Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 02/04/2021, 10:38 AM

Thần bí chuyện đầu thai của Vua Lý Thần Tông

Sử sách lưu truyền một câu chuyện kỳ lạ về tiền kiếp của Vua Lý Thần Tông là Thiền sư Từ Ðạo Hạnh tu ở chùa Thiên Phúc.

Vua Lý Thần Tông (1116 – 1138) là vị vua thứ năm của nhà Lý, trị vì từ năm 1127 đến năm 1138. Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép, vì Lý Nhân Tông không có con nên Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu để duy trì sự nghiệp của nhà Lý. Vị thiền sư đã thoát xác tại chùa Thiên Phúc năm 1116, ngay trước khi Lý Dương Hoán, tức Vua Lý Thần Tông sau này, ra đời.

Tượng vua Lý Nhân Tông.

Tượng vua Lý Nhân Tông.

Ca sĩ Sỹ Luân nhận thấy kiếp trước là nhà tu hành

Từ một thiền sư...

Từ Đạo Hạnh tên thật là Từ Lộ, có cha tên là Vinh, làm chức tăng quan đô sát ở triều Lý, thường qua chơi làng An Lãng, lấy con gái người họ Lỗ tên là Loan. Thuở niên thiếu, ông thích giao du hào hiệp, phóng khoáng, có chí lớn, hành động ngôn ngữ không ai có thể lường được. Sau dự kỳ thi tăng hương thí, Từ Lộ đỗ khoa Bạch Liên.

Tương truyền, vì cha của Lộ dùng tà thuật làm phật ý Diên Thành hầu, nên ông này sai Đại Điên thiền sư dùng phép đánh chết, ném xác xuống sông Tô Lịch. Để trả thù cho cha, Lộ ngày ngày đọc Đại Bi đà na li tâm kinh và luyện đạo pháp ở núi Phật Tích. Khi việc tu luyện đã thành, Lộ tìm Đại Điên báo thù, cứ thế cầm gậy đánh cho Đại Điên trở tay không kịp và chỉ một lát thì lăn ra chết.

Sau thù cha đã trả, Lộ du ngoạn các miền để tìm dấu Phật, đồng thời gặp gỡ, đàm đạo với những cao tăng nổi tiếng đương thời...

... Đến "thác" làm thiên tử

Lại nói Đại Điên chết, đầu thai làm Giác Hoàng, tuy mới 3 tuổi, nhưng tỏ ra thông minh hơn người. Tiếng ấy đến tai Vua Lý Nhân Tông. Do không có con, gặp Giác Hoàng, nhà vua lập tức có cảm tình, muốn lập làm người kế nghiệp.

Tuy nhiên, triều thần đều phản đối, tâu rằng: "Nếu Giác Hoàng thực là linh dị, tất phải thác sinh ở nơi cung cấm, sau mới có thể lập làm thiên tử". Vua Lý Nhân Tông miễn cưỡng nghe theo và lệnh mở đại hội bảy ngày đêm cho Giác Hoàng đầu thai.

Từ Lộ biết chuyện, đã sai chị gái giả đò làm người đi xem hội, mật đem mấy tấm bùa treo ở trên rèm, ngăn chặn Đại Điên thực hiện mưu đồ xấu, nhưng cuối cùng ông đã bị Lý Nhân Tông bắt tội. Lúc đó, Sùng Hiền Hầu đi qua, Lộ đề nghị cứu giúp: “Ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này”.

Khi vào triều nghị, các quan đều nói: "Bệ hạ không có nối dõi nên mới cầu Giác Hoàng thác sinh làm con, vậy mà Từ Lộ dùng bùa phép cản trở, xin bệ hạ cho xử chém để thiên hạ hả lòng". Trong khi đó, Sùng Hiền Hầu từ tốn tâu: "Giác Hoàng nếu quả có thần lực, thì dẫu cả trăm Từ Lộ cũng không làm hại được. Đằng này Giác Hoàng lại bị bùa chú không thác được, thế thì Từ Lộ cao tay pháp hơn Giác Hoàng. Theo ngu ý của thần, bệ hạ nên tha tội cho Từ Lộ và cho Từ Lộ thác sinh".

Nghe lời xin tha của Sùng Hiền Hầu, vua miễn tội, rồi Từ Lộ về tu ở chốn cũ, tức chùa Thầy, Hà Nội ngày nay. Khi vợ có thai, Sùng Hiền Hầu báo tin cho Từ Lộ, ông liền tắm rửa, thay quần áo và bảo học trò rằng: "Mối túc nhân của ta chưa hết, phải làm thác sinh lần nữa ở đời, tạm làm đế vương…"; dặn xong rồi đọc một bài kệ, sau đó hoá. Đồng thời khi ấy, phu nhân Sùng Hiền Hầu sinh con trai kế nghiệp ngôi vương triều Lý.

Đầu thai chuyển kiếp theo quan điểm Phật giáo

Đâu là bằng chứng?

Một số tài liệu cho biết, năm Lý Thần Tông 21 tuổi, Vua bỗng nhiên mắc bệnh lạ, trên người mọc lông hổ, ngồi xổm chụp người, cuồng loạn, gầm gừ đáng sợ. Các lương y trong thiên hạ vâng chiếu mà đến, kể hàng ngàn hàng vạn, đều chịu khoanh tay. Khi ấy có đứa trẻ hát rằng: "Dục trị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không". (Nghĩa là: Muốn chữa bệnh nhà vua tất phải tìm Nguyễn Minh Không).

Triều đình bèn sai sứ đi tìm được Minh Không. Khi được đưa vào gặp vua Lý Thần Tông, Minh Không lớn tiếng hỏi: “Kẻ đại trượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?” Vua nghe thấy vậy, rất run sợ, không dám kêu gầm nữa. Minh Không lại sai người lấy một vạc lớn đựng nước nấu sôi tới cả trăm lần, rồi dùng tay không quấy lên khoảng bốn lần, tắm vua trong đó. Ngay sau đó, bệnh của Vua bớt ngay và ít lâu sau thì khỏi hẳn.

Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng của Minh Không và cũng là để cảm tạ ơn cứu mạng của ông, Vua Lý Thần Tông phong cho Minh Không là Quốc sư, được đổi từ họ Nguyễn sang họ Lý, cấp cho nhà ở, ban lộc mấy trăm hộ và được miễn thuế má.

Theo sử sách, việc Thiền sư Minh Khuông chữa bệnh cho Lý Thần Tông đã được ấn định từ trước. Khi sắp viên tịch, Thiền sư Từ Đạo Hạnh đã cho gọi Minh Không đến mà dặn rằng: “Ta nay sắp xuất thế, ở cái địa vị làm thầy người ta, bệnh trái kiếp sau quyết là khó tránh nổi. Ta với người có duyên, nên cứu giúp nhau”. Nói xong, đưa cho Minh Không một gói thuốc đã được niệm chú dặn rằng: 20 năm sau, nếu nghe quốc vương bị bệnh thì lập tức đến chữa trị ngay.

Như vậy, đây có thể xem là bằng chứng cho rằng, Vua Lý Thần Tông là thiền sư Từ Đạo Hạnh đầu thai? - Câu hỏi quả khó trả lời! 

Hành trình đến cửa luân hồi, ngẫm về ý nghĩa canh Mạnh Bà

Theo Đất Việt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật pháp trường tồn dưới nhãn quan của bậc minh quân

Tư liệu 15:27 15/11/2024

Trong bài kệ “Bát Nhã” vua Lý Thái Tông đã khẳng định, để có được trí tuệ thì bản thân mỗi người phải tự thân tu luyện chứ không phải nhờ cầu viện kiến thức bên ngoài. Trong đạo Phật, để đạt tới cảnh giới giác ngộ thì cũng không có con đường nào khác ngoài chính bản thân phải tu tập.

Thiền sư Vạn Hạnh: Như sương trên cỏ, thịnh suy tĩnh lòng

Tư liệu 11:13 15/11/2024

Thiền sư Vạn Hạnh là người rất chăm chỉ đèn sách, “học hỏi không biết mệt” (TUTA). Sau khi Thiền Ông tịch diệt, ông đã chuyên tâm tu về các loại thiền, đặc biệt là tập kinh Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm sự nghiệp.

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Tư liệu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Xem thêm