Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 30/08/2021, 09:32 AM

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Người Việt Nam có một nếp sống đặc trưng. Nếp sống ấy đã làm nên tính cách dân tộc và là nền tảng cho sự hình thành, phát triển văn hoá Việt. Lịch sử có thể bị khuất lấp sau hàng ngàn năm, nhưng văn hóa lại là một mạch nguồn hình thành, tích lũy và chảy trong tâm thức dân tộc. Từ thuở ban đầu dựng nước và giữ nước, nếp sống ấy đã trở thành Đạo và có giá trị cốt lõi làm nên tinh hoa Văn Hoá Việt.

Đạo là con đường, “con đường niềm tin của một dân tộc”. Dân tộc Việt là một dân tộc có niềm tin vững chắc vào cội nguồn, vào ông bà, cha mẹ và các thế hệ tiền nhân. Đạo của người Việt cũng từ niềm tin đó, như một nhu cầu tất yếu được hình thành, bồi đắp và tiếp nối.

Người Việt lấy việc thương kính với cha mẹ và ông bà và tổ tiên làm trọng. Từ thương và kính đến sự trực nhận được ân nghĩa đã mang và nhu yếu mong muốn được báo đến. Đạo hiếu chính là nhân sinh quan của người Việt, là đạo lý mà người Việt từ ngàn xưa đã lựa chọn cho mình và cho cộng đồng dân tộc mình.

Dân tộc chúng ta đã xây dựng thành công một nền văn hóa đẹp và lành, làm nên nền văn minh Việt từ Đạo Hiếu.

Dân tộc chúng ta đã xây dựng thành công một nền văn hóa đẹp và lành, làm nên nền văn minh Việt từ Đạo Hiếu.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

Trên trục giá trị đó, biểu hiện cao nhất của hiếu đạo là tôn thờ nguồn cội tổ tiên. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt vẫn duy trì Đạo thờ Tổ Tiên. Đó chính là biểu hiện đặc thù của lòng Hiếu. Đạo hiếu, là con đường tâm linh của dân tộc Việt Nam. Nó đóng dấu lên dấu ấn văn hóa của một người Việt.

Đồng thời, đây cũng là thước đo về "tính dân tộc" trong mỗi người con Việt biết tôn trọng cội nguồn dân tộc. Đạo hiếu cũng là một nếp sống nhân bản để xây dựng nền văn hóa dân tộc. Nói cách khác, dân tộc chúng ta đã xây dựng thành công một nền văn hóa đẹp và lành, làm nên nền văn minh Việt từ Đạo Hiếu.

húng ta của hôm nay cũng sẽ là một phần gốc rễ của cháu con tiếp nối mãi về tương lai.

húng ta của hôm nay cũng sẽ là một phần gốc rễ của cháu con tiếp nối mãi về tương lai.

Phong tục thờ tổ tiên nói chung trong mỗi gia đình Việt được lưu truyền tự ngàn xưa chính là biểu hiện sinh động của đạo hiếu Việt. Xây dựng được "tính dân tộc" và hoàn thiện "tính nhân bản" trên nền dân tộc đó, chúng ta mới tạo được nền tảng văn hóa trong tâm thức xã hội vững mạnh. Được như vậy dân tộc Việt mới tiếp nhận tốt nền văn minh toàn cầu mà không bị đồng hóa, không đánh mất bản sắc của mình.

Trong cuốn “Tương lai văn hóa Việt Nam” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, thầy nói: “Các con đi tới là ta đi tới. Con có là một trang thiếu niên anh tuấn tài ba lỗi lạc hơn người thì con vẫn là một thằng cu xưa kia của ruộng lúa quê nhà. Và con có là một thiếu nữ nhan sắc mặn mà, đức hạnh và sự nghiệp làm rạng công danh cho xứ sở, con vẫn là một con hĩm xưa kia thường ra vào nơi cầu ao xóm cũ. Hãy nhớ đến gốc rễ của các con, và hãy can trường đi tới. Điều ta muốn dặn hai con, ta đã gói kỹ trong từng tế bào của cơ thể hai con rồi”.

Trong từng tế bào của cơ thể mỗi người con Việt, là nguồn cội, là tiên tổ ngàn đời. Chúng ta mang theo ước vọng, mang theo nếp sống, mang theo diện mạo và tâm thức của tiền nhân mà đi tới tương lai. Chúng ta, không chỉ là phần xương thịt nối dài, mà còn là phần tiếp nối tâm thức, tinh anh của nguồn cội Rồng - Tiên hơn 5000 năm lịch sử.

Gốc rễ có vững vàng thì cây mới có thể lớn lên xanh tốt và cho hoa trái ngọt lành.

Gốc rễ có vững vàng thì cây mới có thể lớn lên xanh tốt và cho hoa trái ngọt lành.

“Lớp bụi mờ của thời gian được cộng thêm sự tàn phá của chiến tranh, của những ý đồ cắt đứt mạch nguồn dân tộc của kẻ thù đã làm cho người Việt gần như trở nên mất gốc ngay trên quê hương của mình”. Lời giới thiệu cuốn “Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc Phả sưu khảo” xuất bản gần đây, chúng tôi có chia sẻ trăn trở này. 

Cố nhiên, xin nói thêm một cách cụ thể, mất gốc ở đây là sự thiếu hụt cái hiểu, cái thấy về lịch sử ông cha. Điều đáng mừng là trong nếp sống mỗi gia đình người Việt đến ngày nay, chúng ta vẫn cùng nhau gìn giữ và tôn vinh một biểu tượng của nguồn cội.

Điều chúng tôi muốn chia sẻ cùng quý vị không phải lý luận hay những định nghĩa, mà là cái thấy và trải nghiệm được đúc kết lại với mong muốn mỗi người đều hiểu được ý nghĩa của nền văn hóa dân tộc mà chúng ta đang sống, đang tiếp nối, tôn vinh mỗi ngày.

Ban thờ trong mỗi gia đình người Việt là biểu tượng cho nguồn cội. Thắp lên một nén hương trước ban thờ là ta đang thắp lên trong mình lòng thương kính với nguồn cội. Tất cả những lễ tục về việc thờ cúng, giỗ chạp hay lễ tiết đều xuất phát từ nhu yếu muốn tìm một phương tiện để biểu đạt lòng biết ơn và niềm thương tưởng, kính ngưỡng của con cháu với tiền nhân.

Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh của dân tộc Việt lớn mạnh, vững vàng.

Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh của dân tộc Việt lớn mạnh, vững vàng.

Hiểu được từng lớp ý nghĩa, từng công đức của tổ tiên, soạn sửa lễ cúng và thực hành nghi thức thế nào cho đúng là điều vô cùng quan trọng. Tất cả mọi việc làm hướng về nguồn cội đều là những nét đẹp văn hóa nếu được đặt dưới ánh sáng của nhận thức và sự trân trọng.

Chúng ta dù có là ai, thì cũng cùng là con một nhà, cùng là đồng bào chung một cội nguồn con cháu Rồng - Tiên. Chúng ta có đi đâu thì cũng sẽ không quên gốc rễ:

“Bầu ơi, thương lấy Bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

của mình. Gốc rễ có vững vàng thì cây mới có thể lớn lên xanh tốt và cho hoa trái ngọt lành. Chúng ta của hôm nay cũng sẽ là một phần gốc rễ của cháu con tiếp nối mãi về tương lai.

Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh của dân tộc Việt lớn mạnh, vững vàng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm