Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia mùng 8 tháng 2 Âm lịch
Đêm mồng 8 tháng 2 âm lịch, Thái tử từ bỏ tất cả, phụ vương, ngai vàng, vợ con, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc của một hoàng tử, khoác trên mình bộ áo màu vàng đơn giản của người tu sĩ, từ nay bắt đầu cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo. Khi đó Ngài mới 19 tuổi.
Từ bỏ... cung vàng, điện ngọc
Vào ngày rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, một nơi hiện nay là vùng biên giới giữa Nepan và Ấn Độ. Đức Phật Thích Ca đã giáng sinh có tên là Tất Đạt Đa, làm Thái tử con vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da. Vua Tịnh Phạn trị vì một vương quốc nhỏ của bộ tộc Thích Ca.
Thế nhưng, với thời gian, do suy tư sâu sắc và lòng thương người bẩm sinh, Thái tử không thể nào cam tâm một mình sống mãi trong nhung lụa, giữa một xã hội bất công, một thế giới đau khổ.
Thái tử sớm giác ngộ về tính tạm thời, tầm thường của hạnh phúc vật chất thế gian và có ý chí xuất gia cầu đạo giải thoát, tìm ra con đường cứu vớt chúng sinh ra khỏi già, đau, chết và mọi nỗi bất hạnh khác của đời người.
Ngài thấy cảnh đời Ngài đang sống đây không phải là hạnh phúc chân thật mà là giả dối, mê muội, chỉ làm cho kiếp sống thêm nặng nề đau khổ.
Đặc biệt, qua trải nghiệm thực tế ở bên ngoài, Ngài đã nhận thấy mình dù là Thái tử con vua, cũng không thể thoát khỏi cảnh già, đau và chết.
Mặt khác, qua câu nói của vị Sa môn: “Tôi tu hành là quyết dứt bỏ mọi sự ràng buộc của cuộc đời, cầu thoát khổ, viên thành chính giác để phả độ chúng sinh đều được giải thoát” đã giúp Thái tử sớm thấy được con đường dẫn đến giác ngộ, vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi khổ đau và bất hạnh của đời người, con đường dẫn tới cõi Niết bàn bất tử.
Từ đó, Thái tử nuôi dưỡng quyết tâm từ bỏ gia đình, xuất gia cầu đạo. Ngài thấy cần phải tìm một lối thoát, một cuộc sống chân thật, có ý nghĩa và cao đẹp hơn.
Lúc này, với Thái tử, lâu đài, cung điện không còn là nơi ở thích hợp nữa. Lòng Ngài nặng trĩu tình thương chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Ngài càng thêm quyết tâm xuất gia cầu đạo, đi tìm con đường cứu khổ cho muôn loài.
Nhằm đêm mồng 8 tháng 2 âm lịch, Thái tử từ bỏ tất cả, phụ vương, ngai vàng, vợ con, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc của một hoàng tử, khoác trên mình bộ áo màu vàng đơn giản của người tu sĩ, từ nay bắt đầu cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo. Khi đó Ngài mới 19 tuổi.
Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát
Trở thành bậc Thánh giữa thế gian
Sau 49 năm thuyết pháp độ đời, bằng cuộc đời của Ngài và bằng những lời dạy của Ngài được kết tập lại trong 3 tạng kinh điển (Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng), Đức Phật đã khai thị cho loài người biết rằng: “Bất cứ một người nào, với sự nỗ lực của bản thân, đều có thể vươn lên tới đỉnh cao nhất của giác ngộ và giải thoát, như chính Đức Phật vậy”.
Khi vào trong Đạo, Ngài là người có địa vị cao nhất nhưng Ngài luôn rong ruổi trên mọi nẻo đường, gai góc để đưa dắt chúng sinh lên con đường hạnh phúc, an vui và giải thoát hoàn toàn. Lòng thương của Ngài thật là vô lượng, ân đức của Ngài thật vô biên.
Đó là lý do tại sao không có một tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là Đạo Phật. Tính nhân bản tuyệt vời của Đạo Phật chính là ở chỗ đó.
“Tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, gột sạch nội tâm để trở thành bậc Thánh, một con người hoàn thiện về đức hạnh và trí tuệ. Mỗi người chúng ta đều có khả năng và bổn phận thực hiện lời dạy đó” - Đó là bức thông điệp mà Đức Phật đã trao cho loài người chúng ta.
Mặc dù Đức Phật đã Niết bàn nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn còn sáng rực trước mắt chúng ta. Suốt một đời, trong 80 năm trời không một lúc nào Ngài xao lãng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sinh đang trầm luân trong biển khổ.
Ngày lễ kỷ niệm Đức Phật xuất gia là ngày kỷ niệm sự hy sinh cao cả nhất, vĩ đại nhất, có một không hai trong lịch sử loài người. Bởi nếu không có ngày này thì sẽ không có ngày Đức Phật thành đạo, không có sự xuất hiện của bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.
Đối với người tại gia, cử hành lễ kỷ niệm ngày Phật xuất gia là nhắc lại, tán thán công đức cũng như hạnh nguyện tu hành của Phật. Điều này giúp người tại gia tăng trưởng niềm tin, gia tăng sự tinh tấn cũng như trưởng dưỡng những yếu tố nuôi dưỡng tâm linh của mỗi một người con Phật, nhằm đem lại sự an lạc cho gia đình và người xung quanh.
Tiến hơn một bước nữa, người tại gia nuôi dưỡng ý chí xuất trần để khi đủ điều kiện họ cũng từ bỏ con đường thế tục và đứng trong hàng ngũ của Tăng đoàn, có thể ngay trong kiếp sống này cũng có thể trong kiếp sống vị lai. Đối với người xuất gia thì ý nghĩa của ngày Phật xuất gia không thể nghĩ bàn, bởi lẽ xuất gia là sự quyết định cho một lối rẽ của cuộc đời, tiến bước đi lên trên con đường giải thoát.
Ý nghĩa của ngày lễ Phật xuất gia giúp cho người Tu sĩ nhìn lại gương hạnh của Đức Từ Phụ mà rèn luyện thân tâm mình sao cho “con nhà tông không giống lông cũng phải giống cánh”, đừng quá chạy theo phương tiện mà bỏ quên “đạo Phật gốc”. Nếu tu giống Phật thì chắc chắn sẽ thành Phật, cũng như những đứa trẻ muốn lớn lên trở thành Thầy giáo thì ngay từ lúc nhỏ chúng phải bắt chước những cử chỉ, nhửng hành động của người Thầy.
Thông qua những phương diện tán thán nhằm khuyến khích những người con Phật dù là xuất gia hay tại gia đều phải tinh tấn tu tập đễ có được niềm chân an lạc, cuối cùng là đạt được sự giải thoát có thể ngay trong đời này cũng có thể trong kiếp sống vị lai. Một niềm tin vĩ đại mà Đức Phật đã cho tất cả chúng sanh là: “Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Xem thêm