Thiền quán Vipassana - con đường tối hậu dẫn đến an lạc và giải thoát
Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát. Vipassana là con đường tự thay đổi bằng cách tự quan sát.
Vipassana – nghĩa là thấy sự việc đúng như thật – là một trong những phương pháp thiền cổ xưa nhất tại Ấn độ. Truyền thống thiền này được Đức Phật tái phát hiện cách đây hơn 2500 năm; và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại – một Nghệ Thuật Sống.
Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát. Vipassana là con đường tự thay đổi bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền này chú trọng đến tương quan mật thiết giữa tâm và thân. Mối tương quan này có thể kinh nghiệm được trực tiếp bằng cách chú tâm thận trọng đến những cảm giác thực sự trên thân, những cảm giác luôn luôn đan xen và tạo ra các khuôn mẫu cho tâm.
Hành trình quan sát và tự khám phá này đi vào cái gốc rễ chung của tâm và thân, từ đó xóa bỏ những bất tịnh tinh thần, mang đến một tâm quân bình tràn đầy tình thương và lòng từ bi.
Muốn thoát khổ, được hòa hợp, sống an lạc và hạnh phúc, các bạn phải hành thiền để thanh lọc tâm, thanh lọc các nghiệp lực tham sân si tồn kho trong tâm trí của bạn từ nhiều đời nhiều kiếp.
Những nghiệp lực sâu dày này mà Đức Phật còn gọi là Bravasankhara không tiêu trừ được bằng cách đọc sách, học thuộc lòng, hiểu kinh điển, tụng kinh, bố thí, cúng dường, tín ngưỡng, hoặc trì giới. Có rất nhiều vị đạo sư đã lập ra nhiều trường phái thiền khác nhau với những cách tu tập khác nhau, nhưng chỉ có một đạo lộ duy nhất dẫn đến giải thoát khỏi sự thống trị của các nghiệp lực tham sân si này là thiền định Anapana và thiền quán Vipassana theo pháp thiền Tứ niệm xứ của Đức Phật mới là con đường tối hậu dẫn đến an lạc và giải thoát.
Cuốn sách Thiền Vipassana não bộ - Đường đến chân hạnh phúcThiền Vipassana não bộ - Đường đến chân hạnh phúc, trong cuốn sách này, Thầy Phước Tuệ Từ viết ra những kinh nghiệm thâm sâu của mình do công phu thiền quán mang lại và nó sẽ khác xa với những gì mà bạn học trong kinh điển.
Cuốn sách viết rất ít về lý thuyết và nhấn mạnh về việc thực hành. Chỉ khi bạn thực hành và kinh nghiệm được Sự thật đúng như nó đang là thì các bạn mới hiểu đâu là môn thiền của Đức Phật.
Môn thiền Vipassana - thiền Tứ niệm xứ của Đức Phật được chia sẻ trong cuốn sách, là một bộ môn thiền phi tôn giáo và ai cũng tập được dù bạn là người da vàng, da đen hoặc da trắng. Thiền Vipassana hiện nay thịnh hành trên thế giới vì tính cách phổ quát, thực tiễn, không triết lý rườm rà khó hiểu, không bị dính vào một tôn giáo đặc biệt nào.
Trong cuộc du hành nội tâm qua phương pháp thiền Vipassana não bộ. Bạn khám phá ra phần Ý thức và Vô thức nằm trong bộ não hoạt động như thế nào, bạn là ai, cuộc đời bạn có nghĩa lý gì, tâm của bạn di chuyển như thế nào, sự thật tuyệt đối là gì?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc
Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.
Tu không phải để thành tiên, thành Phật
Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Thiền như một Phật tử
Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo
Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.
Xem thêm