Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/07/2024, 17:09 PM

Thế Tôn, Ngài vẫn luôn có mặt cho chúng con - Bài 4: Đạo quý cao tột - Đức đẹp vô cùng

Một vài chiếc áo vàng thiếu tu, chỉ lo thừa tự tài vật mà không thừa tự giáo pháp là cá biệt, không thể là đại diện cho đạo, cho Tăng đoàn, cho Giáo hội.

TT.Trí Chơn đảnh lễ Đức Đệ tam Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

TT.Trí Chơn đảnh lễ Đức Đệ tam Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Kính bạch Đức Thế Tôn,

Không biết bao nhiêu lần Thế Tôn đã nhắc nhở chúng con: Hãy là người thừa tự giáo pháp mà đừng thừa tự tài vật. Nếu chỉ thừa tự giáo pháp mà không thừa tự tài vật thì thế gian sẽ tán thán cả thầy và trò dòng họ Thích đều là những người thừa tự giáo pháp mà không thừa tự tài vật. Còn ngược lại thì thế gian sẽ chê cười cả thầy trò dòng họ Thích đều là những người chỉ biết thừa tự tài vật mà không thừa tự giáo pháp (Kinh Thừa Tự Pháp).

Chúng con nhận thức được điều đó nên mỗi ngày lấy giáo pháp để nuôi tâm và cũng cần các nhu yếu cuộc sống để nuôi thân trên tinh thần ít muốn biết đủ.

Dù khuyến cáo hàng đệ tử chớ để bị dính mắc vào tài vật, Đức Thế Tôn vẫn sống tùy thuận không có cực đoan. Dù thường xuyên sinh hoạt chốn núi rừng và mỗi ngày đi khất thực, Ngài vẫn nhận sự hiến cúng các trú xứ của tín chủ để làm nơi hành đạo. Trong đó, nổi bật là tinh xá Trúc Lâm (Veḷuvana) do vua Tần Bà Sa La (Bimbisāra) hiến cúng với quy mô to lớn và tinh xá Kỳ Viên (Jetavana) do trưởng giả Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika) trải vàng mua lại công viên của thái tử Kỳ Đà (Jeta) để có nơi thuyết giảng cho hai chúng xuất gia và tại gia.

Những trú xứ mà chỉ có ngân khố của hoàng gia mới đủ khả năng kiến tạo. Một trú xứ to lớn khác là Đại Giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatu), cách Jetavana khoảng 5 km, được xây dựng trong một vườn xoài rợp mát do nữ thí chủ Visākhā cúng dường. Bà thuộc tầng lớp thượng lưu đứng hàng thứ nhì ở thành Xá Vệ (Sāvatthī), chỉ sau ông Anāthapiṇḍika. Nhờ có những trú xứ to lớn như vậy mới có thể chứa được 1.250 Thánh đệ tử cùng với hội chúng khắp nơi tựu về tu học; từ đó mới có được những bài pháp vô giá được Đức Thế Tôn thuyết giảng tại những trú xứ này truyền rộng đến ngày nay.

Chúng con đã quên rồi, Tôn giả Đại Ca Diếp chọn hạnh đầu đà sống nơi thâm sơn cùng cốc, Tôn giả Xá Lợi Phất đứng ra chỉ đạo xây dựng tinh xá, Đức Thế Tôn đều tùy thuận, không khuyến khích cũng không ngăn cản. Ngài chưa bao giờ ép chúng đệ tử phải sống mãi ở núi rừng, không được ở tinh xá. Ngài cũng chưa bao giờ yêu cầu phải xây dựng nhiều tinh xá cho hoành tráng nguy nga thì đạo pháp mới trường tồn. Ngài chỉ dạy tu tập sao để không bị dính mắc - dính mắc vào trú xứ nguy nga bề thế hay dính mắc vào sự buông bỏ “không cần trú xứ” thì cũng đều là dính mắc.

Sử dụng trú xứ là để tu chứ không phải để tham đắm nơi chốn mình ở. Cũng như chén thuốc bằng chất liệu nhựa hay pha lê thì cũng chỉ là cái chén để đựng thuốc trị bệnh; sự linh nghiệm của thuốc không tùy thuộc giá trị cái chén. Đức Thế Tôn ca ngợi hạnh của tôn giả Đại Ca Diếp như đôi bàn tay, làm rất nhiều việc, cầm nắm nhiều thứ nhưng không hề bị dính mắc, bị nắm giữ hay bị trói buộc. Ngược lại, những ai làm lợi ích, làm công đức, Tôn giả Đại Ca Diếp đều luôn hoan hỷ (Tương Ưng, Tập II - Thiên Nhân Duyên, chương Kassapa).

Như vậy để thấy, tùy căn duyên mỗi hành giả mà Thế Tôn dạy chọn pháp môn hành trì sao cho công hiệu, đường hướng hành đạo sao để phù hợp nhất.

Ấy vậy mà, ngày nay chúng con đã không hình thành cho mình cái nhìn cởi mở như bậc Đạo sư. “Người đứng bên trong” thì tự đề cao, tâng bốc pháp môn của mình, đả phá, công kích pháp môn tu của người khác, hệ phái khác. “Kẻ ở bên ngoài” thì thiếu nhận thức căn bản Phật pháp đã đành, lại còn thiếu khách quan trong cái nhìn tương giao trước thời đại, nên cố tình đẩy đạo Phật đi sâu vào trong rừng, sâu sâu thật sâu - điều mà mấy nghìn năm trước thời Đức Thế Tôn cũng đã không xảy ra.

Bám vào hình ảnh khổ hạnh năm xưa, hạnh mà Đức Thế Tôn đã từ bỏ, chấp chặt vào cội cây mà Đức Thế Tôn đã đứng dậy từ lâu, vân du truyền bá đạo mầu, rồi bảo “Phật tu khổ hạnh, sống dưới gốc cây. Ai tu theo Phật thì phải sống như vậy” (?).

Thời xưa, cuộc sống người dân có nhiều vùng còn du canh du cư, vị khất sĩ du hành cũng là chuyện thường, hạnh khất thực là hạnh tu và cũng là chí nguyện hoằng pháp. Thời nay, kỷ cương phép nước được thiết lập, xã hội định cư, xây dựng cộng đồng, phát triển kinh tế, văn hóa thì bắt người tu đi ngược lại, sống nơi không có chỗ sống, tu nơi không có chỗ tu.

Con thử hình dung nếu dẹp bỏ tất tần tật mười tám nghìn ngôi chùa trên toàn quốc, đưa sáu chục nghìn Tăng Ni sống lang thang đây đó, ăn mặc chắp vá, rách rưới để gọi là “chân tu”; rồi hàng triệu tín đồ Phật tử cũng lây lất núi này, rừng nọ, chỉ cần ngước mặt lên trời để bày tỏ đức tin thì liệu đạo Phật có còn là đạo tỉnh thức? Tăng sĩ có thể công phu, thiền tọa giữa đường để đạt được thánh trí, có thể góp phần xây dựng, cải thiện xã hội như lịch sử đã ghi? Đức tin của người Phật tử có còn chánh tín? Cái lối “chân tu” này nếu xảy ra thì sẽ đưa xã hội đến đỉnh văn minh?

Con người sẽ lạc nghiệp chỉ khi có an cư, văn hóa, văn minh tiến bộ chỉ khi cộng đồng chung sống hài hòa. Chùa cảnh là những công trình mang giá trị văn hóa tôn kính và đạo đức thiêng liêng. Mái chùa đã chở che hồn thiêng sông núi, giáo pháp đã giúp con người hướng thiện, giữ gìn phong hóa muôn đời của tổ tông.

Một người có thể tự hào cả đời không có thân bệnh (cũng chưa chắc) không đi bệnh viện, nhưng không ai dám chắc một ngày tâm không phiền não. Những ghen ghét, tị hiềm, tật đố, sân si… là tâm bệnh, là những độc tố trong lòng, là gốc rễ làm nhân cho cái ác xuất hiện; làm phát sinh mọi tranh chấp, dẫn đến khẩu tranh, luận tranh, chiến tranh. Ngôi chùa là nơi nuôi dưỡng, trị liệu, nơi chế tác dược liệu từ bi, có công năng chữa lành những vết thương tâm, mang lại sự hiểu biết lớn, giúp con người trở nên hiền lương hơn, sống có tình thương hơn. Thiền cảnh được mở ra là để vun bồi các giá trị đạo đức, thiền định hướng đến giác ngộ, nào phải là nơi tích góp những giá trị vật chất thường tình vốn không có trong lộ trình tu tập giải thoát.

Lấy vật chất làm chuẩn mực, làm thước đo cho giá trị văn hóa, đạo đức là đã khiên cưỡng, huống hồ làm chuẩn mực, làm thước đo cho nếp sống tâm linh thì lại càng khập khiễng hơn. Chẳng những thế, con người ta còn dựng lên cái gọi là “danh lam thắng cảnh” để… “kinh doanh tâm linh”. Những “pháp môn” này nào có trong Tam tạng, trong pháp hành của những bậc chân tu.

Có pháp nào tôn quý hơn Đạo, có hạnh nào đẹp đẽ hơn Đức? Trong ảnh, TT.Trí Chơn đảnh lễ bậc đáng kính - Đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN

Có pháp nào tôn quý hơn Đạo, có hạnh nào đẹp đẽ hơn Đức? Trong ảnh, TT.Trí Chơn đảnh lễ bậc đáng kính - Đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN

Trong thế giới tỉnh thức, có pháp nào tôn quý hơn Đạo, có hạnh nào đẹp đẽ hơn Đức? (Tôn mạc tôn hồ đạo, mỹ mạc mỹ hồ đức - thiền sư Minh Giáo). Tiên tổ cũng cảnh báo “Lợi là mầm mống của loạn!” (Lợi thành loạn chi thủy dã). Thế nên, người tu đích thực chỉ cần tu đích thực ắt phước sẽ sinh, đức sẽ lớn. Một vài chiếc áo vàng thiếu tu, chỉ lo thừa tự tài vật mà không thừa tự giáo pháp là cá biệt, không thể là đại diện cho đạo, cho Tăng đoàn, cho Giáo hội. Dán cho đạo cái nhãn “làm giàu” là đau lòng lắm thay!

Suy cho cùng, mỗi người một hạnh, mỗi cảnh một pháp môn, tùy duyên hành đạo, tùy nguyện độ sanh; mỗi người một căn cơ, mỗi thời một phương tiện. Vẹn tròn hơn hết, có những việc, những hoàn cảnh, chúng con biết mình không nên đem ra so sánh. Vì mọi so sánh lúc bấy giờ đều trở nên khập khiễng.

>> Mái che hồn nước gặp bão giông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành

Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024

Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.

Xem thêm