Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/01/2022, 10:55 AM

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh: Giác ngộ không phải là cái gì xa vời

Khi ta nhận ra được những điều ta nói, ta làm, ta nghĩ đã gây ra khổ đau và ta cương quyết không làm, không nói, không nghĩ như vậy nữa thì đó đã là giác ngộ rồi. Giác ngộ và giải thoát rất gần. Mình đừng tưởng nó là cái gì xa xôi.

Chúng ta đã gây khổ đau cho bản thân và cho người khác. Bắt đầu từ hôm nay trở về sau chúng ta nhất định không lập lại những vụng về, những lỡ lầm ngày xưa. Cái đó gọi là sám hối.

Vì vậy sám hối là một hành động một sự thực tập căn cứ trên sự giác ngộ. Giác ngộ không phải là cái gì xa vời lắm đâu. Khi ta nhận ra được những điều ta nói, ta làm, ta nghĩ đã gây ra khổ đau và ta cương quyết không làm, không nói, không nghĩ như vậy nữa thì đó đã là giác ngộ rồi. Giác ngộ và giải thoát rất gần. Mình đừng tưởng nó là cái gì xa xôi.

Ví dụ như hôm qua, trong một cơn giận mình đã có ý nghĩ: Chà! người này ác quá. Nói những câu không tình không nghĩa và mình muốn cho người đó chịu khổ. Mình muốn cho người đó chết đi, muốn cho người đó đi khuất mắt mình, không bao giờ mình muốn thấy mặt người đó nữa. Đó là một tư tưởng không dễ thương, là một tư tưởng trừng phạt, hận thù, một tư tưởng không chấp nhận, không thương yêu. Cái đó gọi là tà tư duy chứ không phải là chánh tư duy.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh: Giác ngộ và giải thoát rất gần. Mình đừng tưởng nó là cái gì xa xôi.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh: Giác ngộ và giải thoát rất gần. Mình đừng tưởng nó là cái gì xa xôi.

Chánh tư duy là nghĩ như thế này: Người này nói những câu không dễ thương, làm những điều không dễ thương tại vì người này chưa được gặp các bậc thiện tri thức, chưa được thực tập cho nên tham, sân, si còn nhiều nên đã phát ra những lời nói không dễ thương và đã có những hành động không dễ thương.

Người này đáng được thương hơn là đáng bị trừng phạt. Nếu ta giỏi ta có giúp người này phát khởi chánh tư duy. Còn nghĩ rằng người này chết đi cho rảnh, khuất mắt cho rồi, mình muốn không trông thấy nữa! Cái đó là tà tư duy, không có từ bi và hiểu biết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niệm Phật chính là tích đức

Kiến thức 09:21 24/11/2024

Tích đức bằng cách nào? Niệm Phật chính là tích đức. Tích đức lớn, tích đức lớn lao viên mãn, tích đức lớn của thế xuất thế gian, không thể không biết điều này, ngày đêm không được gián đoạn.

Diệt trừ phiền giận

Kiến thức 22:19 23/11/2024

Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Xem thêm