Thấu duyên khởi thoát khổ sầu
Ai sống với tuệ giác duyên khởi, dùng tuệ giác duyên khởi soi sáng thì có thể nhìn thấu như thật về cuộc đời, con người vượt thoát khổ não, giải quyết mọi khó khăn chướng ngại, đạt được an vui hạnh phúc hướng đến Niết Bàn.
Lý duyên sinh, thuyết duyên khởi là cái lõi của Phật học; là cơ sở nền tảng của mọi học thuyết Phật giáo.
Do duyên khởi nên nói mọi thứ vô thường
Do duyên khởi nên nói mọi thứ là khổ não
Do duyên khởi nên nói mọi thứ vô ngã
Do duyên khởi nên chấp sinh khổ
Do duyên khởi nên có già, bịnh, chết...
Duyên khởi là nhân sinh quan Phật giáo
Duyên khởi là thế giới quan Phật giáo
Duyên khởi là vũ trụ luận Phật giáo...
Duyên khởi như một hàm số toán học
Phật pháp rộng lớn uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.
Có người thông minh học tu theo Phật vài ba chục năm, biết rất nhiều kinh luật luận, triết lý nhà Phật nhưng khi được hỏi: Thật ra cuối cùng đức Phật đã giác ngộ cái gì? thì sẽ lúng túng, không trả lời được, hoặc trả lời lan man...
Có thể trả lời ngay: Đức Phật đã giác ngộ chân lí, chân lí duyên khởi, thấu rõ nhu thật nguồn gốc bản chất của vạn pháp, vũ trụ, con người và cuộc đời.
Triết lí duyên khởi của Phật giáo giải quyết tận nguồn gốc của các vấn đề bức thiết nhất của con người từ xưa đến nay: nhân sinh quan, thế giới quan, bản thể luận, siêu hình luận, vũ trụ luận, giải thoát quan, đạo đức quan...
Duyên khởi là trái tim, là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Nói ngắn gọn về triết lý duyên khởi: Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt, cái này không thì cái kia không.
Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi
Ai không thấu rõ như thật về lý duyên khởi sẽ rất khó đi vào Phật giáo, nếu không muốn nói là không hiểu về Phật giáo
Mọi thứ trên thế gian không có cái gì tồn tại một mình, độc lập và vĩnh viễn mà là do nhiều nhân duyên hợp lại thì thành, tan rã thì hoại.
Ví dụ một căn nhà phải do các duyên như thợ xây, cát đá gạch xi măng, thiết kế....mới thành
Thể xác con người là do các duyên: đất, nước gió lửa...hợp thành.; khi các duyên đất nước gió lửa phân li thì hoại
Toàn bộ con người do các phần thân và các phần tâm (sắc thọ tưởng hành thức) hợp lại mới thành...
Đau khổ phiền não của chúng ta từ đâu có?
Do duyên vô mình ( không hiểu biết đúng như thật), có hành, có thức danh sắc lục nhập xúc thọ ái thủ hữu sinh lão tử dẫn đến có ưu bi khổ ưu não...
Làm sao hết ưu bi khổ ưu não ?
Vô minh diệt (có trí tuệ thấy biết như thật về thực tướng của vạn pháp) thì hành diêt..thức diệt.....ái diệt, thủ diệt... ưu bi khổ não diệt là hết khổ đau phiền não
Các nhà Phật học Nam truyền nhấn mạnh khi tham ái, chấp thủ diệt thì khổ não không còn.
Khi ta gặp phải bất kì khó khăn, khổ đau, chướng ngại trong đời sống thực tế, ta dùng tuệ giác duyên khởi chiếu vào thì sẽ đối diện, giải quyết được tận gốc vấn đề một cách trí tuệ và hiệu quả.
Có thể nói bớt tham ái, bớt cố chấp cho đến không tham ái, không cố chấp thì khổ não buồn phiền, lo lắng, sầu bi tự tan biến
Trong nhiều kinh đức Phật khẳng định:
Ai thấy duyên khởi là thấy pháp, ai thấy pháp là thấy Như Lai
Ai hiểu sâu sắc, thấy như thật về chân lý duyên khởi thì sẽ đoạt quyền tạo hóa, vượt thoát sinh lão bịnh tử; làm chủ vận mang, đến đi tự tại
Nói dễ hiểu là người nào thấu rõ như thật về lý duyên khởi là người đó thấu rõ chân lí vạn pháp, bản chất mọi sự vật hiện tượng, người đó có tuệ giác của Phật.
Tính thực tế, tính ứng dụng của lý duyên khởi vào trong mọi mặt của cuộc sống không khó mà rất hiệu quả, giúp chúng ta bớt khổ, vượt khổ, thoát khổ ngay giây phút hiện tại.
Công năng của gió lành duyên khởi thổi tan khối u cố chấp, dính mắc của chúng ta ngay lập tức
Kiếm tuệ duyên khởi chặt đứt mớ bòng bong, những dây mơ rễ má không đâu vào đâu mà làm chúng ta khổ tới khổ lui.
Ánh sáng duyên khởi soi sáng màn đêm vô minh chất chứa lâu đời
Ai sống với tuệ giác duyên khởi, dùng tuệ giác duyên khởi soi sáng thì có thể nhìn thấu như thật về cuộc đời, con người vượt thoát khổ não, giải quyết mọi khó khăn chướng ngại, đạt được an vui hạnh phúc hướng đến Niết Bàn.
Phật giác ngộ
Lý duyên khởi
Nhiều duyên, tan, hợp
Không ngã, tự tính
Duyên sanh pháp
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm