Theo Thầy học Phật

Vai trò của bậc chân sư, người thầy là vô cùng quan trọng đối với sự thành tựu của các đệ tử học tu theo Phật.

Con người sống trên thế gian vốn có nhiều bất an và khổ đau. Vì thế những người có ý chí, tự ý thức, có bản lĩnh mong muốn sống có giá trị ý nghĩa, tìm con đường, cách thức vượt thoát khỏi những nỗi khổ đau bất an trong đời sống. Đức Phật là bậc đạo sư toàn năng toàn trí và những chân sư có thể chỉ đường đúng đắn, hướng đến chứng đạt chánh trí (A-la-hán) giác ngộ và giải thoát hoàn toàn ra khỏi khổ đau và bất an.

Vai trò của bậc chân sư, người thầy là vô cùng quan trọng đối với sự thành tựu của các đệ tử học tu theo Phật.

Những người Thầy khả kính

Ảnh minh họa. 

Đức Phật dạy chi tiết 14 giai đoạn mà người đệ tử, học trò tu tập cần làm theo kinh Kitagiri thuộc Trung bộ:

Thứ nhất là Lòng tin

Học trò ấy phải có lòng tin bất động vào bậc chân sư mà mình biết và đặt lòng tin, tin rằng vị ấy có khả năng giảng dạy chánh pháp, con đường giải thoát khổ đau cho mình. Nếu không có sự cung kính và lòng tin bất động thì khó vào cửa đạo được.

Thứ hai là Đến gần

Nếu chỉ có lòng tin rồi mà ở nhà thì làm sao nghe được chánh pháp. Do vậy, học trò ấy phải đi đến gần vị chân sư, không phải chỉ ở xa nhìn vào, mà phải cung kính chân thật tìm cách đi đến gần.

Thứ ba là Thị giả (thân cận phụng sự)

Khi đi đến gần, người học trò cần nên làm thị giả thân cận phục vụ vị chân sư ấy, như chào mừng, hỏi thăm, pha trà rót nước cung kính mời vị chân sư uống, nghĩa là làm một số cử chỉ phục vụ nho nhỏ để được ở gần bên bậc chân sư, không đứng quá xa tầm mắt nhìn, tai nghe.

Thứ tư: Lắng nghe

Khi thân cận hầu thầy, chánh niệm để ý những gì bậc chân sư nói, tai sẵn sàng nghe bậc chân sư nói chuyện, không lơ đãng.

Thứ năm: Nghe chánh pháp

Khi bậc chân sư giảng pháp, phải chánh niệm tập trung lắng tai nghe những lời thuyết giảng của bậc chân sư, ghi nhận từng chữ một, ghi chép cẩn thận.

Thứ sáu: Thực hành

Sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp, tức là ghi nhớ, không có bỏ quên pháp đã được nghe, đã được giảng dạy. Học trò phải thọ trì ghi nhớ các điều chân lý đã được nghe, không quên mất những gì đã được nghe.

Thứ bảy: Tư duy (suy nghĩ thấu đáo)

Sau khi thọ trì pháp, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì, nghĩa là vị ấy tìm hiểu ý nghĩa các pháp đã được nghe rồi thực hành trong đời sống.

Thứ tám: Chấp nhận pháp

Sau khi tư duy tìm hiểu được ý nghĩa pháp ấy, học trò ấy chấp nhận pháp ấy là đúng đắn, chân chánh sẽ đưa đến giải thoát giác ngộ.

Thứ chín: Ước muốn chân thật thành tựu pháp

Khi pháp ấy đã được chấp nhận, vị ấy khởi lên ước muốn mãnh liệt là làm thế nào thành tựu được pháp ấy.

Thứ mười: Tinh tấn nỗ lực

Đã khởi lên ý muốn thành tựu được pháp ấy, vị ấy phải tinh tấn nỗ lực thực hành tu tập để thành tựu pháp ấy.

Thứ mười một: Cân nhắc

Học trò phải biết thưa hỏi chân sư, cân nhắc trong sự tu tập thực hành của mình, xem khả năng tu hành của mình, cân nhắc những hiệu quả tu tập, tùy theo đó mà nhiệt tâm hành trì liên tục.

Thứ mười hai: Tinh cần thắng tiến không giải đãi

Học trò nỗ lực tinh cần tu tập các pháp đã được chân sư xác nhận, không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần để thành tựu được pháp đã được xác định.

Thứ mười ba: Thân chứng sự thật

Với sự tinh cần đúng pháp như vậy, vị ấy tự thân thể chứng chân lý tối thượng.

Thứ mười bốn: Vị hành giả với trí tuệ thể nhập chân lý sự thật, vị ấy biết rõ đây là giai đoạn sau cùng thành tựu được chánh trí, vượt thoát luân hồi khổ đau bất tận.

Muốn thành tựu được chánh trí, được giác ngộ giải thoát, học trò cần trải qua các giai đoạn như trên để tiến đến được giác ngộ giải thoát.

Quá trình này đòi hỏi người tu tập có tâm Phật, nghị lực phi thường, sáng suốt mẫn tiệp, sự kiên trì liên tục không lui sụt, Trong quá trình đó vai trò của bặc thầy chân sư dẫn đường là vô cùng cần thiết.

Tu tập, thực hành Phật pháp, nếu không thân cận, thị giả gần gũi được bậc chân sư chỉ dạy, khó mà thành tựu được. Điều này vô cùng chắc chắn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Thầy học Phật

Phật giáo thường thức 17:08 08/01/2025

Vai trò của bậc chân sư, người thầy là vô cùng quan trọng đối với sự thành tựu của các đệ tử học tu theo Phật.

Với Tam bảo, bạn có niềm tin vững chắc hay dao động?

Phật giáo thường thức 16:25 08/01/2025

Saddhā (Niềm tin) 2 loại: 1. Cala-Saddhā (Niềm tin dao động), 2. Acala-Saddhā (Niềm tin vững chắc).

20 câu nói nổi tiếng của Đức Dalai Lama có thể làm thay đổi cuộc đời bạn

Phật giáo thường thức 14:30 08/01/2025

Chúng ta cùng suy ngẫm những triết lý của Dalai Lama để thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.

Sự sống bao hàm cả thường lẫn vô thường

Phật giáo thường thức 12:49 08/01/2025

Thưa Thầy, quá trình sinh-trụ-diệt là điều hiển nhiên của vạn pháp mà Đức Phật gọi là vô thường, vậy vô thường là một quy luật, là sự thật thì nó cũng là thường rồi có phải không? Do quy luật "vô thường là thường" nên nó có tính tự ngã hay sao ạ?

Xem thêm