Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vì sao Kinh Pháp Hoa được gọi là 'vua của các kinh'?

Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống Kinh tạng Đại Thừa, được học giả phương Tây coi là một trong hai mươi 'Thánh thư phương Đông', được xem là 'vua của các loại kinh'. 

Kinh Pháp Hoa là gì

Kinh Pháp Hoa là một trong những bài kinh quan trọng, kinh điển của Phật giáo Đại thừa, được xếp vào là “vua trong các kinh”. 

Kinh Pháp Hoa là tên gọi tắt của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, là một trong những bộ kinh Đại Thừa quan trọng, được lưu truyền rộng rãi ở các nước Á Đông như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,...

Kinh Pháp Hoa là tên gọi tắt của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Kinh Pháp Hoa là tên gọi tắt của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Tương truyền, Kinh Pháp Hoa được Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng trên đỉnh núi Linh Thứu trước khi nhập Bàn Niết - bàn. Điều này có nghĩa là Đức Phật thuyết Kinh Pháp Hoa và 4 kinh khác ở chặng đường cuối của sự nghiệp hoằng hóa chúng sinh (ngũ thời giáo), bao gồm: Kinh Hoa Nghiêm, A - hàm, Phương Quảng, Bát Nhã, Pháp Hoa - Niết Bàn (theo quan niệm của Thiên Thai Tông).

Kinh Pháp Hoa tiếng Việt phổ biến nhất

Kinh Pháp Hoa trình bày nhiều quan điểm của Phật giáo Bắc Tông và có nhiều ảnh hưởng lớn đến nhiều tông phái khác của Đại thừa như Thiên Thai tông, Thiền tông, Phật giáo Nichiren. Kinh được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Anh,....Các bản dịch đều dựa trên bộ kinh dịch từ tiếng Phạn của Cưu - ma -la - thập và có biến đổi ít nhiều.

Bản Kinh Pháp Hoa tiếng Việt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Tiếng Phạn của kinh Pháp Hoa là Saddharmapundarika Sutra, được dịch ra tiếng Hán bởi nhiều dịch giả và nhiều bản khác nhau. Hiện nay còn lưu truyền 3 bản, đó là:

● Chánh Pháp Hoa Kinh - do Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, niên hiệu Vĩnh Khang tại Đôn Hoàng, gồm có 10 quyển.

● Diệu Pháp Liên Hoa Kinh - do Cưu - ma - la - thập dịch, vào đời Diêu Tần, niên hiệu Hoằng Thủy và Long An (khoáng 396 - 397 Tây lịch) tại Trường An, gồm 7 quyển sau thêm thành 8 quyển.

● Diệu Pháp Liên Hoa Kinh - do hai ngài là Xà - na và Cấp - đa dịch vào đời Tùy, niên hiệu Nhân Thọ (khoảng 601 Tây lịch), tại chùa Đại Hưng Thiên, có 7 quyển.

Khi dịch từ Hán văn ra Việt văn có 4 bản sau:

● Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Đàm Trung Còn dịch, xuất bản năm 1936. Bản dịch này dung hợp với bản Hán văn của Cưu - ma - la - thập và bản Pháp văn của Eugene Burnouf.

● Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch, xuất bản năm 1948. Bản dịch này được dựa theo bản Hán văn của Cư - ma -la- thập.

● Pháp Hoa Huyền Nghĩa do Mai Thọ dịch, xuất bản năm 1964. Ông dung hợp nhiều bản Hán văn và Pháp văn để dịch.

● Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Diễn Giải Lục do Hòa thượng Thích Trí Nghiêm dịch, xuất bản vào năm 1970. Hòa thượng Thích Trí Nghiêm dịch Kinh Pháp Hoa nguyên bản chữ Hán và chú giải của Đại sư Thái Hư.

Kinh Phật là những bài nói, bài thuyết pháp của Đức Phật được ghi lại thành kinh điển trong hệ thống giáo lý Phật giáo.

Khi Phật Niết-bàn, Ngài mới thuyết kinh Pháp Hoa

"Ngược dòng lịch sử trở về quá khứ, khi Phật thành Vô thượng Bồ-đề tại Bồ-đề đạo tràng, Ngài thuyết Kinh Hoa nghiêm, nhưng chỉ có chư Phật hiểu và các vị Bồ-tát từ Thập địa trở lên mới có thể lãnh hội.

Hàng Nhị thừa trở xuống không biết, vì trí giác của Phật thành đạo là đỉnh cao của tâm linh, nên khi đó, Phật thuyết trong thiền định. Kinh Nguyên thủy diễn tả là Phật yên lặng không nói. Theo kinh Đại thừa, không nói là nói, tức Phật không sử dụng ngôn ngữ, nhưng Ngài sử dụng pháp âm.

Về mặt ngôn ngữ thì còn trong vòng tương đối. Vì vậy, có nhiều người sử dụng ngôn ngữ để truyền bá pháp Phật, nhưng ngộ được giáo pháp thì ít người được. Pháp ngữ quan trọng và muốn nhận được pháp ngữ, cần nương vào ngôn ngữ, văn tự. Nhưng nếu kẹt nhiều vào ngôn ngữ, văn tự, chắc chắn không thể đạt kết quả tốt.

Khi Phật Niết-bàn, Ngài mới thuyết kinh Pháp hoa. Thời pháp đầu tiên là Kinh Hoa nghiêm và kết thúc là Pháp hoa, Phật cũng trở về trạng thái yên lặng, mới có pháp chân thật. Ở khoảng giữa, Phật nói kinh A-hàm, Phương đẳng, Bát-nhã. Chỉ có Phật giáo Đại thừa mới ghi nhận điều này và ý này được Thiên Thai Trí Giả đại sư phán giáo năm thời kỳ như vậy".

Trưởng lão Hoà thượng Thích Trí Quảng

(Nguồn: Báo Giác Ngộ)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Phật giáo thường thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Phật giáo thường thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Phật giáo thường thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Phật giáo thường thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm