Thầy không có con đường nào, mà là cả một nẻo về

Con vẫn nhớ lời Thầy từng dạy: “Con đường không nằm ở đâu xa. Mỗi bước chân có chánh niệm, là một bước trên con đường an lạc.”

Thầy không có con đường nào, mà là cả một nẻo về 1
Niềm hoan hỷ trong ngày “Thích Nhất Hạnh Way” được gắn cho một con đường tại New York. Ảnh: FB Chí Giác Thông

Hôm kia (11/4), giữa phố thị đông đúc bậc nhất thế giới - New York (Hoa Kỳ) - chính quyền thành phố này dựng một tấm bảng nhỏ mang dòng chữ: “Thích Nhất Hạnh Way”. Đó là tên của một đoạn đường nằm trên phố West 109th, nơi Thầy từng sống, từng giảng dạy và viết nên những trang đầu tiên của hành trình Phật giáo dấn thân, hơn nửa thế kỷ trước.

Con không khỏi chùng lòng khi thấy tên Thầy hiện diện giữa kinh đô hiện đại phương Tây. Nhưng sự xúc động nơi con không đến từ niềm kiêu hãnh, mà từ một nỗi biết ơn lặng lẽ: biết ơn vì thế giới vẫn còn những người đủ tỉnh táo để ghi nhớ một bậc thầy của an lạc, và đủ khiêm cung để lặng lẽ dựng một tấm biển, như một lời nhắc cho chính mình.

Người phương Tây vốn không thiếu vinh danh, không thiếu tượng đài. Nhưng tấm bảng nhỏ mang tên Thầy lại gợi ra một điều khác: đó không phải là một “con đường” để ghi dấu ai, mà là một lối về cho những ai đã mỏi mệt. Một đoạn ngắn giữa Riverside và Broadway, nơi người ta bước ngang qua mỗi ngày, có thể sẽ là nơi ai đó chợt dừng lại, buông điện thoại, thở chậm một chút… rồi thấy lòng mình dịu xuống. Như thể có ai đó đang mỉm cười rất hiền từ một cõi xa.

Con vẫn nhớ lời Thầy từng dạy: “Con đường không nằm ở đâu xa. Mỗi bước chân có chánh niệm, là một bước trên con đường an lạc.”

Vậy nên, “Thích Nhất Hạnh Way” thật ra không nằm ở giữa phố West 109th. “Thích Nhất Hạnh Way” nằm ở giữa lòng người, nơi ai đó bắt đầu học cách trở về, học cách hiểu và thương, giữa một thế giới đang vỡ ra vì quá nhiều khổ đau chưa được gọi tên.

Và con thầm nghĩ, có lẽ đó chính là “đại lộ” mà Thầy thật sự muốn bước đi, con đường không tên, không quyền lực, không bóng cờ, chỉ là một lối nhỏ trong tâm mỗi người, nơi hơi thở được quay về, nơi lòng người được xoa dịu.

Con không biết ở quê nhà, bao giờ mới có một con đường mang tên Thầy. Nhưng biết đâu điều ấy không thật cần. Vì Thầy vẫn hiện diện trong từng bước chân chánh niệm, trong từng lời nói từ ái, trong từng buổi thiền trà mà chúng con lặng lẽ ngồi bên nhau giữa đời sống quá ồn.

“Thích Nhất Hạnh Way” - chẳng phải là vinh danh cá nhân, mà là một chiếc bảng chỉ đường: đi về nẻo an vui, cho mình và cho người.

Vì sao thành phố New York (Hoa Kỳ) đặt tên đường Thích Nhất Hạnh?

Tác giả Nhất Long là Đại đức Thích Nguyên Hiếu, đương nhiệm Phó ban TT-TT Phật giáo tỉnh Quảng Trị, trụ trì chùa Quy Thiện. Hiện thầy Nguyên Hiếu cũng là người quản trị website thông tin phatgiaoquangtri.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Hiện thực hóa nguồn tuệ giác của Phật giáo vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững

Xiển dương Đạo pháp 14:39 21/04/2025

Nhìn lại quá trình hành đạo của Thái tử Tất Đạt Đa, với đỉnh cao là 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ Đề cho đến khi nhìn thấy ánh sao mai hé mọc vào rạng sáng ngày thứ 49, Ngài hoát nhiên thấu triệt bản tâm thanh tịnh, chứng thực tướng nhân sanh vũ trụ, thành bậc Đẳng Chánh Giác, bậc thầy của thiên nhân với đầy đủ mười danh hiệu tôn quý: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ. Điều Ngư Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.

Đại lễ Vesak 2025 có gì đặc biệt so với các năm trước?

Xiển dương Đạo pháp 15:14 14/04/2025

Đâu là những điểm khác biệt của Đại lễ Vesak 2025 so với các năm trước?

Thầy không có con đường nào, mà là cả một nẻo về

Xiển dương Đạo pháp 12:36 13/04/2025

Con vẫn nhớ lời Thầy từng dạy: “Con đường không nằm ở đâu xa. Mỗi bước chân có chánh niệm, là một bước trên con đường an lạc.”

Xem thêm

Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo