Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/01/2016, 17:36 PM

Thành Đạo

Thành Đạo còn gọi là đắc Đạo, chứng đạo, đạt đạo, thành tựu đạo quả. Chữ thành Đạo đây ám chỉ về đức Phật đắc Đạo, thành Chính Giác. Theo Phật Quang Đại Từ Điển - Thành Đạo chỉ cho việc hoàn thành Phật đạo, 1 trong 8 tướng, tức là Bồ Tát hoàn thành việc tu hành, thành tựu quả Phật.

Mồng 8 tháng Chạp là ngày Thành đạo của đức Thích Ca Mâu Ni theo Trung Quốc, thuyết nầy rất thịnh hành - gọi là "lạp bát thành đạo". Ngoài ra còn nhiều thuyết cho rằng Ngài thành đạo vào ngày mồng 8 hoặc 16 tháng 2 hoặc mồng 8 tháng 4 Âm lịch. Việc lịch sử thời gian không nhất thiết quan trọng đối với Phật giáo, nó có tính tương đối. Nó chỉ quan trọng về nội chất.
 
Thành đạo chỉ cho một trạng thái chuyển hóa chứ không mang tính cấu thành, vì mọi sự đều ở trạng thái liên tục, tồn tại và biến đổi. Việc tu tập của một hành giả là một quá trình liên lũy chuyển hóa của trạng thái tâm thức, từ nhiễm ô đến thanh tịnh; ngoài hiện trạng, không có một ngoại trạng để thủ đắc hay sở đắc.

Thân nhiễm ô bởi vật thực, môi trường. Thực vật nuôi dưỡng cơ thể bằng máu thịt tanh hôi của sinh loại đều mang tính uế trược và khí trược. Uế trược là chất tanh hôi của vật chất, khí trược là sự uất ức, đau đớn, thù hận, hoảng loạn khi bị giết. Một hành giả nuôi dưỡng thân mạng bằng vật thực như thế, cơ bản nhuốm chất ô trược, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tim mạch, độc tố và luật nhân quả về sự sát hại trực hoặc gián tiếp. Môi trường sống cũng góp phần không nhỏ cho sức khỏe và tâm thức.

Tâm nhiễm ô bởi sự huân tập các chủng tử bất thiện. Bất thiện theo Phật Quang Đại Từ điển thì: 

- Tự tính bất thiện là vô tàm vô quý .
- Tương ưng bất thiện là chỉ cho tất cả tâm và tâm sở tương ưng với vô tàm, vô quý, tham sân si. 
- Đẳng khởi bất thiện là chỉ cho thân nghiệp, ngữ nghiệp và pháp bất tương ưng hành. 
- Thắng  nghĩa bất thiện là chỉ cho pháp sinh tử, các pháp trong sinh tử tuy có thiện và bất thiện, nhưng bản chất của chúng đều là khổ...

Trong tiến trình chuyển hóa thân và tâm từ nhiễm ô đến thanh tịnh triệt để, việc khó nhất, gặp nhiều chướng ngại nhất vẫn là tâm thức. Tuy chỉ có 11 dạng tâm sở bất thiện nhưng lại là bước khởi đầu và cũng là bước cuối cùng khó khăn cho hành giả tiến vào lãnh vực đạo quả dự lưu. Qua khỏi dự lưu, tiến nhập hàng Thánh quả thì chướng ngại kế tiếp là 11 tâm sở thiện. Như vậy cho dù Thiện hay bất thiện đều là chướng ngại để nhập vào giòng xuất Thánh, vì vậy chúng được xem là khổ.

Theo truyền sử, đức Phật sau những tháng năm khổ hạnh, 49 ngày quyết tử dưới cội Bồ Đề đã chuyển hóa tận cùng những nhiễm ô của tâm (vì thân đã thanh tịnh tuyệt đối suốt thời gian khổ tu). Lúc bấy giờ ngũ ấm ma nội tâm xuất hiện, cám dỗ, đe dọa, tình cảm, sân hận, đủ điều. Có những chủng tử huân tập từ vô lượng kiếp, một biểu tượng tâm thức của vạn loại chúng sinh, lần cuối cùng chuẩn bị bước vào vùng trời giải thoát, như những loại độc tố được tống xuất để phục hồi sức khỏe cơ thể. Cũng thế, sao Mai xuất hiện giữa nền trời tăm tối, tuệ giác ló dạng từ trong sâu thẳm vô minh; đó là một cuộc chuyển hóa vĩ đại, sự chuyển hóa đó là dấu mốc lịch sử của nhân loại từ một con người lịch sử duy nhất từ hàng vạn năm trước đến hàng vạn năm sau được gọi là thành đạo.

Qua sự chuyển hóa, đức Thế Tôn ngạc nhiên, tất cả chúng sinh đều có hạt giống Phật, tại sao phải trôi lăn mãi trong tử sinh. Ngài tìm mãi kẻ đã tạo nên ngôi nhà sinh tử và rồi:

“Ta lang thang trong vòng luân hồi trải qua bao kiếp sống. Ta đi tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Cứ lập đi lập lại đời sống quả thật phiền muộn. Này hỡi kẻ làm nhà, nay ta đã khám phá ra ngươi. Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy đổ, kèo cột bị phá tan. Mọi ái dục Như lai đã đoạn trừ. Như lai đã chứng quả Vô Sinh Bất Diệt.” (Kinh Pháp Cú)

Phải chăng, ngày Thành Đạo là đây!

Minh Mẫn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Tư liệu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Tư liệu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt

Tư liệu 11:46 10/11/2024

Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.

Xem thêm