Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/01/2017, 10:43 AM

Thế giới thuộc về “nhân loại", không phải nhà "lãnh đạo”

Ngài nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, ngày 18/01/2017 trên chương trình "Piers Morgan Tonight" của hệ thống truyền hình CNN: “Thế giới thuộc về nhân loại, không phải nhà lãnh đạo này, nhà lãnh đạo kia, vị vua chúa hay lãnh đạo tôn giáo. Thế giới này thuộc về nhân loại. Mỗi quốc gia phụ thuộc vào người dân của họ”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ngài ủng hộ các nguyên tắc sau cuộc biểu tình mùa xuân Ả Rập.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Chính trị gia nhiều lần quên điều này, ngay cả các quốc gia dân chủ như Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ chẳng hạn. Đôi khi họ có cái nhìn thiển cận. Họ chủ yếu đi tìm kiếm sự ủng hộ của cử tri cho các cuộc bầu cử kế tiếp”. Khi được hỏi về mùa xuân Ả Rập, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong nói rằng ngài nghĩ đó là "về nguyên tắc, rất tốt".
 
Ngài nói thêm: "Bây giờ họ đã đạt được mục tiêu cơ bản, đến lúc phải đoàn kết, thống nhất, tất cả các lực lượng, bất kể những quan điểm chính trị khác biệt, họ phải cùng nhau làm việc, đó là điều rất quan trọng”.

Trong một cuộc phỏng vấn sâu rộng, đức Đạt Lai Lạt Ma trình bày những suy nghĩ của mình về các chủ đề khác nhau, từ phong cách thay đổi chính trị của Trung Quốc và về việc liệu ông ta bị cám dỗ bởi phụ nữ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị lãnh tụ tinh thần tôn giáo và quốc gia theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng. Ngài là vị lãnh đạo tối cao của quốc gia Tây Tạng ở tuổi 15 vào năm 1950. Cùng năm đó, quân đội Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng và thực thi những gì Bắc Kinh nói là một tuyên bố của họ có từ nhiều thế kỷ qua ở khu vực này.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tổ chức các cuộc đàm phán với các quan chức Trung Quốc về một Tây Tạng tự trị nhưng rất ít thành công. Năm 1959, ngài thoát khỏi Tây Tạng và tị nạn lưu vong ở Ấn Độ khi chống lại sự cai trị của Bắc Kinh thất bại.

Khi ảnh hưởng kinh tế, chính trị và văn hóa của Trung Quốc ăn sâu vào Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma đã thừa nhận rằng việc đòi hỏi độc lập hoàn toàn không còn thực tế nữa. Tuy nhiên, ngài đã tiếp tục ủng hộ việc đòi hỏi một thứ quyền lớn hơn cho người Tây Tạng (như một vùng tự trị về văn hóa tôn giáo nằm trong quốc gia Trung Quốc - LND).

Trong cuộc phỏng vấn, Ngài nói rằng hàng chục báo cáo tự thiêu của người Tây Tạng sống dưới sự cai trị hà khắc của Trung Quốc trong những tháng gần đây là "vô cùng buồn bã".

Đức Đạt Lai Lạt Ma, người năm ngoái đã từ nhiệm vai trò lãnh đạo chính trị của mình với phong trào Tây Tạng lưu vong, cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần phải suy nghĩ “thực tế hơn” để giải quyết các vấn đề Tây Tạng và các bộ phận bất ổn khác của đất nước. Và ngài kêu gọi chấm dứt sự kiểm duyệt báo chí ở Trung Quốc.

Ngài nói thêm: “Người Trung Quốc cũng có khả năng nhận thức để đánh giá những gì là đúng hoặc sai... Người Trung Quốc cần biết thực tế”. Nhưng các lãnh đạo tinh thần cũng cho thấy một phản ứng nhẹ.

Mặc dù đức Đạt Lai Lạt Ma ta giữ thề nguyện độc thân (theo giới luật Phật giáo, người xuất gia thụ giới Sa di, Tỳ khưu, Tỳ khưu ni phải thề nguyện đoạn dục, sống độc thân suốt đời – LND), ngài nói rằng ngài vẫn cảm thấy sự cám dỗ khi ngài nhìn thấy phụ nữ đẹp. Ngài nói: "Ồ vâng, đôi khi (tôi) thấy mọi người (và nghĩ) ồ, người này là rất đẹp, và dễ thương". Nhưng ngay cả trong những giấc mơ của mình, ngài cho biết, ngài luôn nhắc nhở bản thân về vai trò lãnh đạo tinh thần của mình: "Tôi là đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi luôn luôn nhớ rằng, tôi là vị tăng sĩ Phật giáo, tôi luôn luôn là nhà sư".

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngài không xem phim hoặc nghe nhạc, chưa bao giờ dùng ma túy và không uống rượu. Tuy nhiên, ngài nhớ lại có lần ngài đã nếm thử rượu vang. Ngài vừa nói và vui cười rằng: “Tôi còn rất trẻ, tôi nghĩ lúc đó mình chỉ 7, 8 tuổi. Một buổi tối muộn, tôi thấy một người mang đến hai chai rược vang và ngay lập tức tôi chạy đến chỗ anh ta. Và sau đó, tôi để ngón tay của tôi vào chai và thử nếm thử rượu. Nó có vị rất ngọt ngào”.

Khi được hỏi vị lãnh đạo nào trên thế giới được ngài ngưỡng mộ, ngài đề cập đến cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. Ngài cũng ca ngợi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, mặc dù ngài không phải lúc nào ngài cũng đồng ý với chính sách của ông Bush. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Không phải là một Tổng thống của nước Mỹ. Một số chính sách của ông ấy có thể không thành công lắm. Nhưng là một người, như một con người, ông ấy rất dễ thương. Tôi quý mến ông ấy”.

Vân Tuyền (Nguồn: Free Tibet)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm