Tìm hiểu về tên chính xác của Kinh Dược sư

Kinh Dược Sư (tạng Hán) hiện có rất nhiều bản khác nhau. Học và và hành trì Kinh Phật phải biết giữ được cội nguồn từng Kinh văn thì mới góp phần làm cho cây Phật giáo ngày càng đâm chồi và nở hoa

Lời Ban Biên tập

Kinh Phật là một tạng trong Tam tạng Thánh điển, gồm kinh - luật - luận. Trong loạt bài "Sự diệu dụng của kinh Phật", khởi đăng từ ngày 1/1/2025, Ban Biên tập mong muốn giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về hệ thống kinh tạng Bắc truyền, Nam truyền, những công năng, diệu dụng khi tụng đọc, ứng dụng vào đời sống; sự mầu nhiệm của tâm kinh, tụng kinh Pali/ Nguyên thủy khó không; ấn tống kinh sách và giá trị...

Kính mời quý vị cùng theo dõi loạt bài này và có chia sẻ, góp ý, lan tỏa nếu thấy lợi lạc cho tự thân cũng như người hữu duyên.

Các nguồn kinh Dược sư hiện nay

Nếu tra ở Càn Long tạng tại tập 36 [1] có các Kinh văn có tên là Dược Sư gồm:

– Phật Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, do Thầy Tổ Đạt Ma Cấp Đa dịch (từ trang 4 đến trang 13);

– Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, do Thầy Tổ Pháp Sư Huyền Trang dịch (từ trang 16 đến trang 26);

– Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Nguyện Công Đức Kinh quyển thượng, do Thầy Tổ Nghĩa Tịnh dịch (từ trang 28 đến trang 40);

– Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bản Nguyện Công Đức Nguyện Công Đức Kinh quyển hạ, do Thầy Tổ Nghĩa Tịnh dịch (từ trang 22 đến trang 54).

Nếu tra ở CBETA tìm được hai bản kinh:

– Phật Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, số T0449 [2].

– Thất Phật Bản Nguyện Công Đức Nguyện Công Đức Kinh quyển thượng, số T0450 [3].

Nếu tra ở Vĩnh Lạc tạng tìm được Phật Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, do tổ Đạt Ma Cấp Đa dịch, từ trang 402 đến trang 415[4].

Khi tìm hiểu các Kinh văn Dược Sư rồi đối chiếu lại thì có điều hơi bất ngờ. Bản Kinh Dược Sư được Giáo hội PGVN ban hành để tụng ở các chùa hiện nay có tên là Phật Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, bản Kinh do Thầy Tổ Pháp Sư Huyền Trang dịch. Nếu chiếu theo nguyên bản (hán tạng cả Càn Long, CBETA và Vĩnh Lạc) thì không có đoạn Chú Dược Sư quán đỉnh chân ngôn. Nếu trong tạng Hán (Càn Long và CBETA) muốn đọc đoạn Chú thì phải đọc bản Thất Phật Bản Nguyện Công Đức Nguyện Công Đức Kinh.

Nên hiểu cội nguồn của từng Kinh văn

Ngày nay, nhờ công cụ truyền thông từ công nghệ thông tin, Phật tử có thế tìm kiếm các bản gốc từ các thư viện trên mạng internet để đối chiếu tìm hiểu cội nguồn. Là con cháu của Phật, tiếp nối tổ tiên, Phật tử chúng ta phải giữ gìn và hiểu rõ từng nguồn gốc và cội nguồn của từng Kinh văn. Đặt cho đúng tên Kinh, tên các vị thầy tổ đã dịch Kinh.

Học và và hành trì Kinh Phật phải biết giữ được cội nguồn từng Kinh văn thì mới góp phần làm cho cây Phật giáo ngày càng đâm chồi và nở hoa.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chú thích:

[1]https://hoavouu.com/images/file/T5ofnGAx0QgQANM0/qianlong-036.pdf

[2]https://cbetaonline.dila.edu.tw/zh/T0449

[3]https://cbetaonline.dila.edu.tw/zh/T0450

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Vị Ni sư làm cầu nối giao lưu văn hóa Việt - Hàn

Xiển dương Đạo pháp 17:58 30/03/2025

Với sự dấn thân nhập thế, ni sư Thích Nữ Giới Tánh thầm lặng giúp đỡ các gia đình người Việt ở Hàn Quốc gặp khó khăn, cũng như làm cầu nối giao lưu văn hóa, kinh tế giữa 2 nước.

Cội tùng Phật giáo Việt Nam: Bồ-đề nở hoa tâm (Kỳ 6)

Xiển dương Đạo pháp 17:11 26/03/2025

Ngược dòng thời gian về những năm tháng đầu thế kỷ XX, tại làng Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, một vị chân tu đã khởi sự cuộc hành trình tìm đạo từ khi còn rất nhỏ. Đó chính là Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - một bậc thượng sĩ xuất trần, người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh và gìn giữ giáo pháp của đức Phật.

Vì sao phải phổ biến chánh Pháp?

Xiển dương Đạo pháp 10:00 25/03/2025

Sự tồn tại của đạo Phật không chỉ ở nơi sự nguy nga tráng lệ của chùa chiền, sự giàu có và uy quyền của giáo hội mà ở nơi sự sống đạo của Phật tử và mọi người. Vì thế phổ biến chánh pháp tức là bảo vệ chánh pháp.

Những tâm niệm của TT. Thích Thanh Phương tại buỗi lễ ra mắt Câu lạc bộ Di sản và Văn hóa Á Đông

Xiển dương Đạo pháp 18:00 14/03/2025

Cuối tháng 2/2025, tại chùa Sủi, thôn Phú Thụy, xã Phú Sơn, Gia Lâm, Hà Nội, đã diễn ra sự kiện ra mắt Câu lạc bộ Di sản và Văn hóa Á Đông.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo