Thế nào là lấy khổ làm thầy?
Đức Phật trong các Kinh điển thường hay khuyên dạy chúng ta: "Phải lấy khổ làm thầy, lấy giới làm thầy". Bởi vì nếu cuộc sống của chúng ta kham khổ 1 chút, thì chúng ta đối với cái thế gian này sẽ chẳng có lưu luyến.
Nếu như cuộc sống của chính mình quá sung sướng, ngày ngày chỉ biết tham đồ hưởng thụ thì chúng ta đối với cái thế gian này sẽ có rất nhiều lưu luyến, sẽ chẳng muốn rời đi, điều này thật tại mà nói có thể khiến cho chúng ta đọa lạc càng nhanh, tâm chúng ta trên đạo Bồ Đề sẽ dễ dàng thoái chuyển.
Xưa kia vào đời nhà Đường, cư sĩ Bàng Uẩn là 1 đại đức nổi tiếng trong Thiền Tông, nhà ông vô cùng giàu có, ông đem gia nghiệp nhà cửa ruộng vườn của ông đều bán sạch hết, rồi đổi ra thành tiền, ông sắm 1 chiếc ghe lớn đem tất cả tiền bạc của cải trong nhà chất đầy trên ghe, sau đó ông trèo ghe ra giữa sông đục 1 lỗ cho ghe chìm, toàn bộ đều chẳng còn. Có người hỏi ông ta:
_ " Ông đã chẳng cần số vàng bạc của cải như vậy, sao chẳng đem nó làm tí việc thiện cứu tế kẻ khác, vậy chẳng phải tốt hơn hay sao?"
Ông ta nói 1 câu:
_ " Việc tốt chẳng bằng vô sự".
Thiệt thòi mới là phước báu chân thật
Lời nói này của ông rất có đạo lý. Về sau cuộc sống của ông ra sao? Ông đan giày lác để đem ra chợ bán, một đôi giày lác đại khái bán được 2 xu, một ngày ông bán được vài đôi thì xem như đủ ăn, cho nên cuộc sống của ông không thành vấn đề. Ông sống cuộc sống thanh bần tuỳ duyên qua ngày như vậy, thời gian còn lại thì ông tham Thiền nhập Định. Cả nhà ông gồm có ông, vợ ông và con gái ông đều tu hành đắc đạo, đều đạt được thành tựu. Đây chính là lấy khổ làm thầy. Có người hỏi tôi:
_ " Lấy khổ làm thầy có phải là ngày chỉ ăn 1 bữa, tối ngủ thì phải ngồi mà ngủ hay không?".
Xưa kia khi tôi học Phật với thầy Lý Bĩnh Nam, lúc bấy giờ cuộc sống của chúng tôi thật là hết sức thanh bần. Tôi học theo thầy Lý ngày chỉ ăn 1 bữa giữa trưa, thầy thấy thế rất tán thành không hề phản đối, lại nữa tôi cũng học ngồi Thiền, tập ngủ ngồi thì thầy liền phản đối. Ông nói:
_ "Anh ngồi mà ngủ sao bằng nằm mà ngủ thoải mái hơn".
Đều này thật có đạo lý. Nhiều người tập ngủ ngồi kỳ thật họ chẳng phải đang ở trong Thiền-Định, mà là họ đang ngủ gục, ngồi mà ngủ thì khó chịu biết mấy, làm sao mà được thoải mái chứ? Cho nên thầy Lý không tán thành quả thật rất có đạo lý.
Vậy ngày ăn 1 bữa giữa trưa thì sao? Thật tại mà nói thì phải xem thật tại của chính anh, xem hoàn cảnh sinh hoạt của chính anh xem có cần thiết hay không, nếu không cần thiết thì cũng đừng nên miễn cưỡng. Có người trì ngọ 3 bữa ăn dồn lại thành 1 bữa, mỗi khi ăn thì ăn cả chảo lớn, ăn một thời gian sau thì đều mắc bệnh về ruột và bao tử cả. Anh xem đây chẳng những không có ít lợi gì cả, mà còn mang đến 1 thân bệnh hoạn mà thôi. Cho nên, với cách tu khổ hạnh vô ích như vậy thì thật chẳng cần thiết. Người trì ngọ đúng là 1 ngày ăn 1 bữa chỉ với lượng cơm thông thường mà chẳng phải đem 3 bữa cơm dồn lại thành 1 bữa để ăn.
Nói đến lấy khổ làm thầy thì chính là thiểu dục tri túc, chúng ta đem dục vọng của chính mình giảm thiểu xuống đến mức thấp nhất, thì là đúng rồi. Cho nên, trong cuộc sống hằng ngày chỉ cần ăn đủ no, mặc đủ ấm, có được 1 căn nhà nhỏ để che mưa nắng thì là đủ rồi, lão thật niệm Phật, tu thiện tích đức, một cuộc sống như vậy vui sướng biết mấy, tự tại biết mấy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là lấy khổ làm thầy?
Phật giáo thường thức 10:36 02/01/2025Đức Phật trong các Kinh điển thường hay khuyên dạy chúng ta: "Phải lấy khổ làm thầy, lấy giới làm thầy". Bởi vì nếu cuộc sống của chúng ta kham khổ 1 chút, thì chúng ta đối với cái thế gian này sẽ chẳng có lưu luyến.
Một đoạn nhân duyên
Phật giáo thường thức 08:54 02/01/2025Trong ánh sáng của Phật pháp, mọi sự gặp gỡ trên đời này đều khởi nguồn từ nhân duyên. Tất cả chúng ta, dù thân hay sơ, đều có duyên từ nhiều đời trước. Có người đến để thương yêu, có người đến để thử thách, và có người chỉ xuất hiện như một bóng mây lướt qua, nhưng tất cả đều không nằm ngoài vòng xoay nhân quả.
Phật thành đạo
Phật giáo thường thức 08:00 02/01/2025Nhân ngày Lễ Phật Thành đạo, chúng tôi nhắc lại vài vị Thiền Sư qua câu chuyện Phật thành đạo, để cho quí vị thấy và hiểu sâu hơn về ý nghĩa thành đạo.
Chữ “tâm” nhà Phật
Phật giáo thường thức 16:00 01/01/2025Phật pháp thiên kinh vạn quyển mà chỉ dạy người một chuyện là tự biết “tâm” mình mà thôi.
Xem thêm