Thứ tư, 20/07/2022, 08:31 AM

Thiền buông thư (Thư giãn)

Hiện nay, cuộc sống có nhiều lo lắng, căng thẳng, bất an, nhiều người thường bị stress, trầm cảm, thì phương pháp thiền buông thư này rất cần thiết, dễ học, dễ làm, có khả năng ứng dụng thực tiễn cao, lợi ích rất lớn trong đời sống thực tế.

Thiền buông thư là phương pháp thực tập thiền khá đơn giản, giúp chúng ta thư giãn toàn thân, giải tỏa căng thẳng, stress, lấy lại năng lượng, khôi phục sự phấn chấn để làm việc, học hành, tu tập...

Mỗi ngày hai lần sáng tối, mỗi lần thực tập khoảng 10 phút

Chúng ta chọn nơi yên tĩnh, thoáng khí, ngồi kiết già/ bán già/ sắp bằng, lưng thẳng, cổ thẳng, đầu hơi chếch trước mắt nhắm hờ, tay phải trên, tay trái dưới, hai ngón cái chạm nhẹ, để trên giữa hai gót chân, buông thả, buông lỏng toàn thân, không để bất kỳ bộ phần nào phải gồng, căng thẳng

Để tâm chú ý trên đỉnh đầu (huyệt bách hội) chỗ cao nhất trên đầu, ý thức tập trung đưa tâm ý đến các bộ phận cơ thể từ trên xuống dưới, ý thức (quán) xoa dịu thư giãn từng các tế bào, chân lông, thớ thịt

Bắt đầu chúng ta ý thức phần đầu và nói thầm: Thư giãn phần đầu.......phần đầu đã được thư giãn

Cách giảm Stress nặng với Thiền Buông Thư chữa bệnh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thư giãn phần trán......phần trán đã được thư giãn

Thư giãn phần mắt bên phải phải....mắt bên phải đã được thư giãn

Thư giãn mắt trái..

Thư giãn mũi

Thư giãn miệng

Thư giãn cằm

Thư giãn cổ

Thư giãn ngực

Thư giãn bụng

Thư giãn lưng

Thư giãn cánh tay phải

Thư giãn cánh tay trái

Thư giãn bàn tay các ngón tay

Thư giãn chân phải

Thư giãn chân trái..

Thư giãn lòng bàn chân phải

Thư giãn lòng bàn chân trái

Thư giãn các ngón chân bên phải......các ngón chân phải đã được thư giãn

Thư giãn các ngón chân bên trái....các ngón chân bên trái đã được thư giãn

Thư giãn toàn thân từ đỉnh đầu đến chân....toàn thân đã được thư giãn

Thực tập ba vòng như thế, thả lỏng toàn bộ thân tâm...

Kết thúc niệm thầm: nguyện dứt các điều ác: nguyện làm các việc lành, nguyện thương yêu mọi người, mọi loài.

Trong khi thực tập nếu nửa chừng, bị phóng tâm, nghĩ chuyện khác, quên đang làm đến đâu thì bắt đầu lại thư giãn từ trên đỉnh đầu

Trong công việc, sinh hoạt, học hành sau vài tiếng hoặc khi bị căng thẳng, stress nên ngồi buông thư 5 đến 10 phút thì sẽ thư giãn thân tâm, xoa dịu cảm xúc, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, khôi phục năng lượng làm việc

Hiện nay, cuộc sống có nhiều lo lắng, căng thẳng, bất an, nhiều người thường bị stress, trầm cảm, thì phương pháp thiền buông thư này rất cần thiết, dễ học, dễ làm, có khả năng ứng dụng thực tiễn cao, lợi ích rất lớn trong đời sống thực tế.

Thiền buông thư

Ngày vài lần

Giải tỏa căng thẳng

Lắng dịu tâm hành

Cùng làm nhé

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm