“Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển”
Hội thảo khoa học “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 21/11/Quý Mão (30/12/2023 đến 2/1/2024), nhân tưởng niệm 281 năm Tổ sư Liễu Quán viên tịch (1742-2023).
Theo đó, hội thảo do Học viện Phật giáo VN tại Huế phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN và Đại học Huế tổ chức.
Ban Tổ chức thông tin, hội thảo đã nhận hơn 100 bài tham luận của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, với 3 diễn đàn gồm: Tổ sư Liễu Quán: Cuộc đời, đạo nghiệp và nền tảng tư tưởng; Phả hệ truyền thừa và quá trình phát triển của Thiền phái Liễu Quán; Trước tác, kiến trúc, mỹ thuật và di sản - tư liệu.
Ngoài chương trình hội thảo chính còn có các hoạt động liên quan trong khuôn khổ hội thảo như lễ tảo tháp Tổ sư theo truyền thống Phật giáo Huế, triển lãm mỹ thuật Hoàn gia lý tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, triển lãm tư liệu Bảo đạc trường minh tại Cơ sở I của Học viện Phật giáo VN tại Huế (chùa Hồng Đức, P.Thủy Xuân, TP.Huế),…
“Đây là một sự kiện có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi lần đầu tiên, chúng ta tổ chức một hội thảo khoa học về vị Tổ sư có tầm ảnh hưởng hết sức lớn lao, tạo nên diện mạo, bản sắc của Phật giáo Huế, và cũng từ đó góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa Huế với những nét đặc thù”, Hòa thượng Thích Hải Ấn - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo nói.
Được biết, Đức Tổ sư họ Lê, húy Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán, sinh năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Tổ sư Liễu Quán đã làm cho thiền phái Lâm Tế trở thành một tông phái đặc thù và linh động. Trước khi Tổ Liễu Quán xuất hiện, thiền phái Lâm Tế ảnh hưởng của Trung Quốc. Chính Tổ Liễu Quán đã Việt hóa tất cả từ văn hóa, kiến trúc và nghi lễ,...
Ngài có 4 vị đệ tử lớn: Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu. Các ngài này đã tạo lập 4 trung tâm hoằng dương Chánh pháp lớn khắp đó đây ở Đàng Trong. Và, từ thế kỷ thứ 18 trở về sau này nghiễm nhiên với danh xưng Thiền phái Liễu Quán.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyện giải thoát ngay hiện tiền
Nghiên cứu 13:41 18/12/2024Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.
Đời tu của tôi
Nghiên cứu 09:32 18/12/2024Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Nghiên cứu 11:12 17/12/2024Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.
Truyện ngắn: Cây nhang cong
Nghiên cứu 22:49 16/12/2024Chú Vĩnh là thợ mộc. Thím Vĩnh bán tạp hóa. Buổi sáng, trước khi bày đồ nghề để làm mộc thì chú Vĩnh đi ra chợ phụ vợ dọn hàng. Trong khi chú Vĩnh dọn hàng thì thím tranh thủ qua mấy quầy gần đó mua rau mắm để lát nữa chú ăn sáng xong tiện tay cầm luôn, khi đứa con gái tan học về nhà thì có sẵn mà nấu bữa trưa.
Xem thêm