Thấy khổ thoát khổ
Kiếp nhân sinh nói chung là thế vì chúng ta nhiều đời sống với thương ghét buồn vui nên trái tim còn rỉ máu, lệ còn tuôn nhiều như bốn biển trùng dương...
Hôm nay chúng tôi đi chùa cúng thất cho một người quen. Trong buổi lễ cúng linh phía sau chánh điện, tôi để ý thấy 3 mẹ con người Mỹ gốc Việt đang quỳ lạy và dâng cơm nước lên bàn thờ mà tôi không biết người mất là ai. Tôi nhìn hai đứa bé, chúng lắc lư theo tiếng tụng kinh niệm Phật và ngoan ngoãn làm theo hướng dẫn của người mẹ mà thấy thương vô cùng.
Lát sau tôi gặp lại họ tại bàn ăn trong nhà bếp. Người mẹ là một người Mỹ, hai đứa bé là con lai có ba là người Việt. Ngồi nói chuyện, tôi mới biết là người cha đã mất cách đây một năm - lúc ông 50 tuổi - sau một cơn đau tim, để lại vợ goá con côi, bé trai 8 tuổi còn bé gái thì 6 tuổi. Ánh mắt trong veo và nụ cười ngây thơ của các con bên người mẹ đang học nói tiếng Việt thấy dễ thương và đáng thương quá chừng. Người mẹ nói rằng năm sau chị sẽ dẫn hai bé về Việt Nam thăm quê nội. Chị đang háo hức cho chuyến đi để các con biết thêm về quê hương của người cha yêu quý của mình.
Ra về, hình ảnh của ba mẹ con quỳ lạy và dâng cơm lên bàn thờ cho chồng/cha sau một năm ngày giỗ cứ hiện lên trong tâm trí tôi. Người vợ trẻ giờ đây vừa làm mẹ vừa đảm đương trách nhiệm của một người cha khiến cho ai cũng động lòng trắc ẩn. Những cánh chim bé nhỏ sớm mồ côi cha giữa dòng đời không phải lúc nào cũng dễ dàng êm ái. Dẫu biết rằng sanh ly tử biệt là định luật không thể nào tránh khỏi của lẽ vô thường nhưng sao cứ thấy thương cảm cho những cuộc đời phải sớm chia lìa trong nước mắt tiễn đưa.
Ngẫm lại lời dạy của Đức Thế Tôn luôn là chân lý, sanh lão bệnh tử là khổ, cầu không được toại nguyện là khổ, thương phải lìa xa là khổ, ghét phải ở gần cũng khổ. Tóm lại còn mang thân ngũ uẩn là còn khổ. Kiếp nhân sinh nói chung là thế vì chúng ta nhiều đời sống với thương ghét buồn vui nên trái tim còn rỉ máu, lệ còn tuôn nhiều như bốn biển trùng dương. Tất cả chúng ta thật ra đều đã đi qua đoạn đường đời của nhau như thế. Chỉ có những ai thấy ra khổ, quán chiếu nỗi khổ để mà tìm cách thoát khổ nơi thân tâm thì mới bước qua được cuộc luân hồi trùng trùng dâu bể.
_______
(*) Tác giả cuốn sách "Trọn vẹn từng khoảnh khắc", do Nxb Công Thương và Thái Hà Books ấn hành
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hiểu và thương
Sống an vui 12:00 13/11/2024Sinh mạng có giá trị là do bản thân biết quý trọng; Cuộc đời có ý nghĩa là nhờ ý chí tiến thủ của mỗi người. Lòng không nên quá đa tình, có một trái tim hiểu mình là quá đủ; Người không nên quá tham lam, có một cơ thể khỏe mạnh đã là điều may mắn!
Ai cũng có khả năng sai lầm và cần sự khoan dung của nhau
Sống an vui 08:00 13/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm tình yêu và sự hòa hợp trong cuộc sống, việc thương một ai đó và tha thứ cho một ai đó đều là những khía cạnh quan trọng của tình cảm và tâm hồn con người.
Cách ăn chay giúp giảm huyết áp
Sống an vui 23:27 12/11/2024Một trong những điều quan trọng nhất với người bị huyết áp cao là phải kiểm soát được huyết áp. Vì áp lực bên trong mạch máu tăng cao suốt thời gian dài sẽ dễ gây tổn thương thành mạch máu, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Bình an có từ đâu?
Sống an vui 19:55 12/11/2024Trong cuộc sống, bình an là thứ mà tất cả chúng ta đều mong muốn. Dù là người nào, xã hội nào thì nó luôn mang giá trị thiết yếu. Vậy bình an đến từ đâu...? Có phải từ vật chất, tinh thần, hay cầu xin từ đấng thần linh nào chăng?
Xem thêm