văn, vì nghe là sinh, không nghe là diệt, còn bản văn thì chẳng sinh diệt. Nói Phản Văn là đã xoay trở về, thoát khỏi âm thanh động tịnh, không có sở nghe, chứ không phải là dùng lỗ tai để nghe cái bản văn, nếu vậy thì bản văn trở thành sở nghe rồi, có năng sở tương đối lại chẳng phải bất nhị của Tự tánh.

Cho nên, nói bản kiến, bản văn … đều chẳng phải vật dù đặt nhiều tên gọi, nhưng thể chỉ là một. Nói là “Thể” cũng chỉ là lời nói diễn tả, đã không phải vật thì làm sao có thể ư! Bản thể cùng khắp pháp giới, nên chẳng thể chỉ ra được.

Về sự thấy, trong kinh Lăng Nghiêm còn nói: Tại sao gần thì thấy, xa lại chẳng thấy? Sự thấy chẳng lẽ có thể kéo dài hay rút ngắn lại? Ví như con mắt tiếp xúc với chiếc ghế thì thấy chiếc ghế, tiếp xúc với cái bàn thì thấy cái bàn, nhưng tiếp xúc với mặt mình còn thấy được mặt mình không?

Có tự thấy được lông mày, lỗ mũi không? Gần còn chẳng thấy được, nói chi vật xa! Đã nói năng thấy chẳng phải vật, thì làm gì có gần và xa? Cho nên, tất cả những gì có thể chỉ ra, tìm ra được đều là vật cả, vật thì có sinh diệt, trước mắt đã chứng tỏ cái bản kiến bản văn của ta không sinh diệt, thì tại sao chúng ta cứ đuổi theo sự sinh diệt trong hiện tượng trước mắt mà sinh ra đủ thứ phiền não?

Do đó, chúng ta tham Thiền đừng có biết tới những hiện tượng thế giới trước mắt, vì đó là sinh diệt, là chiêm bao, phải tự thấy được bản kiến, bản văn của chính mình, mà điều này người khác chỉ không ra, Phật cũng chỉ không ra, vì nếu Phật có thể chỉ ra được, đã chỉ cho A Nan rồi.

Cho nên, Phật bảo A Nan:Ta chẳng thấy được kiến tinh của ngươi, ngươi cũng chẳng thấy được kiến tinh của ta". Vì đó chẳng phải vật thì làm sao thấy? Đã chẳng phải vật thì chính là ngươi, tại sao ngươi còn hỏi ta, làm sao chỉ ra được!

Thiền sư Thích Duy Lực
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm