Thiền sư Phổ Minh - Tấm gương sáng ngời cho các hành giả Pháp Hoa
Cuộc đời của thiền sư Phổ Minh tuy ẩn dật, sự nghiệp hữu vi như xây chùa tạc tượng, tiếp Tăng độ chúng… khá khiêm nhường nhưng biểu lộ rất nhiều yếu tố thể hiện sự giải thoát của bậc Thánh tăng đắc đạo.
Sư Phổ Minh tự là Tịch Chiếu, ở am Diệu Thường, Gia Thiên (Trung Quốc). Từ lúc cạo đầu, thọ cụ túc giới, sư ngày ngày tụng kinh Pháp Hoa không ngừng, muôn việc thế gian không hề bận tâm.
Sư vào núi Cổ Hàng đóng cửa đọc tụng, tụng xong ngồi tĩnh tọa mà thôi. Rắn, chuột, chim chóc ban ngày đùa giỡn trước mặt sư. Gặp khách đến gõ cửa, chúng đều bỏ chạy hoặc bay đi. Nếu chạy không kịp, sư lấy tay ôm hết vào lòng, lấy y che lại. Khách về, chúng lại nhảy ra đùa giỡn như cũ. Về già, một hôm có người bệnh đến, sư lấy tay xoa đỉnh đầu, người đó liền hết bệnh, bèn lạy sư xin làm đệ tử. Ðược ít lâu, sư bảo đệ tử:
- Ngày 18 tháng Năm, ta thị tịch. Ðệ tử thưa:
- Tháng Năm không được tốt. Sư nói:
- Thế thì tháng Tám vậy.
Sư dặn dò đệ tử rồi trở về Gia Thiên.
Tháng Tám, đệ tử đến tìm, gặp sư đang quét sân, sư cười:
- Ông không đến thì ta quên mất! Sư sai đánh chuông họp chúng, viết kệ:
- Cái lão già này/Tuyệt không tính toán/Thiền chẳng biết tham/Kinh chẳng biết xem/Một đời vụng về vô dụng/Dấu vết bờ núi rặng tùng/Tĩnh như bàn thạch Thái Sơn/Ðộng như sấm rền điện chớp. Rồi sư ném viết, ngồi ngay mà tịch.
Trà tỳ, ánh lửa năm màu xông lên cao, hương lạ suốt đêm không tan. Lưỡi sư không bị cháy, gõ vào có tiếng. Sư tịch hơn một tuần, ở Cổ Hàng người ta còn thấy ánh sáng tỏa trên trời cao.
(Theo Cao Tăng dị truyện)
Tấm gương sáng ngời của Thiền sư Bá Trượng
Bài học đạo lý:
Trong kinh điển thường dạy: Sanh tử là chuyện lớn. Ấy thế mà có không ít những bậc cao đức xem sanh tử như trò đùa, tự tại và vô ngại. Ai sống trên đời mà không lo sợ về một ngày nào đó mình sẽ ra đi. Sanh tử là điều không hẹn trước được và chưa chắc đã sanh thuận tử an. Thế nhưng đối với thiền sư Phổ Minh, việc lớn sống chết ấy thật nhàn.
Cuộc đời của thiền sư Phổ Minh tuy ẩn dật, sự nghiệp hữu vi như xây chùa tạc tượng, tiếp Tăng độ chúng… khá khiêm nhường nhưng biểu lộ rất nhiều yếu tố thể hiện sự giải thoát của bậc Thánh tăng đắc đạo.
Tâm từ bi của ngài trải rộng đến muôn loài, chim chóc và muông thú đều thân thiện. Chọn ngày thị tịch rồi dời ngày. Khi đến ngày tịch thì cũng quên luôn, may có người nhắc mới nhớ, thật an nhàn và tự tại. Nhất là sau khi tịch, hỏa táng ánh lửa ngời hào quang năm sắc, hương lạ tỏa ngập trời, lưu xá lợi lưỡi nguyên vẹn làm chứng tích cho hậu thế noi theo mà phát nguyện trì tụng Pháp Hoa.
Nhờ chuyên tâm trì tụng kinh Pháp Hoa và buông bỏ thế sự mà thiền sư Phổ Minh đã đắc đạo. Tụng trì kinh Pháp Hoa, một pháp môn tu thật đơn giản mà diệu dụng vô cùng. Thì ra, bên trong giữ tâm thanh tịnh nhờ trì tụng Pháp Hoa, bên ngoài không nhiễm dục trần nhờ không màng thế sự đã un đúc nên bậc Thánh, giải thoát mọi buộc ràng, tự tại với sanh tử, bi mẫn với chúng sanh.
Ngày nay cũng có nhiều người, nhiều đạo tràng tụng Pháp Hoa thật tinh tấn nhưng ít người thành tựu như Thiền sư, phải chăng chúng ta chưa buông bỏ được thế sự? Thế mới biết ngoại duyên ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp tu hành. Căn duyên trần mà không nắm bắt, chấp thủ thì phiền não nhiễm ô không thể sanh.
Đây cũng là yếu chỉ cho các hành giả Pháp Hoa để thành tựu sự nghiệp giải thoát, chứng đắc Niết-bàn. Thiền sư Phổ Minh đã để lại tấm gương sáng ngời cho các hành giả Pháp Hoa và những người con Phật nói chung. Trong tâm không động, ngoài trần chẳng nhiễm là chìa khóa mà chư Phật, Tổ đã trao truyền để mở toang cửa giải thoát.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển
Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết
Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.
Xem thêm