Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/09/2019, 14:22 PM

Nguồn gốc và ý nghĩa của mười pháp Ba la mật

Các pháp hạnh bố thí Ba la mật, pháp hạnh giữ giới Ba la mật, pháp hạnh xuất gia Ba la mật … không bị nương nhờ bởi tham ái, ngã mạn, tà kiến, đồng thời hợp với tâm bi và trí tuệ có cứu cánh Niết Bàn cao thượng, gọi là pháp hạnh Ba la mật.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Kinh Phật

Nguồn gốc của mười pháp Ba la mật 

Là một vị Bồ Tát, trong mỗi kiếp tái sanh, vị ấy thực hành 10 pháp ba la mật (Pàramì), đây là điều kiện tiên khởi dành cho một vị Bồ Tát. Ảnh minh họa

Là một vị Bồ Tát, trong mỗi kiếp tái sanh, vị ấy thực hành 10 pháp ba la mật (Pàramì), đây là điều kiện tiên khởi dành cho một vị Bồ Tát. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Bồ Tát là một vị Phật đang thành, và như vậy Bồ Tát là một chúng sanh đang thực hành, trải qua một giai đoạn không thể tính kể được của chu kỳ thế gian, để đạt đến mức độ cao tột của sự thành tựu về đạo đức, tri thức và tâm linh. Là một vị Bồ Tát, trong mỗi kiếp tái sanh, vị ấy thực hành 10 pháp ba la mật (Pàramì), đây là điều kiện tiên khởi dành cho một vị Bồ Tát.

Chúng ta không nên nghĩ rằng lý tưởng Bồ Tát này chỉ dành cho những con người phi thường; điều gì người khác làm được, chúng ta cũng có thể làm được nếu chúng ta nỗ lực và nhiệt tâm cần thiết. Chúng ta cần cố gắng làm việc một cách vô tư vì lợi ích của bản thân cũng như lợi ích của tha nhân. Như vậy, chúng ta đã có mục đích trong cuộc đời này – có lý tưởng cao quý để phục vụ và hoàn thiện mình.

Ý nghĩa của mười pháp Ba la mật 

Mười pháp Ba la mật theo tuần tự:

1- Dānapāramī: Pháp hạnh bố thí Ba la mật,

2- Sīlapāramī: Pháp hạnh giữ giới Ba la mật,

3- Nekkhammapāramī: Pháp hạnh xuất gia Ba la mật,

4- Paññāpāramī: Pháp hạnh trí tuệ Ba la mật,

5- Vīriyapāramī: Pháp hạnh tinh tấn Ba la mật,

6- Khantipāramī: Pháp hạnh nhẫn nại Ba la mật,

7- Saccapāramī: Pháp hạnh chân thật Ba la mật,

8- Adhiṭṭhānapāramī: Pháp hạnh phát nguyện Ba la mật,

9- Mettāpāramī: Pháp hạnh tâm từ Ba la mật,

10- Upekkhāpāramī: Pháp hạnh tâm xả Ba la mật.

Chúng ta cần cố gắng làm việc một cách vô tư vì lợi ích của bản thân cũng như lợi ích của tha nhân. Ảnh minh họa

Chúng ta cần cố gắng làm việc một cách vô tư vì lợi ích của bản thân cũng như lợi ích của tha nhân. Ảnh minh họa

1. Pháp hạnh bố thí Ba la mật:

Bố thí là Ba la mật đầu tiên. Thực hành bố thí tạo cơ hội cho Bồ Tát được công đức hay phước báu gấp đôi đó là, một mặt nó diệt trừ những tư tưởng bất thiện của lòng ích kỷ, và mặt khác nó làm phát triển những tư tưởng thuần khiết của lòng vị tha.

Mục đích của bố thí là để diệt trừ tham ái ngủ ngầm trong tâm chúng ta; ngoài ra nó còn có những phước báu của bố thí đi kèm như tâm hoan hỷ phục vụ, đem lại hạnh phúc, niềm an ủi và xoa dịu khổ đau.

Vị Bồ Tát luôn mở rộng lòng thương không phân biệt trong lúc thực hành bố thí, đồng thời cũng không quên dùng óc suy xét sáng suốt của mình trong lúc bố thí. 

2) Pháp hạnh giữ giới Ba la mật: 

Chư Đức Bồ Tát có pháp hạnh bố thí Ba-la-mật làm nền tảng hỗ trợ thực hành pháp hạnh giữ giới Ba-la-mật được thuận lợi.

Bài liên quan

Pháp hạnh giữ giới Ba-la-mật đó là tác ý tâm sở (cetanācesika) đồng sinh với đại thiện tâm giữ gìn thân tránh xa thân hành ác, để thành tựu thân hành thiện; giữ gìn khẩu tránh xa khẩu hành ác, để thành tựu khẩu hành thiện; giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi hành ác, để thân và khẩu được trong sạch thanh tịnh.

Ba la mật thứ hai là trì giới, thanh lọc hành vi cư xử của bản thân. Nếu Bồ Tát đang sống cuộc đời của bậc xuất gia, Ngài sẽ cố gắng hết sức để giữ gìn những giới hạnh liên quan đến đời sống xuất gia; tuy nhiên, nếu sống cuộc đời của một gia chủ, Ngài sẽ nghiêm trì ngũ giới của người tại gia đến mức tối đa, cho dù những quyền lợi của Ngài có bị đe doạ.

Bồ Tát sẽ tránh không sát sanh, trộm cắp, nói dối, hoặc nói ly gián, Ngài cũng tránh xa sự tà dâm, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm và uống các chất say. Nói chung một vị Bồ Tát luôn luôn cố gắng giữ gìn những nguyên tắc sơ đẳng nhất (tức ngũ giới) với hết khả năng của mình, vì nếu phạm vào một giới nào trong đó có nghĩa là đã tạo thêm những phiền não và chướng ngại mới trên bước đường giác ngộ giải thoát. 

3) Pháp hạnh xuất gia Ba la mật:

Ba la mật thứ ba là sự từ bỏ hay xuất gia.

Ba la mật thứ ba là sự từ bỏ hay xuất gia.

Ba la mật thứ ba là sự từ bỏ hay xuất gia. Ba la mật này bao hàm hai ý nghĩa, thứ nhất là sự từ bỏ nếp sống trần tục và những lạc thú thế gian để chọn cho mình đời sống thanh cao của một tu sĩ, và thứ hai là việc thực hành tu tiến thiền định nhờ đó chế ngự tạm thời các triền cái ngăn che tiến bộ tâm linh (năm triền cái là: Tham Dục, Sân Hận, Hôn Trầm – Thuỵ Miên; Trạo Cử, Phóng Dật và Hoài Nghi). Mặc dầu vị Bồ Tát có thể sống trong cảnh xa hoa, đắm chìm trong dục lạc thế gian, nhưng cái ý niệm luôn luôn hiện khởi trong tâm của Ngài, là đời sống của một gia chủ quả thật giống như hang ổ của tranh chấp, nếu đem so với đời sống không gia đình của bậc xuất gia ví như bầu trời rộng mở thênh thang. Nhận thức rõ tính chất hư ảo của đời sống trần tục như vậy, Bồ Tát tự nguyện từ bỏ những sở hữu thế gian của mình, và khoác vào người chiếc y vàng giản dị của một nhà tu, Ngài cố gắng sống cuộc sống thánh thiện với tất cả sự trong sạch của nó.

Bài liên quan

Trong đời sống xuất gia này Ngài thực hành giới luật đến một mức độ rất cao hầu như trở thành vô ngã hoàn toàn trong mọi hoạt động của mình; không vì danh, không vì lợi và những điều này cũng không thể khiến Ngài hành động ngược lại với những nguyên tắc thánh thiện của mình. Ðôi khi chỉ một sợi tóc bạc xuất hiện trên đầu (xem Jàtaka số 9) cũng đủ khiến một vị Bồ Tát rời bỏ bầu không khí không còn phù hợp với mình nữa, để hướng về cuộc sống viễn ly, độc lập của một ẩn sĩ; tuy nhiên, việc thực hành hạnh xuất gia này không phải là một quy luật mà một vị Bồ Tát buộc phải tuân thủ. Trong Túc Sanh chuyện số 531, kiếp Bồ Tát là hoàng tử Kusa chẳng hạn, kiếp này Bồ Tát phải chịu đựng rất nhiều tủi nhục bẽ bàng do lòng tham ái không chế ngự được, vì Ngài muốn chiếm đoạt tình yêu của nàng công chúa xinh đẹp Pabhàvatì.

4) Pháp hạnh trí tuệ Ba la mật:

Chư Đức Bồ Tát có pháp hạnh giữ giới Ba la mật làm nền tảng hỗ trợ thực hành pháp hạnh xuất gia Ba la mật được thuận lợi.

Pháp hạnh xuất gia Ba la mật đó là 4 đại thiện tâm hợp với trí tuệ (mahākusalañāṇasampayuttacitta) thấy rõ, biết rõ tội lỗi của ngũ dục: sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục; nhàm chán ngũ dục. Cho nên, chư Đức Bồ Tát từ bỏ nhà, đi xuất gia.

Trong thời kỳ Đức Phật xuất hiện trên thế gian, hoặc Phật giáo còn đang lưu truyền trên thế gian, chư Đức Bồ Tát xuất gia trở thành tỳ khưu trong giáo pháp của Đức Phật, thực hành phạm hạnh cao thượng.

Trong thời kỳ không có Đức Phật xuất hiện trên thế gian, chư Đức Bồ Tát xuất gia trở thành đạo sĩ thực hành pháp hành thiền định dẫn đến chứng đắc các bậc thiền sắc giới, các bậc thiền vô sắc giới, chứng đắc ngũ thông: Thần túc thông, nhãn thông, nhĩ thông, túc mạng thông, tha tâm thông.

Trong thời kỳ này, chư Đức Bồ Tát Độc Giác kiếp chót xuất gia, không thầy chỉ dạy, tự mình thực hành pháp hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán gọi là Đức Phật Độc Giác.

Cho nên, pháp hạnh xuất gia Ba la mật được trình bày sau pháp hạnh giữ giới Ba la mật. 

Ba la mật thứ tư là trí tuệ; trí tuệ có nghĩa là sự hiểu biết chân chánh thực chất của thế gian, thấy các pháp như chúng thực sự là. Bồ Tát nỗ lực thu thập kiến thức từ mọi nguồn có thể được, mặc dù vậy, chưa từng có lần nào Ngài biểu lộ lòng mong muốn phô trương những kiến thức của mình, Ngài cũng chưa hề cảm thấy hổ thẹn nhìn nhận sự si mê của mình. Ðiều gì Ngài biết luôn luôn là để phục vụ tha nhân, và Ngài cũng sẵn sàng chia sẻ nó với mọi người không chút giấu giếm.

5) Pháp hạnh tinh tấn Ba la mật: 

Ba la mật thứ năm là tinh tấn. Chư Đức Bồ Tát có pháp hạnh trí tuệ Ba-la-mật làm nền tảng hỗ trợ thực hành pháp hạnh tinh tấn Ba-la-mật được thuận lợi. Ảnh minh họa

Ba la mật thứ năm là tinh tấn. Chư Đức Bồ Tát có pháp hạnh trí tuệ Ba-la-mật làm nền tảng hỗ trợ thực hành pháp hạnh tinh tấn Ba-la-mật được thuận lợi. Ảnh minh họa

Ba la mật thứ năm là tinh tấn. Chư Đức Bồ Tát có pháp hạnh trí tuệ Ba-la-mật làm nền tảng hỗ trợ thực hành pháp hạnh tinh tấn Ba-la-mật được thuận lợi.

Pháp hạnh tinh tấn Ba-la-mật đó là tinh tấn tâm sở (vīriyacetsika) đồng sinh với đại thiện tâm tinh tấn không ngừng trong 4 pháp tinh tấn:

- Tinh tấn ngăn ác pháp chưa sinh, không cho phát sinh,

- Tinh tấn diệt ác pháp đã phát sinh,

- Tinh tấn làm cho thiện pháp chưa sinh, được phát sinh,

- Tinh tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh.

Tinh tấn ở đây không chỉ có nghĩa là sức mạnh thể chất như mọi người thường hiểu, mà nó là sinh lực hay sức mạnh tinh thần, hiển nhiên sức mạnh này siêu việt hơn sức mạnh thể xác rất nhiều, và được định nghĩa như một nỗ lực không hề suy giảm nhằm phục vụ tha nhân cả trong tư tưởng lẫn hành động, củng cố vững chắc đức hạnh tinh tấn này. Bồ Tát phát triển lòng tự tin và tạo cho nó thành phẩm chất đặc biệt của mình, với quan niệm thất bại là mẹ thành công; sự áp bức chỉ làm tăng thêm nỗ lực và hiểm nguy giúp lòng can đảm của mình phát triển mạnh hơn.

6) Pháp hạnh nhẫn nại Ba la mật:

Bài liên quan

Ba la mật thứ sáu là lòng kham nhẫn. Pháp hạnh nhẫn nại Ba-la-mật đó là vô sân tâm sở (adosacetsika) đồng sinh với đại thiện tâm nhẫn nại chịu đựng mọi nghịch cảnh, tâm sân không phát sinh trong các đối tượng xấu ấy, chỉ có đại thiện tâm phát sinh để đạt đến mục đích cao cả mà thôi.

Ở đây kham nhẫn là sự chịu đựng, hình thức cao nhất của lòng chịu đựng khi phải đương đầu với khổ đau có thể do người khác giáng xuống cho mình; và nó cũng còn có nghĩa là lòng kiên nhẫn đối với những sai trái của kẻ khác. Một vị Bồ Tát thực hành kham nhẫn đến mức độ khi tay chân của mình bị người khác chặt đứt đi, Ngài cũng không khởi tâm phẫn nộ.

7) Pháp hạnh chân thật Ba la mật:

Khi nói đến chân thật có nghĩa là muốn nói đến sự giữ lời hứa của mình, đây là một trong những phẩm cách nổi bật của một vị Bồ Tát. Ảnh minh họa

Khi nói đến chân thật có nghĩa là muốn nói đến sự giữ lời hứa của mình, đây là một trong những phẩm cách nổi bật của một vị Bồ Tát. Ảnh minh họa

Ba la mật thứ bảy là chân thật. Pháp hạnh chân thật Ba-la-mật đó là tác ý tâm sở (cetanācetsika) hoặc tiết chế tâm sở (viraticetasika) hoặc trí tuệ tâm sở (paññindriyacetasika) đồng sinh với đại thiện tâm hợp với trí tuệ, với lời nói chân thật (saccavācā) phát sinh từ đại thiện tâm ấy, nói như thế nào, làm như thế ấy; làm như thế nào, nói như thế ấy. Đức Bồ Tát không bao giờ nói dối, nói sai sự thật, dám hy sinh sinh mạng để giữ gìn sự thật mà thôi.

Khi nói đến chân thật có nghĩa là muốn nói đến sự giữ lời hứa của mình, đây là một trong những phẩm cách nổi bật của một vị Bồ Tát. Theo chuyện tiền thân Haritaca (431), không vị Bồ Tát nào trong quá trình luân hồi đã từng nói một lời không chân thật; dù rằng, vị Bồ Tát có thể phạm vào những giới khác, Bồ Tát lấy chân thật làm sự hướng đạo của mình và giữ vững lập trường đó; Bồ Tát luôn luôn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hứa một điều gì, nhưng một khi đã hứa rồi Ngài sẽ hoàn tất với bất cứ giá nào. Trong Túc Sanh chuyện Mahà – Suttasoma có kể lại rằng, vì một lời hứa mà Bồ Tát thậm chí đã hy sinh cả cuộc đời mình để thực hiện nó.

Ngài là một người rất đáng tin, thành thực và lương thiện, Ngài nói như thế nào thì làm như vậy, và làm thế nào Ngài nói y như thế, không thêm không bớt. Trong lời nói và hành động của Ngài có một sự hài hoà hoàn hảo, Ngài không bao giờ hạ mình để ve vãn hay tâng bốc kẻ khác để chiếm cảm tình; Ngài cũng chẳng bao giờ đề cao cá nhân mình để được sự kính trọng.

8) Pháp hạnh phát nguyện Ba la mật:

Ba la mật thứ tám là tâm quyết định. Ðiều này có thể được giải thích như là sự quyết tâm vững chắc, nhờ sức mạnh ý chí này mà Ngài đã buộc mọi chướng ngại phải rời khỏi hướng đi của mình, và dù cho bất cứ điều gì xảy đến, có thể đó là tai hoạ hay chuyện đau buồn cũng không làm Ngài xao lãng mục tiêu của mình. Ngài có thể dễ bị thuyết phục để làm điều thiện, nhưng không dễ cám dỗ Ngài làm những điều trái với lý tưởng và đạo đức, và tuỳ từng trường hợp, có thể Ngài mềm mỏng dịu dàng như một cánh hoa, nhưng cũng có thể vững như thái sơn.

9) Pháp hạnh tâm từ Ba la mật: 

Cầu mong tất cả chúng sinh không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc. Ảnh minh họa

Cầu mong tất cả chúng sinh không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc. Ảnh minh họa

Ba la mật thứ chín là tâm từ. Pháp hạnh tâm từ Ba-la-mật đó là vô sân tâm sở (adosacetasika) đồng sinh với đại thiện tâm có đối tượng tất cả chúng sinh. Đức Bồ Tát thực hành pháp hạnh tâm từ Ba-la-mật đối với tất cả chúng sinh vô lượng rằng: 

 “Sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.” (Cầu mong tất cả chúng sinh không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc.)

Trong trường hợp này tâm từ có ý nghĩa thâm sâu hơn thiện chí, tình thân thiện hoặc từ ái. Chính tâm từ này đã thúc đẩy Bồ Tát từ khước sự giải thoát cá nhân để thực hiện lợi ích cho tha nhân, đây là lòng từ vĩ đại mà Ngài dành cho tất cả chúng sanh, không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng hoặc mầu da; và vì Ngài là hiện thân của lòng từ bao la như vậy nên Ngài không sợ hãi điều gì, và Ngài cũng không gieo rắc sự sợ hãi cho chúng sanh nào, ngay đến những loài thú hung tợn sống đơn độc trong rừng già cũng là những người bạn thân thiết của Ngài, vì Ngài luôn luôn ôm ấp trong lòng một tình thương vô biên cho muôn loài chúng sanh.

10) Pháp hạnh tâm xả Ba la mật:

Bài liên quan

Ba la mật thứ mười là tâm xả. Pháp hạnh tâm xả Ba-la-mật đó là trung dung tâm sở (tattaramajjhattatācetasika) đồng sinh với đại thiện tâm có đối tượng tất cả chúng sinh. Đức Bồ Tát thực hành pháp hạnh tâm xả Ba-la-mật đối với chúng sinh đối xử tốt, lễ bái cúng dường đến Ngài hoặc đối với chúng sinh đối xử xấu, quấy phá làm khổ Ngài. Đức Bồ Tát đều có thiện tâm trung dung đối với tất cả chúng sinh ấy, nghĩa là, không phát sinh tâm thương yêu đối với chúng sinh đối xử tốt với Ngài, cũng không phát sinh tâm ghét chúng sinh đối xử xấu với Ngài.

Nghĩa đen của từ này là nhận thức một cách đúng đắn, quan niệm một cách chính đáng, hoặc nhìn một cách vô tư, nghĩa là không thương, không ghét, không thủ không xả, và ở đây từ ngữ không được dùng trong ý nghĩa của một cảm xúc lãnh đạm hay trung tính. Có thể nói xả là một trong những pháp khó thực hiện nhất và cần yếu nhất trong 10 pháp ba la mật, đặc biệt đối với hàng tại gia cư sĩ còn phải sinh hoạt trong những mất cân đối của thế gian với những cơ may thất thường, trong thế gian này những điều như khinh rẻ và phỉ báng là lẽ thường của nhân loại. Cũng như khen – chê, được – mất; thế nhưng, trước những thăng trầm của cuộc sống này, một vị Bồ Tát cố gắng đứng vững như núi đá kiên cố, giữ tâm xả hoàn toàn. Trong những lúc hạnh phúc và trong những lúc nghịch cảnh, giữa lời khen tiếng chê, Ngài vẫn thản nhiên vô tư.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm