Thứ ba, 23/06/2020, 10:00 AM

Thiền Phật giáo trong thời kỳ hội nhập

Trên thế giới, từ Ấn Độ cho đến phương Tây, thiền Phật giáo đã và đang được phổ biến rộng rãi trong các lĩnh vực của cuộc sống. Giáo dục thiền được áp dụng trong các trường học giúp học sinh có một hành trang vững chãi khi bước vào đời với tự tin, nhờ kỹ thuật thiền: ‘Tỉnh giác và buông xả.’

 Tu thiền Phật giáo là gì?

 Nhận thức về Thiền

Bắt nguồn từ chiếc nôi Phật giáo Ấn Độ, ngày nay phương pháp thiền học của đức Phật được giảng dạy rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Trong tinh thần “tùy duyên bất biến” thiền Phật giáo đã hòa nhập và phát triển cùng văn hóa của mỗi quốc gia tạo nên các dòng thiền với nhiều sắc thái linh động khác nhau. Tại Việt Nam, Thiền được chư vị Tổ sư kết hợp hài hòa với văn hóa và uyển chuyển đi vào cuộc đời tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Có thể nói, Thiền là tinh hoa vi diệu của Phật giáo với tôn chỉ duy nhất là sự giác ngộ hướng đến giải thoát khổ đau hoàn tòan, nên hầu hết các tông phái Phật giáo đều dùng thiền làm căn bản cho sự tu tập trên con đường cải thiện tâm linh. Đây là tiến trình giải thoát thiết lập vững chãi trên ba giai đoạn: giới (Sila), định (Samadhi) và tuệ (Panna).

Thiền, theo ngôn ngữ gốc Pàli ‘Bhàvanà’ có nghĩa là “sự luyện tập”, “trau giồi” hay “tập cho quen dần”, nhưng do kinh sách dịch thuật thường có sự nhầm lẫn giữa hai từ Bhàvanà với Jhàna (định: trạng thái tâm tĩnh lặng trong thiền), nên thiền trở thành bí ẩn và khó hiểu đối với người muốn tu tập. Thật ra, thiền có hai loại thực hành căn bản là Samatha bhàvanà (thiền chỉ hay thiền định) và Vipassanà bhàvanà (thiền quán hay thiền tuệ). Sự khác biệt chủ yếu giữa hai loại thiền này cho thấy thiền chỉ, giúp hành giả đạt được tâm an tịnh, làm giảm bớt phiền não nhưng không hoàn toàn đoạn tận khổ đau; trong khi đó thiền quán có khả năng đoạn tận gốc phiền não nhờ phát triển tuệ giác về vô thường, khổ và vô ngã. Thiền chỉ có trước khi đạo Phật ra đời và thiền quán là khám phá vĩ đại của đức Phật cống hiến cho nhân loại.

Bắt nguồn từ chiếc nôi Phật giáo Ấn Độ, ngày nay phương pháp thiền học của đức Phật được giảng dạy rộng rãi khắp nơi trên thế giới.

Bắt nguồn từ chiếc nôi Phật giáo Ấn Độ, ngày nay phương pháp thiền học của đức Phật được giảng dạy rộng rãi khắp nơi trên thế giới.

7 bước vượt qua phiền muộn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Theo sử liệu Phật giáo ghi nhận, đức Phật là một Bậc Đại Trí tuệ và Từ bi thuộc nhân vật lịch sử chứ không phải là một nhân vật thần thoại. Cách đây hơn 26 thế kỷ, sự thành tựu đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác của Ngài là sự tu hành trải nghiệm xuyên qua con đường thiền định (Samatha) và thiền tuệ (Vipassanà), để tịnh hóa dòng tâm thức và đoạn tận khổ đau. Tuy nhiên, thực hành thiền Phật giáo không chỉ dành riêng cho người Phật tử tu tập mà có thể áp dụng chung cho bất cứ ai hướng đến mục tiêu tâm linh cao cả nhất của sự giác ngộ và giải thoát hoàn toàn. Sự rèn luyện tâm thức theo phương pháp thiền là từng bước thanh tịnh tâm, chuyển hóa mê lầm thành hiểu biết sáng suốt, và cuối cùng vượt thoát phiền muộn, khổ đau đạt đến hạnh phúc chân thật. Nhìn chung, vận dụng thiền trong cuộc sống của bất cứ thời đại nào đều sẽ giúp cho con người biết điều chỉnh những nhận thức sai lầm cá nhân và sống hợp với quy luật của tự nhiên.

Giáo dục Thiền nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh trong thời hội nhập

Trước đây người ta vẫn thường có những nhận định sai lạc về thiền Phật giáo, vì cho rằng thiền là một pháp tu mang tính tâm linh huyền bí cao siêu chỉ dành riêng cho người tu hành giải thoát, chứ không liên quan gì đến thế gian. Thật ra, thiền là sự tu luyện bên trong dòng tâm thức con người, nó vốn trừu tượng, nếu không có người kinh nghiệm hướng dẫn sẽ dễ bị rơi vào hoang tưởng và khủng hoảng tinh thần, hay còn gọi là “tẩu hỏa nhập ma”. Chính vì điểm này làm cho Thiền dường như bị đóng khung trong một vài tông phái trong đạo Phật, mà không mấy ai hiểu hết giá trị cao quý của Thiền và không dám thực tập Thiền trong cuộc sống.

Tuy nhiên, dưới ánh sáng của thời đại văn minh khoa học, con người lật ngược quá khứ để nghiên cứu về tôn giáo, thì không một học giả nào có thể phủ nhận được sự đóng góp to lớn của Phật giáo nói chung hay pháp môn Thiền nói riêng đối với nhân loại trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực giáo dục con người là một lĩnh vực quan trọng, được Đức Thế Tôn nhắc đến nhiều lần và đồng thời Ngài đưa ra những phương thức giáo dục con người rất cụ thể. Đức Phật dạy rằng giáo dục con người là một hành động chứ không phải là một triết lý hay một luân lý suông để bàn luận. Sự áp dụng lời dạy của Đức Phật không chỉ tác động lớn đối với cuộc sống cá nhân mà còn ảnh hưởng rộng lớn đến xã hội nhân sinh. Khoa học gia Albert Einstein đã từng nói: “Phật giáo là một tôn giáo khoa học đã có những đóng góp vĩ đại cho nhân sinh.” Một cuộc hội thảo nghiên cứu các tôn giáo gần đây nhất cũng đã công nhận: “Phật giáo là tôn giáo hòa bình nhất thế giới”.

Tại Việt Nam, Thiền được chư vị Tổ sư kết hợp hài hòa với văn hóa và uyển chuyển đi vào cuộc đời tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc.

Tại Việt Nam, Thiền được chư vị Tổ sư kết hợp hài hòa với văn hóa và uyển chuyển đi vào cuộc đời tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc.

Thiền hay Tịnh tốt cho phút lâm chung?

Phương thức giáo dục hữu hiệu nhất trong Phật giáo là nhấn mạnh trên từng giáo dục cá nhân để tự nhận biết trách nhiệm trong tập thể, vì mỗi con người có một khả năng nhận thức, tình cảm, trí tuệ và môi trường sống khác nhau. Do đó, tùy vào mỗi người mà có những biện pháp giáo dục tâm lý để phát triển tiềm năng khác nhau. Cũng vậy, Đức Phật dạy mỗi chúng hữu tình hãy tự làm chủ chính mình. Hãy làm chủ những phút giây hiện tại trong cuộc sống. Đây là một trong những cách giáo dục đặc sắc mà Thế Tôn đã truyền dạy trong Kinh Tương Ưng, phẩm “Cây Lau”:[1]

“Không than việc đã qua,

Không mong việc sắp tới,

Sống ngay với hiện tại,

Do vậy, sắc thù diệu.

Do mong việc sắp tới,

Do than việc đã qua,

Nên kẻ ngu héo mòn,

Như lau xanh lìa cành”

Ngày nay, khi nghiên cứu về tâm lý giáo dục hiện đại, nhất là ngành tâm lý trị liệu, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều người bị rối loạn tâm lý, tinh thần sầu muộn của tuổi trẻ đều do tư duy không lành mạnh của cá nhân. Nhất là những tư duy về quá khứ không thiết thực cũng như các mơ ước tương lai hão huyền, khiến con người mất tự chủ, tồi tệ hơn là đánh mất chính mình. Chính vì vậy, giáo dục thiền học giúp con người làm chủ các cảm xúc của tự thân là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong thế giới hiện đại. Khi nhân loại càng tiến gần đến đỉnh cao của nền văn minh vật chất, chính là lúc con người cần phải tu tập giá trị tâm linh để quân bình trong cuộc sống.

hiền là tinh hoa vi diệu của Phật giáo với tôn chỉ duy nhất là sự giác ngộ hướng đến giải thoát khổ đau hoàn tòan, nên hầu hết các tông phái Phật giáo đều dùng thiền làm căn bản cho sự tu tập trên con đường cải thiện tâm linh.

hiền là tinh hoa vi diệu của Phật giáo với tôn chỉ duy nhất là sự giác ngộ hướng đến giải thoát khổ đau hoàn tòan, nên hầu hết các tông phái Phật giáo đều dùng thiền làm căn bản cho sự tu tập trên con đường cải thiện tâm linh.

Lợi ích của tu tập thiền định trong kinh doanh

Trên thực tế, thời kỳ quốc tế hội nhập và phát triển là cơ hội để con người thăng hoa trong cuộc sống, nhưng trái lại họ càng trở nên bận rộn, mệt mỏi và chịu nhiều áp lực khi phải đối diện với những thách thức và cạnh tranh. Với phương tiện khoa học tân tiến đã làm tăng thêm nhịp sống hối hả và lo toan, khiến con người có cảm giác như không còn đủ thời gian để thực hiện mọi công việc hằng ngày. Có thể nói, ước mơ tìm về cuộc sống lý tưởng của con người đã đánh đổi tất cả sức lực và tài năng của mình để rồi chưa bao giờ tìm thấy hạnh phúc. Như vậy, một nền giáo dục nhân bản trao truyền về kiến thức, thể dục, đức dục, mỹ dục, sinh lý và lao động vẫn không thể nói lên được ý nghĩa toàn diện của hạnh phúc. Con người, nhất là tuổi trẻ ngày nay đang ngày càng rơi vào tình trạng thoái hóa, suy đồi về đạo đức. Các thông tin truyền thông trên báo chí, truyền hình về những câu chuyện thương tâm trong học đường, cũng như trong đời sống xã hội diễn ra ngày một phức tạp hơn. Điều này như một hồi chuông cảnh tỉnh mỗi con người chúng ta hãy sớm nhận biết giá trị giáo dục tâm linh. Con người cần phải được đào luyện về phương thức sống định tĩnh, làm chủ được chính mình và biết buông xả hơn trong cuộc sống. Thiền Phật giáo chính là giải pháp cấp bách và hữu hiệu nhất cho con người và xã hội ngày nay, vì thiền có khả năng rèn luyện và chuyển hóa dòng tâm thức, vượt qua tham ái trói buộc của tự ngã để có một cuộc sống an vui và hạnh phúc thật sự.

Hiện nay trên thế giới, từ Ấn Độ cho đến phương Tây, thiền học đã và đang được phổ biến rộng rãi trong các lĩnh vực của cuộc sống. Giáo dục thiền được áp dụng trong các trường học của Ấn Độ, giúp các em học sinh có một hành trang vững chãi khi bước vào đời với tự tin, nhờ kỹ thuật thiền: ‘Tỉnh giác và buông xả.’ Các binh lính, công an trong ngành quân sự và một vài cơ sở thuộc hệ thống lãnh đạo của nhà nước Ấn cũng được học và thực tập thiền. Không những vậy, giáo dục thiền được mở rộng đối với các tù nhân hay những người nghiện ma túy; những khóa thiền 10 ngày được mở ra định kỳ mỗi tháng tại các nhà tù lớn tại Ấn Độ với hy vọng làm thay đổi những tư duy sai lầm và nhân phẩm của người đã phạm tội. Vào năm 1994, một khóa thiền thí nghiệm cho 1.000 tù nhân tại nhà tù Tihar –New Delhi, một trong những nhà tù có số lượng tù nhân lớn nhất thế giới (10.000 người) tại Ấn Độ, đã áp dụng phương pháp thiền Vipassana và đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc cải cách nhân phẩm các tù nhân.[2]

Trên thực tế, thời kỳ quốc tế hội nhập và phát triển là cơ hội để con người thăng hoa trong cuộc sống, nhưng trái lại họ càng trở nên bận rộn, mệt mỏi và chịu nhiều áp lực khi phải đối diện với những thách thức và cạnh tranh.

Trên thực tế, thời kỳ quốc tế hội nhập và phát triển là cơ hội để con người thăng hoa trong cuộc sống, nhưng trái lại họ càng trở nên bận rộn, mệt mỏi và chịu nhiều áp lực khi phải đối diện với những thách thức và cạnh tranh.

Thực tập thiền buông thư

Giáo dục thiền học theo phương pháp kỷ thuật khoa học thực sự là đóng góp to lớn của Phật giáo đối với nhân loại nếu chúng ta biết khám phá ra những tác động to lớn của thiền đối với người biết cách thực tập.

Về tình cảm, giáo dục thiền học giúp con người phát triển khả năng tập trung để đạt được sự tĩnh tâm, nhờ đó cuộc sống trở nên sáng suốt, phấn khởi, hân hoan và hỷ lạc.

Về tâm lý, giáo dục thiền học là quá trình chuyển đổi tâm lý từ thụ động sang tích cực; từ tham, sân, si - nguồn cội của tội lỗi, khổ đau trở thành vô tham, vô sân, vô si - bến bờ của thánh thiện, hạnh phúc.

Thực hành thiền hàng ngày giúp tâm thức con người ổn định về sức khỏe, duy trì tốt ký ức làm tăng trưởng khả năng tập trung tư duy và sáng tạo. Nhất là đối với tuổi trẻ, nếu biết tập luyện thiền sẽ có sự tiếp thu kiến thức tốt hơn và loại bỏ các tâm lý mệt mỏi, thụ động, chán nản, sầu muộn do đam mê các loại điện tử.

Ngày nay, thiền là một thành phần quan trọng trong cuộc sống của những người Nhật Bản; họ vận dụng thiền vào hội họa, âm nhạc, thi ca, trà đạo, nhu đạo v.v… Nhờ đó, đất nước Nhật Bản nhỏ bé nhưng đã sánh vai cùng với văn minh của thời đại. Tóm lại, giáo dục Thiền học nếu được áp dụng triệt để trong cuộc sống chắc chắn sẽ trở thành nhân tố tốt cho một nền giáo dục nhân bản và toàn diện.

Sự đóng góp của Thiền như một nghệ thuật sống

Như đã biết, mỗi người trên đời này ai cũng mong muốn có được một cuộc sống an vui và hạnh phúc. Tuy nhiên, không mấy ai thực hiện được điều này trọn vẹn trong khi tâm vẫn còn nhiều phiền muộn, bất an, vì chính nỗi khổ cá nhân sẽ tác động một cách tiêu cực đến cuộc sống chính họ và mọi người xung quanh. Trong một gia đình hay đoàn thể, nếu có một cá nhân đau khổ thì những người xung quanh sẽ bị ảnh hưởng chung, đó là quy luật tương tác tự nhiên. Cũng vậy, một người an vui mới có thể sống hài hòa, vui vẻ giữa mọi người với nhau. Ở đây, thiền Phật giáo là phương pháp thực tiễn giúp con người tìm về niềm an vui thật sự cho chính mình; vì cốt lõi của thiền có thể giúp con người từng bước tập luyện tâm thức, làm chủ được những suy tư, hành động của cá nhân. Ngay khi dòng tâm thức bất thiện hiện khởi, hành giả sẽ nhận diện ngay nhờ phương pháp thiền tỉnh giác và với tuệ quán nó sẽ đoạn diệt trước khi biểu hiện ra bên ngoài. Dĩ nhiên, thực hành điều này hoàn toàn không phải là cách đè nén cảm xúc, tạo thành phức cảm không giải tỏa được. Đây là kỹ thuật vi diệu của thiền dùng để diệt tận các tâm bất thiện, tham, sân, si – gốc rễ của phiền muộn. Tuy nhiên, kỹ thuật hành thiền này phải được hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm đã thành tựu trên con đường giới, định, tuệ. Cách vận dụng này có thể được xem như một nghệ thuật để điều phục và kiểm soát tâm mình trong từng khoảnh khắc, đồng thời phát triển khả năng tỉnh giác và buông xả để đạt được cuộc sống an lạc cho chính mình và cho mọi người xung quanh.

Giáo dục thiền học giúp con người phát triển khả năng tập trung để đạt được sự tĩnh tâm, nhờ đó cuộc sống trở nên sáng suốt, phấn khởi, hân hoan và hỷ lạc.

Giáo dục thiền học giúp con người phát triển khả năng tập trung để đạt được sự tĩnh tâm, nhờ đó cuộc sống trở nên sáng suốt, phấn khởi, hân hoan và hỷ lạc.

Những hiểu lầm về thiền định

Nghiên cứu trên cho thấy tầm quan trọng của thiền nhằm chế ngự và chuyển hóa các tâm bất thiện, nhưng tùy vào tập khí nghiệp và chủng tử của mỗi cá nhân, sự tập luyện nghiêm túc theo giáo pháp mới có thể vượt qua được. Đa phần, khi con người va chạm với các cú sốc lớn trong cuộc đời như: thất bại về tình cảm, công việc, nếu không thể giải quyết được thì họ chọn phương án trốn tránh hay tìm mọi cách để phủ nhận sự thật ấy. Riêng đối với người biết áp dụng thiền trong cuộc sống thì họ sẽ biết chấp nhận sự thật và tìm cách giải quyết tích cực với trí tuệ. Có nghĩa là người ấy dám đối diện với cái sự thật không mong muốn bên trong chính mình bằng thiền quán, đồng thời qua kỹ thuật hành trì thiền, quán chiếu bằng tuệ giác về hiện hữu của vô thường, khổ, vô ngã, để không tạo nghiệp và đoạn trừ nghiệp, từ đó hướng đến sự giải thoát an vui.

Tùy nhân duyên của mỗi người tìm về thiền học để vận dụng như một nghệ thuật sống trong cuộc đời. Chúng ta có thể hiểu thiền dưới nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau, nhưng đặc tính chung nhất đối với người sống thiền, đó là sự an lạc đích thực và rất hữu ích cho nội tâm cũng như các lĩnh vực trong cuộc sống của một con người. Thiền thực sự là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống nhân loại ở mọi thời điểm, là một phương thuốc hay chữa lành các căn bệnh khổ đau của tâm, đồng thời là một nghệ thuật không bao giờ lạc hậu để áp dụng vào cuộc sống cá nhân, hầu đem lại lợi ích cho nhân sinh, thế giới. 

[1] Tương Ưng I; Hán tạng tập 36,3 Đại 3, 260c; Biệt Tập 8: 1, Đại 2.

[2] Trích “Thiền trong tù”; Dịch từ: Raja.M, Vipassana in Prisons, (VRI Serise No.126), pp. 1-4.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm