Nhật ký đi tìm người thầy lý tưởng
Đôi cách của con chim non mới lớn còn sung sức. Nó vùng mình giữa trời cao truy tìm người thầy lý tưởng. Nó hỏi thăm khắp nơi và rồi cũng có người giới thiệu. Nó mừng rỡ, vui sướng đi nhận người mới vừa được giới thiệu ấy làm thầy...
Tinh thần dấn thân phụng sự của tu sĩ trẻ
Ngày đó, có đứa bỏ Thầy đi. Nó bỏ mặc Thầy, với cả khung trời nặng trĩu - trĩu lòng với biết mấy tình thương, trĩu lòng với biết bao điều lo sợ. Nó có hay? Thầy thương Nó quá chừng - cái đứa ở với Thầy, được Thầy đèo bồng, dẫn dắt từ cái thuở bé xíu xiu,...Bao nhiêu tình thương, bao nhiêu kỉ niệm tình Thầy Trò từ cái thuở lên ba đến bây giờ... Hôm nay....đùng một phát, Nó cuốn gói bỏ Thầy đi. Thử hỏi xem, lòng Thầy sao mà không đau?....
Nó tự ý bỏ Thầy đi, nhưng lòng Thầy vẫn nơm nớp lo. Thầy sợ Nó trẻ - nông nổi dại khờ, không đủ sự khôn khéo, rồi mai kia bị dòng đời dụ dỗ, gai đời vùi dập, sóng đời xô ngã, gã chèo thuyền - tay lái còn non nớt như Nó, liệu có buông tay? Tâm Thầy sợ, không biết cái chí của Nó có đủ sức để vượt qua, mà tiếp tục vững vàng đi trên con đường học đạo nữa hay không?
Chia sẻ về phương pháp học online của một tu sĩ trẻ
Lòng Thầy quá chừng...Nó có hay?
Nó quyết lòng, dứt áo ra đi. Bởi lẽ, trong trái tim tuổi trẻ của Nó đang rạo rực hai từ lý tưởng và Nó quyết sẽ đi tìm.
Nó tìm gì?
- Một người thầy lý tưởng.
Vậy người mà bao lâu nay Nó ở bên cạnh không lý tưởng à?
- Không - một câu gọn lỏn.
Ồ.....Vậy Nó đi tìm đi.
Đôi cách của con chim non mới lớn còn sung sức. Nó vùng mình giữa trời cao truy tìm người thầy lý tưởng. Nó hỏi thăm khắp nơi và rồi cũng có người giới thiệu. Nó mừng rỡ, vui sướng đi nhận người mới vừa được giới thiệu ấy làm thầy...
Tuổi trẻ chưa từng trải, mãi ôm giấc mộng do chính mình vẽ mà mơ màng. Người Thầy lý tưởng rồi thì cũng chỉ nằm lại trong trang vẽ dở dang của kẻ hay mơ. Liệu người thầy ấy có hiện hữu trong cuộc đời? Thời gian và sự hiểu biết! Sẽ là người đã trả lời cho kẻ đi tìm hay mơ đó ?
Bỏ Thầy - người đã thương yêu, dạy dỗ cho mình suốt bao năm qua, chỉ vì thần tượng bức chân dung về một con người lý tưởng quá hoàn mỹ, đẹp đẽ trong từng nét vẽ ở những chương sách. Hay qua lời kể tuyệt vời của Ai đó.
Sự so sánh khập khiễng giữa hai con người trong tranh và đời thực. Thế rồi, bản thân Nó lại tự chuốc lấy khổ đau, do phán xét, giận hờn và oán trách...Tranh vẽ, hay câu chuyện là sự thoát hóa hoàn mỹ, nên bao giờ cũng hoàn thiện, chỉnh chu. Còn đời thực, nó là bức chân dung phô trần không son phấn ở cõi Ta Bà , là bức tranh thực nhất không có sự múa vẽ của người thợ khéo tay. Thế nên, không có được sự hoàn thiện và tỳ vết cũng là lẽ tất nhiên.
Mãi đắm mình, ngủ quên trong hình ảnh con người lý tưởng, Nó thần thánh hóa vị Thầy của chính mình và rồi lãng quên mất rằng, Thầy cũng như Nó, cũng là một chúng sanh mang nhiều tập khí chưa bỏ, đang học đang sửa, đang hoàn thiện chính mình. Nó gọi Thầy là Thầy vì Thầy hơn nó ở Đạo Hạnh, những hiểu biết, kinh nghiệm và sự từng trải....
Nó ra đi vì lòng còn chấp, trái tim nhỏ bé chưa biết bao dung, sự hiểu biết còn nông cạn,....
Rồi một ngày, những va vấp đầu đời quá đau, hình tượng con người lý tưởng vỡ toang, Nó nhận ra và hối hận thật nhiều. Nó khóc quá chừng và ân hận lắm. Nó thấy nhớ, thấy thương Thầy của Nó, Nó ước rằng " Giá như " ngày đó Nó đừng bỏ Thầy mà đi thì có lẽ bây giờ, đã tốt hơn rồi.
Đèn sáng nhất là khi đèn được tỏa mình trong tối. Bài học sáng giá nhất được hiện hình trong những sai lầm và giang nan. Nó nhận ra được rằng, không có điều gì là hoàn mỹ tuyệt đối. Hoàn mỹ hay không là do cách con người ta biết chấp nhận những khiếm khuyết, biết cách giả vờ nhắm mắt không nhìn thấy những khuyết điểm kém duyên. Tại sao hoa hồng có gai mà người ta vẫn cho là đẹp? Vì họ biết bỏ qua phần thân và chỉ chú trọng vào sự duyên dáng, rực rỡ của những cánh hoa . Con người cũng vậy. Ai cũng có những mảnh ghép không hoàn hảo. Và Thầy cũng thế. Nó mãi si mê đi tìm con người lý tưởng và quên đi rằng Thầy của Nó cũng là một người rất lý tưởng. Nó không sâu sắc để nhìn Thầy như cách mà người ta đã nhìn vào một cây hoa Hồng.
Bước chân ra đi, giờ đây Nó mới thấm cái tình mà Thầy đã dành cho Nó. Chùa người ta sao bằng chùa mình. Thầy người Ta sao bằng Thầy mình. Cái gì gắng bó lâu dài thì vẫn hơn. Dù sao đi chăng nữa, cái người đầu tiên cầm cây kéo cắt bỏ từng nhúm tóc, cạo những đường dao đầu tiên trên cái đầu U Minh của Nó thì vấn sẽ là người thương Nó nhiều hơn. Sao lại nói như thế, đơn giản vì tâm Ta vẫn còn mang hình hài là Tâm của một chúng sinh thì làm sao có thể được như tâm Phật?
Sức khỏe kém muốn xuất gia ở nhà tu được không?
Và thế là Nó đã quyết định.....
Suỵt! Nó nháy mắt kí hiệu bảo Mình im, đừng nói nữa . Vì đây là câu chuyện trải nghiệm đầu đời của Nó, Mình thay Nó tâm sự, chia sẻ cho mọi người nhiêu đây là đủ rồi, phần còn lại Nó nói sau này đủ duyên, rồi thì đích thân Nó sẽ chia sẻ với mọi người.
Nó nói, nhật ký của Nó tuy hơi thô nhưng mà thật, mọi người đọc được có điều gì không phải thì nhẹ nhàng chỉ bảo để Nó biết cái sai, cái không đúng của bản thân mình mà sửa.
Cảm niệm sự chỉ dạy của tất cả để con trưởng thành!
> Xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”
Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.
Xem thêm