Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 09/12/2019, 14:14 PM

Thiền có lợi cho bà bầu và thai nhi

Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, người phụ nữ cảm nhận cơ thể chuyển biến từng ngày, từng đêm, từng giờ… Những đau đớn của cơ thể, những hạnh phúc chờ đợi, và cả những lo lắng về những gì chưa biết đang tới gần. Thiền tập có thể giúp được gì cho người phụ nữ đang mang thai?

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Thiền định

Thiền giúp mẹ giảm stress, ít triệu chứng ốm nghén, giải tỏa các cơn mất ngủ, táo bón, mệt mỏi, đồng thời tăng cường miễn dịch cho cơ thể, tăng hormone hữu ích…

Bài liên quan

Nói về tầm quan trọng của thiền, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc – cố vấn sách thai giáo Hội quán các bà mẹ TP HCM giải thích, người nghén nặng, thân thể và tinh thần luôn trong tình trạng mỏi mệt nên khó tập trung làm tốt công việc của mình hay đảm bảo các sinh hoạt hàng ngày. Thiền là biện pháp giúp giải tỏa những căng thẳng này. Trong thai kỳ, thiền không chỉ mang lại lợi ích cho riêng mẹ mà thai nhi cũng được thụ hưởng.

Cụ thể, thiền giúp người mẹ giảm stress, giảm triệu chứng ốm nghén, giải tỏa các cơn mất ngủ, táo bón, mệt mỏi, đồng thời tăng cường miễn dịch cho cơ thể, tăng các hormone hữu ích (endorphine) giảm đau, giảm hormone có hại (cortisol, epinephrine). Thiền cũng giúp tăng khả năng tiết sữa, giảm tình trạng tăng huyết áp, tránh nguy cơ tiền sản giật.

Thiền là biện pháp giúp giải tỏa những căng thẳng này. Trong thai kỳ, thiền không chỉ mang lại lợi ích cho riêng mẹ mà thai nhi cũng được thụ hưởng.

Thiền là biện pháp giúp giải tỏa những căng thẳng này. Trong thai kỳ, thiền không chỉ mang lại lợi ích cho riêng mẹ mà thai nhi cũng được thụ hưởng.

Bài liên quan

Thiền trong quan niệm của nhiều người là tư thế “thiền khuôn mẫu” kiết già, bán già (ngồi thẳng lưng, hai chân xếp bằng thành tư thế hoa sen). Nhưng, với các chuyên viên y tế, thiền là thời điểm thân tâm an lạc, thư giãn, tĩnh lặng nhờ các kỹ thuật đơn giản như thở bụng và kiểm soát hơi thở. Vì vậy, có thể “thiền khi đang rửa chén”, “thiền khi nghe nhạc”…

Khi thai lớn, thiền giúp mẹ cảm nhận các cơn gò, hiểu những cơn co thắt nên sẽ biết vận dụng liệu pháp thở đúng cách để vượt qua khó chịu. Thiền giúp tác động lên nhau thai, tăng cường chuyển tải oxy, các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thiền cũng giúp tăng cường mối quan hệ kết nối giữa mẹ và con – một hình thức thai giáo (dạy thai từ trong bụng mẹ); để mẹ tự tin với vai trò làm mẹ, nuôi con…

Nguồn: VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm