Thấu lý duyên khởi, vượt thoát khổ sầu
Phật pháp rộng lớn uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.
“Thấy duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Như Lai”
Có người thông minh học tu theo Phật vài ba chục năm, biết rất nhiều kinh luật luận, triết lý nhà Phật nhưng khi được hỏi: Thật ra cuối cùng đức Phật đã giác ngộ cái gì? thì sẽ lúng túng, không trả lời được, hoặc trả lời lan man...Có thể trả lời ngay rằng: Đức Phật đã giác ngộ chân lí, chân lí duyên khởi, thấu rõ nhu thật nguồn gốc bản chất của vạn pháp, vũ trụ, con người và cuộc đời.
Triết lí duyên khởi của Phật giáo giải quyết tận nguồn gốc của các vấn đề bức thiết nhất của con người từ xưa đến nay: nhân sinh quan, thế giới quan, bản thể luận, siêu hình luận, vũ trụ luận, giải thoát quan, đạo đức quan...Khi gặp bất kỳ khó khăn, chướng ngại, khúc mắc, bế tắc nào, chỉ cần dùng tuệ giác duyên khởi soi sáng thì sẽ có hướng giải quyết.
Tuệ giác duyên khởi giúp ta giải thích/ giải quyết được các vấn đề về lý tưởng cuộc sống, công ăn việc làm, các mối quan hệ giao tiếp.....Vì dụ trong cuộc sống có nhiều người thương quý ta, cũng có không ít người không thích ta... đây là chuyện khá bình thường.
Có lúc ta gặp người tốt, có lúc gặp người chưa tốt; có lúc ta làm ăn công việc thuận lợi, có lúc rất khó khăn cũng là bình thường.
Trời có lúc mưa lúc nắng, người có lúc thịnh lúc suy; lúc khỏe lúc yếu là rất bình thường.
Nếu ta chỉ muốn lúc nào cũng thuận lợi rồi không được như ý sinh ra buồn phiền bất an vì ta chưa thấu lý duyên sinh, chưa biết tùy duyên duyên khởi là trái tim, là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo.
Nói ngắn gọn về triết lý duyên khởi: Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt, cái này không thì cái kia không.
Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Ai không thấu rõ như thật về lý duyên khởi sẽ rất khó đi vào Phật giáo, nếu không muốn nói là không thể hiểu về Phật giáo.
Mọi thứ trên thế gian không có cái gì tồn tại một mình, độc lập và vĩnh viễn mà là do nhiều nhân duyên hợp lại thì thành, tan rã thì hoại.
Ví dụ một căn nhà phải do các duyên như thợ xây, cát đá gạch xi măng, thiết kế....mới thành
Thể xác con người là do các duyên: đất, nước gió lửa...hợp thành.
Con người do ngũ uẩn duyên hợp.
Toàn bộ con người do các phần thân và các phần tâm (sắc thọ tưởng hành thức) hợp lại mới thành...Đau khổ phiền não của chúng ta từ đâu có?
Do duyên vô mình, có hành, có thức danh sắc lục nhập xúc thọ ái thủ hữu sinh lão tử dẫn đến có ưu bi khổ não...Làm sao hết ưu bi khổ não?
Vô minh diệt thì hành diêt..thức diệt.....ái diệt, thủ diệt...ưu bi khổ não diệt là hết khổ đau phiền não.
Các nhà Phật học Nam truyền nhấn mạnh khi tham ái, chấp thủ diệt thì khổ não không còn.
Khi ta gặp phải bất kì khó khăn, khổ đau, chướng ngại trong đời sống thực tế, ta dùng tuệ giác duyên khởi chiếu vào thì sẽ đối diện, giải quyết được tận gốc vấn đề một cách trí tuệ và hiệu quả.
Trong nhiều kinh đức Phật khẳng định: Ai thấy duyên khởi là thấy pháp, ai thấy pháp là thấy Như Lai.
Nói dễ hiểu là người nào thấu rõ như thật về lý duyên khởi là người đó thấu rõ chân lí vạn pháp, bản chất mọi sự vật hiện tượng, người đó có tuệ giác của Phật.
Ai sống với tuệ giác duyên khởi, dùng tuệ giác duyên khởi soi sáng thì có thể nhìn thấu như thật về cuộc đời, con người vượt thoát khổ não, giải quyết mọi khó khăn chướng ngại, đạt được an vui hạnh phúc hướng đến Niết Bàn.
Phật giác ngộ
Lý duyên sinh
Duyên hợp sẽ thành
Duyên tan sẽ hoại
Không tự tính.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm