Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thầy là nơi nương tựa của đại chúng

Thầy luôn dạy đại chúng, Thầy là nơi cần nương tựa nên mỗi khi có thời gian Thầy thường để tâm dạy chúng nhiều hơn và dùng cơm với đại chúng. Vì năng lượng của đại chúng sẽ bao bọc che chở nâng đỡ, giúp ta tiến bước trên con đường tu hơn là tách riêng để sống một mình

Chiều nào Thầy cũng đội nón đi ra công trường ngày nắng cũng như ngày mưa. Ba tháng an cư, mỗi tuần 3 buổi Thầy dạy chúng xuất gia, Tuệ Đức còn đang trong thời điểm xây dựng nên những giờ học thường diễn ra vào những buổi tối. Không biết các huynh đệ của tôi thì sao nhưng mỗi buổi học do Thầy dạy vào các buổi tối tôi rất háo hức, mong đợi, được nghe những kinh nghiệm tu học do Thầy truyền trao để nuôi dưỡng mảnh đất tâm. Bạn hiền biết không! Cái cảm giác háo hức ấy giống như một đứa trẻ đang mong đợi mẹ nó đi chợ về và mua cho nó thứ quà vặt gì đó. Và khi nhận được chiếc bánh hay cái kẹo nó ngồi yên thảnh thơi trên hiên nhà ăn ngon lành vậy đó.
 Thầy luôn dạy đại chúng, Thầy là nơi cần nương tựa

Có thêm vài cư sĩ đến tu ké với quý Thầy Cô cũng được lên nghe Thầy giảng. Mỗi người theo cái hiểu nhận thức của mình mà tiếp nhận dòng sữa pháp ngọt ngào làm cho mảnh đất tâm của mình thêm phù sa màu mỡ. Những buổi giảng như thế của Thầy tôi không quên được người bạn tri kỷ của mình là chiếc máy ghi âm, nó ghi lại tất cả âm thanh thì thào của màn đêm nhưng tiếng Thầy là rõ và thong thả hơn cả. Bạn hiền thử tưởng tượng cái khung cảnh của các buổi học đó là căn nhà lá ánh sáng của đèn điện và bóng tối hòa quện cùng tiếng dế trên một quả đồi thật dễ thương, thơ mộng phải không nào?

Có khi trời nổi giông giận giữ làm cho cành lá cây cảnh vật tơi tả cứ nghĩ bữa đó Thầy không giảng, nhưng vẫn đúng giờ như thường lệ, Thầy vẫn lên lớp bình thường. Tiếng mưa rơi lóp bốp, lời khuyến tấn tu học của Thầy khiến khung cảnh càng thêm mộng mơ đủ để một vài nghệ sĩ văn chương nghiệp dư cất bút. Có lần đang ngồi nghe Thầy giảng về Quy Sơn Cảnh Sách thì đâu đó có một mẩu giấy từ dưới gởi lên với đôi dòng thơ dễ thương. Điều đó làm tôi chợt nhớ về thời áo trắng thi thoảng vẫn nhận được những bài thơ nào đó không rõ tên người gởi. Có lẽ nhờ những lời Thầy dạy mà hôm nay có thể mỉm cười trước dòng thơ như thế.

Cuộc sống biết bao sô bồ hối hả nhưng vẫn có những trái tim bình yên, tự tại mỉn cười với thế thái nhân tình của con người. Ở trai đường Thầy để tượng Bồ Tát Di Lặc lúc đầu tôi không hiểu vì sao Thầy lại để tượng của Ngài Di Lặc mà không để tượng Ngài Bổn sư nhiều lần trí tò mò khiêu khích tôi đến hỏi Thầy song lần lữa mãi rồi quên mất. Có lần ngồi chơi với mấy phật tử ai cũng hỏi:

- Sự biểu hiện của Ngài Di Lặc ở trai đường là như thế nào?

Bị phật tử bắt bí chưa biết trả lời như thế nào cho đúng pháp đành nói:

- Sư Cô nghĩ cũng như tượng Ngài Bổn Sư thôi, Ngài Di Lặc tượng chưng cho từ bi hỷ xả, các em có thầy Ngài lúc nào cũng cười. Tượng Ngài Bổn Sư hay Ngài Di Lặc cũng thế thôi.

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng Thầy tôi vẫn luôn mỉn cười, giống như nụ cười của Ngài Di Lặc vậy. Có lẽ bởi phong thái thong dong của Thầy nên ít người nhận ra những khó khăn vất vả của Thầy, nào là chuyện xây dựng, nào là dạy chúng xuất gia tại Thiện Viện, giảng dạy các Thiền Viện tự viện khác, nào là công tác phật sự tỉnh hội…Nhưng trách nhiệm đó đủ để lấy hết quỹ thời gian tu tập cho riêng mình của Thầy. Nhưng có lẽ vì bổn phận trách nhiệm độ sinh nên Thầy đành phải hy sinh sự tu tập cá nhân để chúng sinh được nếm vị ngọt chánh pháp.

Thầy luôn dạy đại chúng, Thầy là nơi cần nương tựa nên mỗi khi có thời gian Thầy thường để tâm dạy chúng nhiều hơn và dùng cơm với đại chúng. Vì năng lượng của đại chúng sẽ bao bọc che chở nâng đỡ, dúp ta tiến bước trên con đường tu hơn là tách riêng để sống một mình. Thầy ít khi dùng cơm riêng chỉ bận khách Thầy mới dùng sau. Tôi lúc nào cũng hạnh phúc khi được dùng cơm với Thầy, đó là giây phút hạnh phúc nhất.

Có năm vào ngày mãn hạ Thầy đưa huynh đệ chúng tôi đi chợ chơi. Hôm đó ông trời mưa thật to chắc bởi ông trời cảm động nên mưa. Đi khắp chợ nhưng tôi không chọn được đôi dép nào ưng ý. Nhưng tôi thì chọn được một dép cho Thầy nhưng Thầy nói đủ dép đi rồi nên tôi không mua nữa. Tối hôm đó Thầy trò tôi trên căn nhà lá ấm áp tình đời tình người, sư huynh tác bạch mừng khánh tuế Thầy thêm tuổi hạ. Thầy dạy chúng tôi:

- Món quà cho Thầy hôm nay là các con biết nhớ ơn tới Thầy tổ, đó là món quà lớn nhất và ý nghĩa. Thầy mong các con tu học để trở thành những tăng, ni có giá trị với cuộc đời, con người.

- Lần đầu tiên huynh đệ tôi chỉ có mấy người nhưng có lẽ bởi tình Thầy lòng biết ơn của người đệ tử nên không khí bữa ấy thật đạo vị thân tình. Mưa không ngừng rơi. Mặt đất ướt nhẹt, những hạt mưa sẽ ngấm vào lòng đất và được những rễ cây hút để nuôi dưỡng cho những tế bào cây và tương lai cây xanh đó sẽ tỏa bóng che mát cho con người đó bạn hiền!

Chúng tôi cũng vậy sẽ được Thầy dạy dỗ dùi dắt cho uống thứ nước cam lồ mỗi ngày rồi ngày mai ngày mốt chúng tôi sẽ trở thành nhưng con người biết tưới tẩm những hạt giống lành thiện lên con người. Biết khơi gợi dòng suối thanh lương giữa cuộc đời biết bao mưu toan, lường gạt. Thầy nói sau khi khoảng trống trước cổng tam quan được lát gạch xong nơi ấy sẽ là nơi sinh hoạt cho các em thanh thiếu niên dưới làng, hay các em từ thành phố lên vào dịp hè. Thầy sẽ cho phép thành lập đoàn thanh niên phật tử.Tôi rất xúc động trước tấm lòng vì chúng sinh của Thầy.

Có nhiều khi Thầy đi sớm không dùng sáng, đến 12 giờ đêm mới về Thiền Viện những lúc như thế những bữa ăn nhanh thường diễn ra trên xe. Tôi sợ sức khỏe của Thầy không đảm bảo nên đôi khi biết Thầy đi tranh thủ xuống bếp làm sớm và thỉnh Thầy qua dùng. Tôi luôn hạnh phúc khi được làm đệ tử của Thầy và cùng Thầy đi qua bao nhiêu những khó khăn để có một Thiền Viện khang trang sạch đẹp là nơi đến của rất nhiều bạn trẻ, là nơi có thể bỏ quên những hào nhoáng của chốn đô thành lên núi làm tu sĩ áo vải.

Tôi luôn ấn tượng tốt với những bạn trẻ vào mỗi cuối tuần vai mang ba lô tìm về nơi yên tĩnh như Tuệ Đức để tìm lại chính mình, dám giã từ đô thị phồn hoa nhộn nhịp lên núi tập sống một đời sống giản dị thanh cao. Chắc hẳn nơi ấy phải có điều gì thu hút nhưng tâm hồn trẻ đến vậy? Chắc hẳn nơi ấy con người luôn biết tạo hạnh phúc cho chính mình và yêu thương, tha thứ cho nhau! Và chắc hẳn nơi ấy có vị ngọt của dòng pháp chưa lành những cơn bệnh khổ.

Có lẽ ấn tượng nhất là khi tôi gặp Thầy ở Tây Thiên, thời gian đó Thầy hay dạy về oai nghi. Đó là lễ nghi đầu tiên mà một người xuất gia sơ cơ cần phải thực tập. Lời dạy của Thầy đã thực sự thuyết phục tôi quyết định theo Thầy học đạo, dường như buổi oai nghi nào Thầy dạy tôi đều có mặt. Sự chỉ dạy tận tình của Thầy khiến thính chúng theo học đều rất rõ ràng về con đường mình chọn. Không quá thần tượng, hay mơ hồ mông lung một điều gì về cuộc sống xuất gia, đó là con đường học sự chấp nhận và buông bỏ.

Hình ảnh của Thầy dù nắng mưa, thất thường của thời tiết nhưng Thầy vẫn đều đặn thời khóa. Đó là một sự tỏa sáng thật sự của một bậc đạo sư, dù cuộc sống có xảy ra điều gì thì bậc đạo sư vần bình thường tĩnh tại. Đó là chỗ vô sinh bất diệt.

Mộc Lan

TIN, BÀI LIÊN QUAN
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Phật giáo thường thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Phật giáo thường thức 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Phật giáo thường thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Phật giáo thường thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Xem thêm