Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 27/05/2020, 10:27 AM

Thân - Khẩu - Ý và sự tương quan giữa tác hại và lợi ích

Thân - Khẩu - Ý giữ ba lãnh địa khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thân hành động nhưng không có ý tác động vào thì hành động không kêt quả.

 Tam nghiệp và tịnh hóa tam nghiệp

Thân: Hình thành từ tứ đại (Đất, nước, gió, lửa) tạo thành một thế giới nho nhỏ, có thể di chuyển được (Đi, đứng, ngồi, nằm…) chỉ bấy nhiêu chưa đủ để hướng đến thiện hay bất thiện mà đối tượng tác thành nghiệp thiện hay bất thiện đó là quá trình căn tiếp xúc trần.

Khẩu: Là một trong những bộ phận trên cơ thể, nhưng lại chiếm một vị trí không nhỏ, trong việc liên quan đến đạo đức thể hiện qua ngôn ngữ. Khẩu được xem là một phương tiện làm lợi ích cho đời xoa dịu nỗi đau giúp người bớt sợ hãi, sự giúp đỡ người tức là sự giúp đỡ mình. Nhiệm vụ của khẩu là nói truyền đạt, giải thích. Phạm vi hoạt động là tất cả mọi hình thức của ngôn ngữ, giúp mọi người cảm nhận được.

Ý: Là một trong sáu căn, Duy Thức mô tả “Duy có ý rất tinh vi”, suy nghĩ làm việc ý thức đầu, tính toán, tạo nghiệp thiện, bất thiện cũng hơn cả (Công vi thủ, tội vi khôi) nó cũng có công năng chấp ngã, và chấp pháp, nó phân biệt rõ mọi sự vật, nghĩ được nói được. Ý thức có đủ ba tính thiện, bất thiện và vô ký, nhiệm vụ của ý là điều khiển, xúi giục, phân biệt dẫn đầu, phạm vi hoạt động khắp thế giới.

Khẩu mà thiếu ý thì ngôn ngữ vô nghĩa, thân và khẩu là điều kiện cho ý tạo thiện, bất thiện.

Khẩu mà thiếu ý thì ngôn ngữ vô nghĩa, thân và khẩu là điều kiện cho ý tạo thiện, bất thiện.

Phật ở đâu? Thân khẩu ý của Phật là gì?

Thân - Khẩu - Ý giữ ba lãnh địa khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thân hành động nhưng không có ý tác động vào thì hành động không kêt quả. Khẩu mà thiếu ý thì ngôn ngữ vô nghĩa, thân và khẩu là điều kiện cho ý tạo thiện, bất thiện.

Khi Đức Phật chưa xuất hiện, Ấn Độ đã có trrên 90 giáo phái khác nhau, hầu hết các giáo phái đều nghiên cứu rất kỹ phần nghiệp, họ cũng xác định Thân - Khẩu - Ý là nơi chi phối của nghiệp, họ cho rằng thân mới là nơi tạo nghiệp tối trộng, thì thân phải bị hành phạt xứng đáng để mong tiêu tội, nên xuất hiện các pháp môn như lõa thể, đứng một chân phải khổ hạnh nhằm thanh tịnh tâm, tức thanh tịnh nghiệp. Nhưng Đức Phật lại nói “Chỉ có ý nghiệp mới u tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, thân không bằng được, khẩu không bằng được” tại sao? Vì sự hoạt động của thân chính là sự hoạt động của ý, sự hoạt động của khẩu chính là sự hoạt động của ý, nếu chỉ có tai thôi, mà không có ý tác dộng của ý, thì khi tai nghe âm thanh vẫn không phân biệt được âm thanh đó là gì, không có sự phân biệt, chỉ khi nào ý tác động thì tai mới trở thành tỷ thức tức có sự phân biệt.

Tác hại của thân và khẩu thì ý là nơi chi phối.

Tác hại của thân và khẩu thì ý là nơi chi phối.

Tu như nào để không mắc khẩu nghiệp

“Ở đây có người Nigantha, bệnh hoạn, đau khổ, bạo bệnh từ chối nước lạnh chỉ uống nước nóng, nên mệnh chung này gia chủ, theo Nigantha Nataputta người ấy tái sinh chỗ nào? Bạch Đức Thế Tôn, có hàng chư Thiên đuợc gọi là Manosatta (Ý trước thiên) ở đây người ấy tái sinh. Vì người chấp trước ý nên mệnh chung”.

Qua đoạn Kinh này ta thấy, nếu ý phương tiện chấp nhận nước lạnh khi không có nước nóng, người ấy sẽ không mệnh chung, dù mệnh chung trong sự vui vẽ, hân hoan thì thiện thú tốt đẹp hơn sẽ chờ đợi. Nên tác hại của thân và khẩu thì ý là nơi chi phối. Cũng vậy, có lợi ích nơi thân và khẩu thì ý cũng là nơi chi phối, ý phiền não chỉ khi nào ý thọ hành động của thân, khẩu, ý của tự thân và tha nhân, nếu không thọ thì sẽ vắng của Tập đế, của khổ đau.

> Xem thêm video Tam tự tánh trong Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm