Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 21/11/2022, 09:30 AM

Thế nào gọi tu chứng được sáu pháp Ba La Mật?

Lại nữa, nếu có chúng sanh nào hay học được mười hai bộ kinh của Như Lai, thọ trì (y giáo tu hành), đọc tụng, viết chép, giảng giải; chưa thông cần phải thông, chưa chứng cần phải chứng. Người ấy gọi là kẻ được đệ tứ Tinh tấn ba la mật.

1. Nếu chúng sanh nào bỏ rượu thịt không dùng, hay bỏ tài lợi không tham, hay bỏ ân ái không luyến, hay bỏ những ác không làm, hay bỏ nhơn ngã không tranh. Người ấy gọi là kẻ được đệ nhất Bố thí ba la mật.

2. Lại nữa, nếu có chúng sanh nào hay giữ giới của Phật không phạm, hay tập oai nghi của Phật, hay hàng phục được sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), hay đoạn trừ được tà mị. Người ấy gọi là được đệ nhị Trì giới ba la mật.

Ba la mật là gì?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

3. Lại nữa, nếu có chúng sanh nào hay chịu được người chê bai, hay nhịn được người mắng nhiếc, hay lấy chơn chánh đối với tà phi, hay lấy thuận thảo đối với trái nghịch; không những hoàn toàn không oán hận, mà còn tìm cách cứu độ kẻ thù. Người ấy gọi là kẻ được đệ tam Nhẫn nhục ba la mật.

4. Lại nữa, nếu có chúng sanh nào hay học được mười hai bộ kinh của Như Lai, thọ trì (y giáo tu hành), đọc tụng, viết chép, giảng giải; chưa thông cần phải thông, chưa chứng cần phải chứng. Người ấy gọi là kẻ được đệ tứ Tinh tấn ba la mật.

5. Lại nữa, nếu có chúng sanh nào hay đoạn được trần duyên, hay dứt được vọng niệm, hay trừ được hôn trầm, tán loạn, hay tu thiền định, sức định vững vàng như núi, tà ma quấy rối không tán loạn. Người ấy gọi là kẻ được đệ ngũ Thiền định ba la mật.

6. Lại nữa, nếu có chúng sanh nào hay phá được vô minh, không chấp các tướng, giáo lý Phật Pháp đều thông, bặt dứt hết thị phi, ngôn ngữ đứng đắn, văn tự rõ ràng. Người ấy gọi là kẻ được đệ lục Trí huệ ba la mật.Nếu người nào hay đầy đủ sáu pháp ba la mật ấy, thì người đó đã ra khỏi sanh tử, đến bờ giải thoát bên kia; gọi là vượt ra ba cõi (thoát luân hồi), lên Thập địa, vào Kim Cang thành Chánh Giác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm