Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/06/2020, 09:11 AM

7 bước vượt qua phiền muộn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là vị tu sĩ Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thầy đi khắp thế giới để truyền dạy và viết hơn 100 cuốn sách về Phật giáo.

Thực tập Thiền buông thư

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Sau đây là 7 bước vượt qua phiền muộn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh:

Bước 1: Mỗi khi bạn nhận ra những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực đang nhen nhóm trong mình, thay vì cố chối bỏ và gạt chúng sang bên, hãy nhìn nhận chúng một cách nghiêm túc.

Bước 2: Hãy làm rõ từng cảm xúc khó chịu của bạn bằng cách xác định suy nghĩ cụ thể nào đang khiến bạn khổ sở. Đó có phải là do bạn tự dằn vặt bản thân, hay những ký ức đau khổ, hay nỗi sợ hãi mơ hồ về tương lai? Bất kỳ suy nghĩ nào gây khó chịu cho bạn, bất kể trong hiện tại, quá khứ hay tương lai đều có thể áp dụng phương pháp này.

Bước 3: Tiếp đến, xác định cụ thể những cảm xúc đang dâng lên trong bạn là kết quả của những suy nghĩ nói trên. Chúng có cảm giác ra sao? Bạn có thấy lồng ngực của mình bị siết lại? Dạ dày bạn quặn lên hay có cảm giác đau nhói trong đầu? Tương tự, mọi cảm xúc tiêu cực bạn nếm trải cũng đều có thể áp dụng phương pháp này.

Bước 4: Một khi đã xác định rõ ràng những suy nghĩ và cảm xúc đó, hãy nhắm mắt và để chúng tự hoà quyện với nhau thành những hình ảnh ý niệm (khi đã quen với việc này, bạn sẽ không cần nhắm mắt lại nữa mà vẫn có thể vừa làm việc khác vừa thực hành điều này). Những suy nghĩ và cảm xúc đó có tạo nên trong bạn những hình hài, màu sắc hay nhân vật nào không? Chúng mờ mịt hay rất rõ ràng? Điều quan trọng là bạn hãy thả lỏng cho chính những cảm xúc và suy nghĩ của mình tạo nên những hình ảnh tưởng tượng đó trong khi bạn chỉ đơn giản là nhận thức chúng thôi.

Bước 5: Hãy giữ hơi thở. Xin chúc mừng vì bạn đã hoàn thành được một nửa chặng đường! Chúng ta thường có khuynh hướng tự ngăn mình tiếp cận với các cảm xúc và suy nghĩ khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái, và tự nhủ với mình rằng sẽ đối phó với chúng sau, nhưng thành thực mà nói thì hầu như chúng ta không bao giờ làm vậy. Vì vậy, riêng chuyện bạn dành thời gian để nghiêm túc đối mặt và nhìn nhận những suy nghĩ và cảm xúc khó chịu của mình đã có thể xem là một bước tiến lớn. Tuy nhiên, chúng ta không ngừng tại đây, bởi vì chính từ đây những điều thực sự tốt đẹp mới bắt đầu diễn ra.

Học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng

Và chính điều ấy khiến những nỗi niềm đó thực sự có thể ngủ yên, những vết thương lòng sẽ thôi đau đớn và những cảm xúc tiêu cực sẽ thôi vùng vẫy trong bạn. Hãy tập trân trọng cả những điều khó chịu nhất, không bằng cách gặm nhấm và dằn vặt mà bằng cách thực sự nâng niu.

Và chính điều ấy khiến những nỗi niềm đó thực sự có thể ngủ yên, những vết thương lòng sẽ thôi đau đớn và những cảm xúc tiêu cực sẽ thôi vùng vẫy trong bạn. Hãy tập trân trọng cả những điều khó chịu nhất, không bằng cách gặm nhấm và dằn vặt mà bằng cách thực sự nâng niu.

Bước 6: Đây là bước mà mọi thứ bắt đầu thay đổi. Một khi bạn đã có được hình ảnh ý niệm từ những suy nghĩ và cảm xúc của mình (mà kể cả chẳng có hình ảnh nào trong đầu cả thì bài tập này cũng rất có ích), hãy hình dung bạn đang ôm trọn những hình ảnh đó trong vòng tay như người mẹ nâng niu đứa trẻ sơ sinh. Hãy tưởng tượng bạn đang bảo bọc những suy tư và cảm xúc đó của mình trong một chiếc chăn ấm áp và đầy yêu thương.

Bước 7: Tiếp đến, hãy tự nhủ với mình (không thành tiếng hoặc thành tiếng) như đang nói với những hình ảnh tưởng tượng đó rằng bạn thực sự quan tâm trân trọng và yêu thương chúng như một phần thuộc về mình cho đến khi chúng sẵn sàng để ra đi. Hãy cố gắng nói những điều đó thật chân thành từ trái tim.

Bằng cách thực sự quan tâm đến những cảm xúc phiền muộn và khó chịu nhất, những suy nghĩ mệt mỏi nhất một cách chân thành và đúng mực, bạn cũng đã tự trân trọng những mặt tối sâu kín nhất, day dứt và đau đáu nhất của mình. Và chính điều ấy khiến những nỗi niềm đó thực sự có thể ngủ yên, những vết thương lòng sẽ thôi đau đớn và những cảm xúc tiêu cực sẽ thôi vùng vẫy trong bạn. Hãy tập trân trọng cả những điều khó chịu nhất, không bằng cách gặm nhấm và dằn vặt mà bằng cách thực sự nâng niu.

Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm